Cho gà uống thuốc bao lâu thì thịt được

Người tiêu dùng không thể phân biệt đâu là "gà sạch".

Tại chợ Bến Thành, quận 1, TP HCM, ngoài việc giết mổ gà, vịt sống, người bán còn mổ cả gà chết từ đêm trước. Một người kinh doanh cho biết: “Đến mùa dịch, sáng ra gà chết nằm la liệt giá bán chỉ 10.000-13.000 đồng/kg, trong khi gà sống giá 35.000-40.000 đồng/kg”. Do vậy để khỏi lỗ, cứ đến cuối giờ chiều, các hộ kinh doanh bắt đầu bồi dưỡng và chống bệnh cho gà, vịt [để đêm gà không bị chết]. Người ta trộn bột thuốc phòng bệnh màu trắng ngà vào nước uống của gà. Ở chợ Bà Chiểu, người bán lại trộn bột thuốc vào thau thức ăn sền sệt rồi bơm trực tiếp vào miệng gà, vịt, vừa ngăn bệnh vừa bảo đảm năng lượng cho chúng sống qua đêm.

Khoa Chăn nuôi Thú y ĐH Nông Lâm TP HCM mới đây đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh trong thịt ở các quầy kinh doanh gia súc, gia cầm. Đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý như liều lượng cao, sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh cho gia súc đến khi nào bán được. Xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất là chloramphenicol [chiếm 15,35%], tylosin [15%], colistin [13,24%], norfloxacin [10%], gentamycin [8,35%], nhóm tetracylin [7,95%], ampicillin [7,24%]... Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng trên nhiều quốc gia.

Quảng cáo

Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 đến 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỷ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm 83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%...

Ông Phạm Văn Tân, Phó Ban Quản lý chợ Bến Thành, cho biết lâu nay chỉ khuyến cáo tiểu thương không được sử dùng phẩm màu, hóa chất để ướp gà, vịt đã giết mổ, chứ chưa đề cập tới việc dùng kháng sinh. Trạm thú y có văn phòng tại chợ cũng chỉ kiểm tra thịt lợn, bò. Ông Tân cho biết sẽ trao đổi vấn đề này với ngành thú y vì đây là chuyên môn, đồng thời khuyến cáo đến bà con không nên sử dụng kháng sinh.

Quảng cáo

Theo một cán bộ ngành thú y, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh đối với gia súc, gia cầm trên thị trường rất khó kiểm soát. Muốn kiểm tra gia cầm bị nhiễm kháng sinh hay không thì phải lấy mẫu về phân tích, nhưng khi có kết quả cũng không thể xử lý được vì số hàng đó đã được bán hết. Rất khó phát hiện bằng cảm quan nhìn, ngửi. Chi cục Thú y TP HCM đang đầu tư các trang thiết bị để có thể kiểm tra nhanh tại chỗ dư lượng kháng sinh trên gia súc, gia cầm.

Bác sĩ Trần Văn Ký, Phó khoa Vệ sinh Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, khẳng định kháng sinh thuộc dạng hóa chất nên phần lớn không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng. Một số ít có thể bị phân hủy nhưng tỷ lệ không đáng kể. Người ăn phải thức ăn bị nhiễm kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng, khó điều trị bệnh sau này. Theo một tài liệu của Bộ môn Công nghệ thực phẩm, ĐH Kỹ thuật TP HCM, lượng kháng sinh tồn dư trong gia súc, gia cầm cao sẽ chuyển hóa protein thành các histamins gây chứng nhức đầu cho người sử dụng. Người thường xuyên sử dụng gia súc, gia cầm nhiễm kháng sinh sẽ rất dễ bị “nhờn” thuốc, khi bị bệnh khó chữa trị do lượng kháng sinh này sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng vi khuẩn thích ứng với kháng sinh.

[Theo Người Lao Động]

Nhiều gia đình chăn nuôi gia cầm đã tiến hành tiêm phòng dịch cúm gia cầm nhưng vẫn băn khoăn là vật nuôi sau khi tiêm vắc xin sau bao lâu mới được giết mổ?

Để ngăn chặn và phòng tránh dịch cúm gia cầm lây lan, nhiều địa phương và hộ gia đình đã chủ động tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm cho đàn gia cầm, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa nắm được thời gian sau khi gia súc tiêm phòng bao lâu mới được tiêu thụ và giết mổ.

Theo ông Đặng Văn Minh, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Nếu gia cầm, thủy cầm sau khi tiêm vắc xin phòng dịch mà giết mổ ngay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng thịt chế biến thức ăn.

Để quản lý được gia cầm, thủy cầm sau khi tiêm vắ -xin, chính quyền các địa phương phải có giải pháp, trong đó giải pháp trực tiếp là các chủ hộ ký cam kết với chính quyền địa phương không buôn bán, giết mổ gia cầm sau khi tiêm 14 ngày.

Đối với vắc xin phòng dịch cúm gia cầm A/H5N6, sau khi tiêm 14 ngày, người dân mới được bán gia cầm, thủy cầm ra thị trường hoặc giết mổ, ăn thịt nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người.

PV

Gà siêu trứng thường có mỏ cụt đầu do bị cắt để chúng khỏi mổ cắn nhau. Đời mỗi con gà loại này gồm 2 giai đoạn: gà con và hậu bị [chuẩn bị đẻ] kéo dài trong khoảng 4,5 tháng, gà đẻ có thời gian 13 - 14 tháng. Như thế, đời gà siêu trứng kéo dài khoảng 1 năm rưỡi, trong khi gà siêu thịt, người ta chỉ nuôi khoảng 1,5 tháng, gà lông màu thả vườn là 3 tháng, gà ta khoảng 4 - 5 tháng.

Ngoài các yếu tố trên, PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn cũng cho hay, trong suốt đời gà siêu trứng, kể từ ngày mới nở cho đến khi nó bị loại thải, người chăn nuôi đã tiêm 12 - 15 lần văcxin các loại vào cơ thể gà. Điều này nhằm phòng các bệnh chủ yếu do siêu vi trùng [virus] gây nên như cúm gia cầm [H5N1], dịch Coliza, hội chứng giảm đẻ, dịch tả hay còn gọi là gà rù [newcastle]; gumboro; đậu; gà toi [tụ huyết trùng]...

Bên cạnh đó, để phòng nhiều bệnh do vi khuẩn gây nên, hằng tháng, thậm chí là hằng tuần, người ta phải cho gà ăn kháng sinh định kỳ. Trong đó, có kháng sinh thuộc danh mục cấm lưu hành do gây độc hại cho vật nuôi và con người. Đôi khi gà bị ốm, người ta còn tiêm kháng sinh trực tiếp vào lườn gà. Tất cả các loại văcxin và kháng sinh nói trên không được đào thải hết ra khỏi cơ thể gà mẹ mà tích tụ dần dần, cho đến khi bị loại thải thì trong cơ thể gà có quá nhiều thuốc và kháng sinh tồn dư.

Bằng giác quan thông thường... người tiêu dùng không thể phát hiện ra gà có tồn dư thuốc kháng sinh.

Dễ tạo ra thể sinh vật kháng thuốc Thông tin từ Cục Thú y công bố thời gian gần đây cho thấy, có đến 40% số mẫu gà đẻ loại thải nhập lậu Trung Quốc có tồn dư kháng sinh quá mức cho phép. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn, đây cũng chính là nguyên nhân các nước trên thế giới không cho người ăn thịt gà đẻ loại thải mà chỉ cho phép chế biến thành thức ăn cho gia súc, chó, mèo...

Khi ăn phải thịt gà có tồn dư kháng sinh chắc chắn sẽ có những tác hại đến người tiêu dùng. Cụ thể, một số người tiêu dùng bị dị ứng. Nếu ăn nhiều loại thịt này, cơ thể con người sẽ tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, nhờn thuốc kháng sinh nên khi chúng gây bệnh cho người thì rất khó điều trị. Đồng thời, việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Những người này không thể sống được khi không có kháng sinh. Thậm chí, một số kháng sinh có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

Chỉ khi ăn thịt gà loại thải có nhiễm kháng sinh thì mới có ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, bằng mắt thường cũng như bằng các giác quan thông thường như màu sắc, mùi, vị... người tiêu dùng không thể phát hiện ra gà có tồn dư thuốc kháng sinh. Để phát hiện được mức độ tồn dư kháng sinh cần phải sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại trong phòng thí nghiệm.

PGS.TS Nguyễn Hữu Đoàn

sự kiện Truy tìm gà siêu rẻ

Clip: Xe khách giường nằm chở 44 hành khách bốc cháy trên đèo

Thông tin doanh nghiệp

Ảnh minh họa. Nguồn: seattlechildrens.org

Hầu hết các chuyên gia cho rằng, gần như thuốc kháng sinh trong chăn nuôi sẽ không gây hại cho bạn hoặc con bạn  trong tương lai gần. Các giới hạn và quy định nghiêm ngặt của ngành y tế và nông nghiệp đảm bảo rằng rất ít [nếu có] kháng sinh dùng cho động vật còn tồn dư trong những gì bạn ăn. Tuy nhiên, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là việc bạn nên quan tâm vì mối hiểm họa của nó đối với sức khỏe.

Nhiều nông dân hiện nay sử dụng kháng sinh để chữa trị cho các loại gia cầm, gia súc mắc bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng ngành chăn nuôi lại phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh nhằm vỗ béo gia súc và để bù lại điều kiện thiếu vệ sinh và quá tải ở các trang trại có quy mô công nghiệp - bất chấp các nguyên tắc về sử dụng kháng sinh.

Tại sao kháng sinh sử dụng cho vật nuôi lại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người?

Vấn đề chính cần quan tâm không phải là tác động trực tiếp của chất kháng sinh lên cơ thể bạn hoặc con bạn, mà những chất này sẽ làm tăng khả năng đề kháng của những vi khuẩn mà chúng ta nhiễm phải. Các chuyên gia cảnh báo rằng, đã có rất nhiều chủng vi khuẩn không còn phản ứng với thuốc kháng sinh.

Cũng giống như việc sử dụng kháng sinh không cần thiết sẽ góp phần gia tăng tình trạng kháng thuốc của một số chủng vi khuẩn, lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp có thể dẫn đến sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn có khả năng chống lại các loại kháng sinh thông thường. Khi một loại thuốc kháng sinh được sử dụng càng nhiều, khả năng vi khuẩn kháng lại kháng sinh đó càng cao.

Đồng thời, nếu quá ít kháng sinh được sử dụng [như trường hợp sử dụng trên động vật khỏe mạnh], vi khuẩn sẽ không bị tiêu diệt toàn bộ - những vi khuẩn sống sót có thể phát triển và sinh sản lai tạo nên các chủng kháng thuốc.

Một số vi khuẩn có thể lây truyền sang người do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ, vi khuẩn có thể được tìm thấy trong thịt chưa nấu chín. Campylobacter [một loại vi khuẩn tìm thấy trong ruột gà] có thể lây lan trong quá trình chế biến gà sống và sau đó không rửa sạch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh Hoa Kỳ [CDC]: Sau khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] phê duyệt việc sử dụng thuốc kháng sinh fluoroquinolone cho gà, vi khuẩn kháng loại thuốc này bắt đầu xuất hiện ở người.

Kháng sinh thậm chí còn được tìm thấy trong một số loại rau củ được trồng bón bằng phân động vật. Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [USDA], các nhà khoa học tại Đại học Minnesota cho thấy ngô, rau diếp và khoai tây có khả năng bị lây nhiễm thuốc kháng sinh thú y sulfamethazine khi chúng được trồng trên đất có bón phân động vật chứa sulfamethazine. Sulfamethazine thường được sử dụng nhằm điều trị các bệnh do vi khuẩn và để kích thích tăng trưởng cho gia cầm, lợn, cừu và các động vật khác.

Ngoài nguy cơ ăn phải các vi khuẩn kháng thuốc, còn có vấn đề là một số loại vi khuẩn có khả năng vận chuyển gene của chúng sang vi khuẩn khác. Điều này có nghĩa là nếu bạn nhiễm phải một loại vi khuẩn vô hại nhưng có mang gene kháng thuốc, gene đó có thể được truyền sang một loại vi khuẩn gây hại và làm chúng trở nên kháng thuốc.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể biết được tần suất xảy ra hiện tượng trên. Nhưng David Wallinga, một nhà khoa học có thâm niên tại Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại - một tổ chức về thực phẩm, nông nghiệp, thương mại phi lợi nhuận có trụ sở tại Minneapolis - báo cáo rằng tổ chức CDC có "bằng chứng là tỷ lệ mà con người nhiễm phải vi khuẩn kháng thuốc đang tăng và một trong những nguyên nhân đó, có thể quy cho việc sử dụng kháng sinh trên động vật".

Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ, Tổ chức Y tế Thế giới, Hội Liên hiệp Khoa học, Hiệp hội Y tế Công cộng Hoa Kỳ, và Đại học Y tế Dự phòng Hoa Kỳ đã thể hiện rõ lập trường chống lại hành động sử dụng kháng sinh cho động vật không bị bệnh. FDA cũng đã kêu gọi những người chăn nuôi hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh và chỉ nên dùng để chữa trị cho động vật bị bệnh, không dùng để kích thích tăng trưởng hoặc ngăn ngừa bệnh tật.

Nếu nông dân cắt giảm việc dùng kháng sinh, phải chăng số vật nuôi mắc các bệnh như lở mồm long móng hay bệnh bò điên sẽ tăng?

Không! Vì bệnh lở mồm long móng và bệnh bò điên đều không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chỉ có cách cải thiện điều kiện nuôi thả, không sử dụng thường xuyên thuốc kháng sinh mới giúp ngăn ngừa các loại bệnh mà vật nuôi dễ mắc phải.

Liệu gia cầm thả vườn được nuôi thì không sử dụng kháng sinh?

Có thể, nhưng không bảo đảm. Chỉ những sản phẩm gia cầm hữu cơ hoặc được dán nhãn "Không nuôi bằng kháng sinh" là đảm bảo có nguồn gốc từ động vật không sử dụng kháng sinh.

"Chăn thả" [free-range] theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Mỹ, dùng để chỉ những loại gia cầm được nuôi ngoài trời. Những người tiêu dùng quan tâm về vấn đề nhân đạo trong chăn nuôi thường ủng hộ phương pháp "chăn thả" này, mặc dù hiện nay vẫn có nhiều tranh luận về định nghĩa của khái niệm này.

Không có quy định nào về việc sử dụng kháng sinh trong các thực phẩm dán nhãn "chăn thả", vì vậy, nếu bao bì không nói rõ sản phẩm được sản xuất mà không dùng kháng sinh thì vẫn có khả năng những loại thuốc này đã được sử dụng.

Khi nói đến trứng, chất lượng dinh dưỡng của trứng thông thường và trứng "chăn thả" là như nhau, mặc dù trứng gà "chăn thả" có xu hướng đắt hơn.

Các siêu thị thường sẽ biết nguồn gốc sản phẩm họ bán, vì vậy, nếu bạn muốn chắc chắn những quả trứng bạn mua là "chăn thả", siêu thị hoặc chợ địa phương có lẽ là lựa chọn tốt nhất.

Còn thịt gia súc và gia cầm hữu cơ thì sao?

Thịt được chứng nhận hữu cơ là thịt có nguồn gốc từ các loại vật nuôi không dùng kháng sinh, hormone, hoặc bất kỳ loại thuốc hoặc hóa chất nào được sử dụng trong ngành nông nghiệp. Những sản phẩm này đang ngày càng trở nên phổ biến do nhu cầu gia tăng. Bạn có thể tìm thấy chúng ở nhiều cửa hàng thực phẩm tự nhiên, cửa hàng thịt, và thậm chí là một số siêu thị.

Ngoài ra, ngày càng có nhiều các nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ bán thịt trực tiếp cho người tiêu dùng qua mạng internet hoặc điện thoại. Nông dân ở các cơ sở nhỏ hơn bán thịt trực tiếp từ trang trại của họ.

Trong khi việc mua thịt và gia cầm được chứng nhận hữu cơ là một cách để đảm bảo những gì bạn ăn không chứa hormone hoặc kháng sinh, một số công ty còn cung cấp các sản phẩm - tuy không có chứng nhận "hữu cơ" nhưng đủ tiêu chuẩn dán nhãn "Không chứa các loại hormone và kháng sinh".

Hãy nhớ rằng nhãn "tự nhiên" không đảm bảo bất cứ điều gì, ngoại trừ việc sản phẩm đó hầu như không trải qua quá trình chế biến. Bạn nên tìm kiếm các sản phẩm được ghi rõ "Không hormone" và "Không kháng sinh"./.

Nguồn: Nguồn: Cổng Thông tin Thực phẩm Cộng đồng

Video liên quan

Chủ Đề