Em là công dân nước nào vì sao lớp 6

1.Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.

2.Quốc tịch là căn cứ xác định công dân 1 nước

3.Em là công dân nước VN vì em  khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam.

4. - Thực hiện tốt nghĩa vụ chủ yếu của công dân:+ Công dân phải trung thành với Tổ quốc.+ Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.+ Công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng.+ Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia.+ Công dân phải chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng; có nghĩa vụ thực hiện cácquy đinh về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh công cộng.

+ Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích theo quy định của pháp luật.

5.

6. sai

Luyện tập 2 trang 44 Giáo dục công dân lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Xử lí tình huống

1. Bố mẹ Hùng là người Nga đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Hùng sinh ra và lơn lên ở Việt Nam. Có người nói Hùng là người Việt gốc Nga, không phải là công dân Việt Nam.

Theo em Hùng có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích vì sao?

2. Bố của Lân là người Việt Nam, mẹ là người Đức. Lân sinh ra và lớn lên ở  Việt Nam. Nhìn khuôn mặt Lân có nhiều nét giống người Châu Âu, các bạn trong nước băn khoăn không biết Lân là người nước nào.

Theo em Lân có phải là công dân Việt Nam không? Giải thích vì sao?

Lời giải:

1. Theo em, Hùng không là công dân Việt Nam vì cha mẹ Hùng có quốc tịch nước ngoài.

2. Lân có thể là công dân Việt Nam hoặc là không vì bố của Lân là người Việt Nam, mẹ là người Đức nên cần có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho Lân 

Hướng dẫn Giải GDCD Bài 10: Công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Cánh Diều, giúp các em học tốt hơn.

A. Khởi động

Cả lớp nghe bài hát Việt Nam ơi, nhạc và lời Minh Beta.

Hãy nêu cảm xúc của mình về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua bài hát.

Trả lời:

Việt Nam trong bài hát là hình ảnh những con người chan hoà với núi non, kết nối vòng tay xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh.

B. Khám phá

1. Công dân của một nước

Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:

Em hãy cho biết nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây la công dân nước nào? Vì sao?

1. Anh Mun sinh ra ở Xin-ga-po [Singapore] và lớn lên tại Mỹ. Năm 18 tuổi anh nhập quốc tịch Mỹ.

2. Chị Na-ta-sa [Natasa] sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 18 tuổi chị đến học đại học ở Pa-ri [Pháp] và vẫn mang quốc tịch Nga.

3. Chị Si-vam [Shivam] sinh ra và lớn lên ở Boơm-bay [Ấn Độ]. Chị mang quốc tịch của cha mẹ là quốc tịch Án Độ.

4. Chị Lan Anh có cả cha và mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Chị sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam.

Thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ?

Trả lời:

1. Anh Mun công dân nước Mỹ.

2. Chị Na-ta-sa [Natasa] công dân nước Nga.

3. Chị Si-vam [Shivam] công dân Ấn Độ.

4. Chị Lan Anh công dân Việt Nam.

Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công đân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

2. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

1. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam.

2. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống. Toàn là

công dân Việt Nam.

3. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam.

a] Vì sao Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam. Căn cứ vào yếu tô nào đề có thễ khẳng định điều này ?

b] Vì sao bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam?

c] Vì sao bạn Iy có bỗ mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Việt Nam? Ly có thể mang quốc tịch Hàn Quốc được không?

Trả lời:

a] Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam vì Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam.

- Căn cứ vào yếu tố để có thể khẳng định điều này: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam.

b] Bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam vì cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam.

c] Bạn Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Vệt Nam. Vì bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam. Ly không thể vừa mang quốc tịch Việt Nam, vừa mang quốc tịch Hàn Quốc. Ly chỉ được mang 1 quốc tịch.

C. Luyện tập

1. Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam, ai là công dân nước ngoài?

A. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sóng cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a [Australia].

B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a [Slovakia], còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.

C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.

D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

2. Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.

B. Trẻ em được tìm tháy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mả khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

3. Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường khỏng thoả thuận việc đề bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Theo em, Hường có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc ? Vì sao?

4. Là học sinh, em cần làm gì đề trở thành một công dân tốt?

Trả lời:

1. Công dân Việt Nam là:

A. Bạn Hiền có bố mẹ là công đân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sóng cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a [Australia].

B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a [Slovakia], còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.

D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

Không phải công dân Việt Nam: C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.=> Phải là cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.

2. C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mả khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

3. Hường có mang quốc tịch Việt Nam vì Hường sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con. Người có quốc tịch Việt Nam là người sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

4. Là học sinh, em cần phải học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.

D. Vận dụng

Kể một tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu.

Trả lời:

* Định hướng [gợi ý]:

- Câu chuyện về tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập, văn hoá, thể thao, lao động sản xuất và kinh doanh trên sách, báo, internet hoặc trong lớp, trong trường, trong khu dân cư của em.

- Một số tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước như:Trần Quốc Tuấn,Trần Bình Trọng,Võ Thị Sáu,Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh,Lê Văn Tám,...

=>Qua những tấm gương này ,em thấu những con người Việt Nam rất dũng cảm, dám dũng cảm hi sinh vệ đất nước. Từ đó nhận thức đúng đắn về ý nghĩa trên, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai sau trở thành một công dân tốt.

BÀI CÔNG DÃN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tình huống Học sinh theo dõi tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. ® Câu hỏi: Qua nội dung tình huống, theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không? Vì sao? Hướng dẫn trả lờì: Bạn A-li-a nói như vậy là đúng, vì: Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Theo Luật Quô"c tịch Việt Nam, trẻ em sinh ra có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam [nguyên tắc huyết thông], vì thế A-li-a là công dân Việt Nam. ® Câu hỏi: Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào trẻ là công dân Việt Nam? Trẻ em khi sinh ra có cả bô" và mẹ là công dân Việt Nam. Trẻ em sinh ra có bô" là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài. Trẻ em bị bỏ rơi ỏ' Việt Nam, không rõ bô" mẹ là ai. Hướng dẫn trả lời: Trong các trường hợp trên thì tất cả trẻ đều là công dân Việt Nam. Truyện đọc: Cô gái vàng của thể thao Việt Nam Tìm hiểu nội dung truyện đọc. ® Câu hỏi: Tấm gương phấn đấu của Thúy Hiền qua câu chuyện Cô gái vàng của thể thao Việt Nam gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước? Hướng dẫn trả lời: Em phải xác định đúng mục tiêu học tập của mình, phải cô" gắng phấn đấu học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức đế trở thành công dân có ích cho đất nước. Nội dung bài học ® Câu hỏi: Công dân là gì? Hướng dẫn trả lời: Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó. ® Câu hỏi: Quốc tịch là gì? Hướng dẫn trả lời: Tư cách là công dân của một nước nhất định, được hưởng mọi quyền lợi và thực hiện mọi nghĩa vụ đã quy định: Được công nhận quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. -Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. B Cảu hỏi: Công dân Việt Nam là ai? Hướng dẫn trả lời: Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. ® Càu hỏi: Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, người nước ngoài làm ăn sinh sống ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không? Hướng dẫn trả lời: Người nước ngoài đến Việt Nam công tác, người nước ngoài làm ăn sinh sông ở Việt Nam không phải là công dân Việt Nam nếu họ không nhập quốc tịch Việt Nam. IB Câu hỏi: Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam là gì? Hướng dẫn trả lời: Mọi người dân sinh sông trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam. Đốì với công dân nước ngoài và người không có quốc tịch thì: + Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam. + Là người có công lao đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. + Là vợ, chồng, con, bố, mẹ [kể cả con nuôi, bô' mẹ nuôi] của công dân Việt Nam. Đô'i với trẻ em: + Có cha mẹ là người Việt Nam. + Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người nước ngoài + Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bô' là người nước ngoài + Trẻ em bị bỏ rơi ở Việt Nam, không rõ bô' mẹ. Ề Cău hỏi: Hiện nay trên đất nước ta, ngoài công dân Việt Nam còn có những người nào? Hướng dẫn trả lời: Còn có những người sau: Người nước ngoài: Người có quốc tịch nước ngoài. Người không có quốc tịch: người không có quốc tịch Việt Nam và không có quô'c tịch nước ngoài. ® Câu hỏi: Nếu người Việt Nam cư trú ở nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam có phải là công dân Việt Nam không? Hướng dẫn trả lời: Nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà vẫn giữ quốc tịch Việt Nam thì người đó là công dân Việt Nam. ® Câu hỏi: Nếu người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam, gia nhập quốc tịch nước ngoài thì người đó có còn là công dân Việt Nam không? Hướng dẫn trả lời: Nếu người Việt Nam đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam thì người đó không còn là công dân Việt Nam mà chỉ được coi là người gô'c Việt Nam. B Câu hỏi: Nguyên tắc một quốc tịch ở Việt Nam là gì? Hướng dẫn trả lời: Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch. Công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. B Câu hỏi: Quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện qua vấn đề gì? Hướng dẫn trả lời: Quan hệ giữa Nhà nước với công dân được thể hiện qua các quyền, nghĩa vụ công dân do Nhà nước quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Nhà nước bảo đảm và bảo vệ các quyền công dân. B Câu hỏi: Công dân có các quyền gì? Hướng dẫn trả lời: Quyền học tập; Quyền nghiên cứu Khoa học - Kĩ thuật; Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ; Quyền tự do đi lại, cư trú; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. B Câu hỏi: Công dân có nghĩa vụ gì đôi với Nhà nước? Hướng dẫn trả lời: Nghĩa vụ học tập; Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quôc; Làm nghĩa vụ quân sự; Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng; Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; Nghĩa vụ đóng thuế và lao động công ích. ® Câu hỏi: Trẻ em có các quyền gì? Hướng dẫn trả lời: Quyền sông còn; Quyền bảo vệ; Quyền phát triển; Quyền tham gia. ® Câu hỏi: Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình? Hướng dẫn trả lời: Bởi vì, mỗi công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền công dân mà pháp luật Việt Nam quy định. Vì vậy phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân đôi với Nhà nước, có như vậy quyền công dân mới được bảo đảm. ® Câu hỏi: Nhà nước có nghĩa vụ, trách nhiệm như thế nào đối với công dân? Hướng dẫn trả lời: Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. ® Càu hỏi: Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm gì? Hướng dẫn trả lời: Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài và tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, giúp đỡ xây dựng quê hương, đất nước. S] Câu hỏi: Theo em, công dân nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam có quyền và nghĩa vụ công dân đôì với nước Việt Nam không? Hướng dẫn trả lời: Công dân nước ngoài đang sinh sông tại Việt Nam không có quyền và nghĩa vụ công dân đôi với nước Việt Nam. Chỉ có công dân Việt Nam mới có các quyền, nghĩa vụ công dân đốì với Nhà nước Việt Nam. Những người nước ngoài [cả những người có quốc tịch và không có quốc tịch] đang làm ăn sinh sông tại Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật Việt Nam nhưng không có quyền, nghĩa vụ công dân [Họ chỉ có các quyền, nghĩa vụ quy định riêng trong các văn bản riêng cho từng đôì tượng [Điều 75 Hiến pháp 1992]. Ề Câu hỏi: Công dân và quyền công dân có gì khác nhau? Hướng dẫn trả lời: Công dân - người dân của một nước có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật của nước đó quy định. Quyền công dân là quyền của công dân do pháp luật quy định theo các lĩnh vực khác nhau như quyền về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội... Tùy từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền, mà công dân chỉ có thể có được khi đủ điều kiện pháp luật quy định. Ví dụ: Quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi, quyền ứng cử vào Quốc hội chỉ có khi công dân từ 21 tuổi trở lên... Bài tập Bài tập 1: Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam. a] Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. b] Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. c] Người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. d] Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam. e] Người Việt Nam dưới 18 tuổi. Hướng dẫn trả lời: Những trường hợp đánh dấu X vào ô trông tương ứng là câu: b, d, e. Bài tập 2: Bô" mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sông đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ: “Mình có phải là công dân Việt Nam không?”. Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao? Hường dẫn trả lời: Hoa là công dân Việt Nam, vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm. Bài tập 3: Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết. Hướng dẫn trả lời: - Quyền công dân: Quyền của công dân do pháp luật quy định theo các hình thức khác nhau, như quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuỳ từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều yếu tô" khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền mà công dân chỉ có thế có được khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định [ví dụ: quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi; quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội chỉ có khi công dân đủ 21 tuổi trở lên; Những người mất trí hoặc phạm tội hình sự có thể bị hạn chê" hoặc tước quyền công dân]. Nghĩa vụ công dân: nghĩa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ đóng thuế. Các quyền và bổn phận của trẻ em: *Các quyền: + Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh... + Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt. + Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội... + Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến... * Bổn phận: + Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình. + Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân. Bài tập 4: Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước? Hướng dẫn trả lời: Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức. Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan.

Video liên quan

Chủ Đề