Tại sao không sinh con ở độ tuổi 35

16/06/2020

TS.BS.LÊ THỊ THU HÀ

Lợi ích và nguy cơ của việc sinh con sớm trước 30 tuổi, nhất là con so trước 30 tuổi, bé thứ 2 trước 35 tuổi.

Các viện nghiên cứu y khoa trên thế giới đã cho biết các bộ phận trong cơ thể của con người như cơ bắp, vú, xương và cơ quan sinh sản bắt đầu lão hóa từ độ tuổi 30. Càng lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hoá nặng nề hơn.

Thông thường, khi tuổi còn trẻ, cơ bắp bị mệt mỏi thì nhanh chóng được tái tạo. Nhưng đến tuổi 30 thì cơ thể có xu hướng tích lũy mỡ nhiều hơn, cơ bắp bắt đầu giảm đi nếu chúng ta không luyện tập thường xuyên. Ðến tuổi 40, mỗi năm cơ bắp bị sút giảm từ 0,5 - 2%. Vì thế, càng cao tuổi thì khả năng giữ thăng bằng giảm đi, trở nên chậm chạp, dễ bị ngã. Bà mẹ trẻ cơ bắp chắc, hoạt động nhanh nhẹn và khỏe, khi ấy việc chăm sóc bé cũng dễ dàng hơn.

Khi đến 30 tuổi thì vú của phụ nữ mất dần các mô và mỡ. Sự đầy đặn và kích cỡ của vú bắt đầu bị suy giảm. Khi tuổi càng lớn thì vú càng nhỏ lại, việc tạo sữa cũng bị ảnh hưởng và bà mẹ sẽ gặp khó khăn khi nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. 

Hình minh họa - nguồn internet

Từ lúc chào đời, bộ xương tăng trưởng rất nhanh, cho đến những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Nhưng đến tuổi 35 thì xương bắt đầu lão hóa và hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già tự nhiên. Các nhà dinh dưỡng khuyên nên bổ sung canxi và vitamin D bắt đầu từ khi 25 tuổi để tích lũy và bù xương khi đến tuổi xương bị lão hóa. Việc bổ sung các vi chất này khi lớn tuổi và quá trình hủy xương đã bắt đầu thì ít mang lại hiệu quả. Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai thì nguy cơ loãng xương càng cao hơn vì thai nhi sẽ lấy 1 lượng lớn canxi từ mẹ trong khi mẹ đang có nguy cơ loãng xương rất cao.

Sau tuổi 35, số lượng và chất lượng trứng bắt đầu suy giảm. Do vậy, khả năng mang thai sẽ giảm rõ rệt sau tuổi này và càng lớn tuổi càng khó thụ thai. Ngoài ra, nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ tăng cao hơn so với tuổi trẻ. Nguy cơ xảy ra lỗi khi phân chia nhiễm sắc thể tăng theo tuổi của trứng, chính vậy tuổi thai phụ càng cao, nguy cơ mắc Hội chứng Down càng cao. Nguy cơ sinh con hội chứng Down ở độ tuổi 20 là 1:1600, ở độ tuổi 30 là 1:1000, ở độ tuổi 35 là 1:365 và ở độ tuổi 40 là 1:90 trường hợp mang thai.

U xơ-cơ tử cung là u lành tính ở tử cung, xuất hiện trong độ tuổi sinh sản và xuất độ u xơ tử cung gia tăng ở độ tuổi này. Ước tính khoảng 30% số phụ nữ trên 30 tuổi có u xơ tử cung. U xơ tử cung có thể gây khó thụ

Hình minh họa - nguồn internet

thai, sẩy thai, ngôi thai bất thường, sinh non và gia tăng tỉ lệ mổ lấy thai.

Sự lão hóa khiến cho suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể dẫn đến việc người cao tuổi dễ mắc bệnh. Do vậy, khi mang thai ở độ tuổi trên 35, người phụ nữ có nguy cơ có các bệnh đi kèm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, loãng xương, và dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, cúm…Chúng ta biết rằng mang thai có kèm thêm một bệnh lý nào khác đều có nguy cơ cho cả mẹ và thai. Nguy cơ cho mẹ là bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, việc sử dụng thuốc sẽ khó khăn hơn vì phải lựa chon các loại thuốc sao cho ít ảnh hưởng đến thai nhất. Nguy cơ cho thai là sẩy thai, thai dị tật, sinh non, thai suy dinh dưỡng thậm chí tử vong trong bụng mẹ.

Như vậy, nếu sinh con ở độ tuổi trẻ dưới 30, cả mẹ và bé giảm được những nguy cơ kể trên.

Vậy tại sao không nên sinh con ở độ tuổi dưới 20?

Dưới 20 tuổi, cơ thể con người tràn trề nhựa sống. Tuy nhiên, nếu sinh con ở độ tuổi trẻ này lại có những bất cập khác.

Thứ nhất, các bạn trẻ ở độ tuổi dưới 20 thường thì nghề nghiệp chưa ổn định, thu nhập bấp bênh, phần lớn kinh tế phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người thân khác. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc thai kỳ, nuôi con và hạnh phúc gia đình trẻ.

Thứ hai, các bạn trẻ thường chưa chuẩn bị cho mình kiến thức về hôn nhân – gia đình, kiến thức về việc mang thai và nuôi con. Vì vậy, khi sinh con thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé theo kiểu “trời sinh voi, sinh cỏ”

Thứ ba, các bạn ở độ tuổi này thường chưa đủ chín chắn, ý thức được trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Các bạn trẻ dễ bị lôi cuốn bởi những cám dỗ bên ngoài xã hội. Quan hệ hôn nhân dễ bị đổ vỡ và điều này ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ về sau.

Nam giới lớn tuổi sinh con có nguy cơ gì không?

Cho đến nay, khi nhắc đến việc làm sao để sinh một đứa con khỏe mạnh, người ta vẫn chỉ nghĩ đến vai trò của người phụ nữ mà không hề hay rằng, vai trò của người đàn ông cũng quan trọng không kém.

Với sự tập trung của tất cả các phương tiện truyền thông vào tuổi tác và khả năng sinh sản của phụ nữ, thì cũng có câu hỏi đặt ra là liệu khả năng sinh sản của đàn ông có trường tồn với thời gian?

Hình minh họa - nguồn internet

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng số lượng tinh trùng tổng thể đạt đỉnh điểm trong độ tuổi từ 30 và 35, trong khi số lượng tinh trùng tổng thể thấp nhất là sau tuổi 55. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy sự di động của tinh trùng tốt nhất là trước 25 tuổi và yếu nhất sau tuổi 55. Như vậy, khả năng thụ thai của nam sẽ giảm sau tuổi 55. Theo một so sánh, sức bơi của tinh trùng nam 50 tuổi giảm phân nửa so với nam giới ở tuổi 30. Điều này đồng nghĩa với việc nam giới càng lớn tuổi thì khả năng sinh sản càng giảm đi.

Trong một nghiên cứu tiến hành tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore [LLNL] và Đại học California tại Berkeley, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các khuyết tật di truyền trong tinh trùng gia tăng theo tuổi tác ở nam giới, có thể dẫn đến khả năng sinh sản giảm, tăng nguy cơ sẩy thai và tăng nguy cơ của một số dị tật bẩm sinh.

Người bố lớn tuổi sinh con có đột biến di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ, tâm thần phân liệt, mắc hội chứng Apert… Theo đó, các em bé sinh ra từ người cha trên 40 tuổi có nguy cơ bị tự kỷ cao hơn nhiều lần trẻ em sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi. Không những thế, chỉ số IQ của trẻ cũng thấp hơn những đứa trẻ khác.

Vì vậy, để cho ra đời các em bé khỏe mạnh và việc chăm sóc – nuôi dưỡng con cái tốt, các cặp vợ chồng nên sinh con trước tuổi 30 và bé thứ 2 trước 35 tuổi.

Mặc dù độ tuổi sinh sản được khuyến cáo là từ 20 đến 25 tuổi, tuy nhiên nhiều chị em vẫn lựa chọn có con muộn ngoài độ tuổi này. Phụ nữ trên 35-40 tuổi có nên sinh con không? Lợi ích và những khó khăn khi mang thai tuổi này là gì?

Độ tuổi 35 – 40 là độ tuổi chị em đã vững vàng về tài chính, kinh tế, ổn định về kinh tế. Đây cũng chính là lợi ích khi mang thai ở độ tuổi này.

Phụ nữ trên 35 đến 40 tuổi có nên sinh con không có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp

Có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp

Phần lớn phụ nữ mang thai trong độ tuổi 35 – 40 thường là phụ nữ kết hôn muộn hoặc có kế hoạch sinh con muộn, ưu tiên nhiều hơn cho việc phát triển sự nghiệp và để có nhiều hơn những trải nghiệm. Chính vì vậy, mang thai muộn giúp chị em có thời gian để hoàn thiện bản thân. Phần lớn chị em khi mang thai muộn sẽ ít nuối tiếc tuổi trẻ của mình hơn so với chị em làm mẹ quá sớm. Mang thai muộn từ 35 – 40 khi tất cả những mục tiêu gần như đã đạt được sẽ giúp chị em toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình và con cái.

Tài chính ổn định hơn

Mang thai trong độ tuổi từ 35 – 40 người mẹ có tiềm lực về kinh tế tốt hơn hẳn so với nhiều bà mẹ trẻ tuổi khác. Không thể phủ nhận phần lớn kỹ năng quản lý tài chính của mẹ ngoài 35 sẽ tốt hơn mẹ 20 tuổi. Có điều kiện về kinh tế, mẹ không ngại đầu tư cho con những gì tốt nhất để phát triển toàn diện, con trẻ sẽ được chăm sóc tốt hơn về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần.

Phụ nữ trên 35 – 40 tuổi sinh con thường sẽ có tài chính ổn định và vững vàng

Người mẹ đã có kinh nghiệm và sự chín chắn

Có thể nói khi mang thai ở độ tuổi 35 – 40 thì kinh nghiệm và sự chín chắn chính là lợi ích lớn nhất mà chị em có được. Ở độ tuổi này, chị em có nhiều trải nghiệm, trang bị đầy đủ kỹ năng sống, sự nghiệp và tiềm lực tài chính cũng vững vàng hơn. Tuy sức trẻ và năng lượng không còn như giai đoạn 20 – 35 nhưng phụ nữ 35 – 40 tuổi phần lớn giàu kinh nghiệm sống hơn, ở độ tuổi này, người mẹ sẽ dành sự tập trung lớn cho việc làm mẹ. Bên cạnh đó, người mẹ ở độ tuổi này cũng sẽ có những ứng xử khéo léo hơn trong các mối quan hệ gia đình, vợ chồng để cùng nhau nuôi dạy và chăm sóc con cái tốt hơn.

Những vấn đề gặp phải khi mang thai sau 35 – 40 tuổi

Tuy mang thai ở độ tuổi 35 – 40 có một số lợi ích nhất định nêu trên, song không thể phủ nhận rằng mang thai độ tuổi  này mẹ bầu có thể gặp phải những nguy cơ về sức khỏe sinh sản sau đây:

Khó có thai

Việc mang thai ở độ tuổi này trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Nguyên nhân do lượng trứng của phụ nữ sẽ càng ngày càng giảm khi độ tuổi càng cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ 35 – 40 tuổi, cơ hội tự mang thai của người mẹ là 25%, sang tuổi 43, cơ hội này còn 10% và chỉ còn 1% khi người mẹ ở độ tuổi 44 – 45 tuổi.

Tỷ lệ sảy thai ở mẹ bầu cũng gia tăng theo từng độ tuổi. Khi mẹ bầu từ 35 – 40 tuổi, tỷ lệ sảy thai là 24%, ở độ tuổi  43 là 38% và từ độ tuổi 44, nguy cơ sảy thai lên tới 54%.

Từ sau 35 tuổi, tỷ lệ gặp các biến chứng thai kỳ cũng cao hơn. Các biến chứng thai kỳ người mẹ thường gặp phải đó là: tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai cũng dễ gặp hơn như nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, sót nhau thai khi sinh,…

Trên 35 – 40 tuổi, người mẹ khó có thai hơn độ tuổi trước 35

Nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và các bệnh lý di truyền

Nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và thai lưu đều gia tăng khi mẹ mang thai ngoài 35 tuổi. Tỷ lệ xuất hiện các bệnh lý ở thai nhi cũng cao hơn rất nhiều như tăng huyết áp, đái đường,….

Bên cạnh đó, những rối loạn về nhiễm sắc thể thường xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở người mẹ trên 35 tuổi. Các nhiễm sắc thể có thể kết dính, thừa hoặc thiếu là nguyên nhân gây ra nhiều hội chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ như: rối loạn vận động [hội chứng Down, Edwards;… rối loạn trí não gây chậm phát triển,… Theo những thống kê về hội chứng Down, nếu như ở mẹ 25 tuổi, xác suất sinh con mắc hội chứng này là 1/1250 nhưng từ 35 tuổi thì xác suất này lên tới 1/378.

Bạn nên làm gì nếu bạn không thể thụ thai từ 35 – 40 tuổi?

Từ tuổi 35, khả năng thụ thai của chị em bị giảm mạnh nhưng vẫn còn khoảng 25%. Tuy nhiên chị em nên quan hệ mà không sử dụng các biện pháp tránh thai trong vòng 1 năm để gia tăng tỷ lệ đậu thai tự nhiên. Sau một năm nếu vẫn không thể có con hãy nghĩ đến việc can thiệp các kỹ thuật y học.

Khả năng có thai từ độ tuổi 40

Khả năng có thai ở độ tuổi ngoài 40 giảm đáng kể, trong khi tỷ lệ sảy thai gia tăng, cụ thể:

Nếu như khả năng mang thai ở 40 tuổi là 50% trong một năm thì đến 43 tuổi chỉ còn từ 1 – 3 %, tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi 40 là 34% thì sang độ tuổi 43 tăng lên đến 50%.

Hầu hết các ca sinh từ tuổi 40 đều là sinh mổ. Bên cạnh đó biến chứng thai kỳ cũng tăng cao, kèm theo đó là các vấn đề liên quan tới rối loạn di truyền như các hội chứng Down, Edwards,..Tỷ lệ mắc bệnh Down khi mẹ 40 tuổi là 1/100, tỷ lệ này tăng lên là 1/30 khi người mẹ 45 tuổi. Chính vì thế mang thai ngoài 40 tuổi mẹ cần thăm khám thai định kỳ và thực hiện những xét nghiệm sàng lọc dị tật bẩm sinh để phát hiện sớm những bất thường để xử lý kịp thời.

Khả năng có thai tự nhiên từ sau 40 tuổi là rất thấp

Làm thế nào để có thai sau tuổi 40

Sau tuổi 40, cơ hội mang thai thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên để có cơ hội có thai tự nhiên, chị em có thể quan hệ thường xuyên 2 – 3 tuần/lần và không dùng biện pháp. Tuy nhiên nếu sau 6 tháng vẫn không có thai thì chị em cần nhờ đến bác sĩ chuyên khoa.

Bên cạnh đó, chị em cần thăm khám các vấn đề về kinh nguyệt, buồng trứng,… và người chồng cũng cần thăm khám chất lượng tinh trùng để tìm ra nguyên nhân

Khả năng có con ở tuổi 45 – 49 tuổi

Trong độ tuổi này, tỷ lệ có thai vô cùng thấp, vào khoảng 0,03 và cơ hội điều trị vô sinh hiếm muộn vô cùng nhỏ. Chính vì thế, nếu người mẹ nào có thể mang thai và có một thai kỳ khỏe mạnh trong độ tuổi này là điều vô cùng tuyệt vời.

Do tỷ lệ rủi ro về các bệnh lý bẩm sinh, biến chứng thai  kỳ khá cao lên tới 1/11 – ⅛ nên ở độ tuổi này, rủi ro sức khỏe cho cả mẹ và bé là rất lớn nên sức khỏe thai kỳ được theo dõi rất nghiêm ngặt và được các bà mẹ rất quan tâm.

Phụ nữ trên 35 đến 40 tuổi có nên sinh con không, chị em có thể cần nhờ đến sự trợ giúp từ các kỹ thuật y học

Khả năng có con ở độ tuổi trên 50

Khả năng có con ở độ tuổi trên 50 còn hiếm hơn nữa. Gần như các bà mẹ mang thai ở độ tuổi này đều cần hỗ trợ của các kỹ thuật y học và phải đối mặt nguy cơ cực cao các biến chứng thai kỳ như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ,… và trẻ cũng đối mặt với nhiều rủi ro hơn tất cả các độ tuổi mang thai trước đó của mẹ như dị tật bẩm sinh, sảy thai, sinh non, sức khỏe kém,….

Nói tóm lại từ độ tuổi trên 35 – 40, mang thai và sinh con sẽ gặp những trở ngại lớn về sức khỏe cho cả mẹ và bé. Đặc biệt, các bà mẹ từ 40 tuổi sẽ không được khuyến khích sinh con do nguy cơ rủi ro tiềm ẩn quá lớn, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé sau này.

Không nên có con quá  muộn, Phụ nữ trên 35 – 40 tuổi có nên sinh con không chị em vẫn chưa có ý định sinh em bé thì bước sang tuổi 35 – 40 cần cân nhắc kỹ càng để nhanh chóng có kế hoạch sinh con. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ rủi ro càng lớn. Bên cạnh đó, chị em độ tuổi 35 – 40 muốn có con cần đặc biệt theo dõi sức khỏe của mình, thăm khám thường xuyên để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra những định hướng tốt nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ tới hotline 0936 388 288 để được bệnh viện ĐKQT Thu Cúc giải đáp nhanh chóng nhất!

Video liên quan

Chủ Đề