Uống kháng sinh bao lâu thì tiêm vacxin được

Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?

Kiến Thức Y Học - 06/07/2022

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau khi tiêm phòng có được uống thuốc kháng sinh không? và sau bao lâu mới được uống? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Lily & WeCare giải đáp ngay sau đây.

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau khi tiêm phòng có được uống thuốc kháng sinh không? và sau bao lâu mới được uống? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Lily & WeCare giải đáp ngay sau đây.

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không?

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng là khi trẻ đang khỏe mạnh và theo lịch trình khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin.

Tuy nhiên, sẽ có lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải uống thuốc để điều trị bệnh và lúc này bố mẹ rất băn khoăn liệu có nên cho trẻ tiêm phòng hay không?

Theo các chuyên gia y tế, quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc phụ thuộc vào :

  • Loại vắc xin.
  • Thuốc đang sử dụng.

Đa số những loại thuốc thông thường để trị ho, sốt, cảm cúm,...thường không ảnh hưởng gì khi tiêm vắc xin. Trẻ vẫn nên tiêm vắc xin theo lịch trình.

Tuy nhiên, với một số loại thuốc như steroid, kháng sinh và các thuốc để điều trị ung thư, liên quan đến hệ miễn dịch thì trẻ chờ đợi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Thuốc kháng sinh không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên vẫn có thể được. Nhưng nếu đang uống thuốc này mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng [sốt, tiêu chảy nhẹ,...] sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin.

Thuốc kháng virus như tamiflu có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Những loại thuốc khác đang làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Nếu tiêm vắc xin lúc này, virus có thể kích hoạt gây bệnh.

Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Trẻ đang ốm tốt nhất nên chờ sau khi khỏi ốm hẳn thì mới nên tiêm phòng. Nhưng nếu trẻ vẫn không khỏi, trong khi sắp qua lịch tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.

  1. Với những bệnh nhẹ hoặc gặp vấn đề sau, trẻ em vẫn có thể được tiêm phòng :
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm lạnh, ho, sổ mũi.
  • Viêm tai giữa.
  • Tiêu chảy nhẹ [đi ngoài].
  • Hệ miễn dịch của trẻ đáp ứng hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, kháng nguyên xuất phát từ vi khuẩn, vi rút và vắc xin chỉ là một phần rất nhỏ trong số đó.

Khi tiêm vắc xin lúc đang ốm nhẹ thì chỉ đơn giản là cơ thể sẽ phải cùng lúc sản sinh ra các kháng thể để chống lại virus [trong vắc xin] và chống lại các virus, vi khuẩn gây ra bệnh tại thời điểm đó. Điều này không có vấn đề gì.

Vắc xin không làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Chỉ là nó có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ gần giống với triệu chứng bệnh, ví dụ như sốt, chán ăn,...

2 . Với những bệnh nặng hoặc tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng thì tạm thời không nên cho trẻ tiêm phòng hoặc phải chờ đợi

  • Ung thư.
  • Bị nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
  • Đang hóa trị liệu, truyền máu, cấy ghép.
  • Đang điều trị bệnh bằng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Sau khi uống kháng sinh có được tiêm phòng không? và sau bao lâu?

Có 2 trường hợp cần phải được phân loại rõ.

1. Kháng sinh được đưa ra nhằm để tiêu diệt vi khuẩn, có nghĩa là trẻ đang uống thuốc kháng sinh là đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nào đó.

Nếu chỉ là bệnh nhẹ như viêm họng, nhiễm trùng tai,...thì trẻ vẫn có thể uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và cả sau khi tiêm phòng.

2 . Nhưng nếu trẻ đang uống thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh vừa và nặng thì tạm thời không nên tiêm phòng.

Những triệu chứng của bệnh tật, những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin. Từ đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh có thể khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi đang bị bệnh nặng, hệ miễn dịch của cơ thể thường suy yếu. Việc tiêm vắc xin, tức là đưa vi rút vào cơ thể có kích hoạt bệnh.

Lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

  • Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

  • 7 thực phẩm có khả năng thay thế thuốc kháng sinh

  • Lý do bạn phải đặt tỏi dưới gối ngay hôm nay

  • Sau khi tiêm phòng có được uống kháng sinh không ?

  • Thủ phạm gây vô sinh ở ngay trong bữa cơm người Việt

– Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

– Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.

– Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm [không chườm nóng], cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

– Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

– Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văc-xin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văc-xin, phản ứng thông thường.

– Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.

– Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Xem thêm:

  • Phương pháp chích ngừa cảm cúm hàng năm cho trẻ nhỏ mẹ cần biết
  • Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung

Có nên sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh không?

Trả lời: Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sở-quai bi-rubella.

Tiêm phòng vắc xin Covid-19 là cách phòng bệnh tốt nhất với tất cả đối tượng trước nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng do virus này gây ra. Việc tiêm chủng đầy đủ mũi tiêm, đúng lịch là cần thiết, tuy nhiên một số trường hợp không mong muốn có thể phải hoãn, dời lịch tiêm chủng. Nhiều người thắc mắc đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không? Hãy cùng chuyên gia MEDLATEC giải đáp thắc mắc này.

1. Đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không?

Vắc xin Covid-19 đang được sản xuất bởi nhiều công ty, hãng dược phẩm trên toàn thế giới, trong đó phổ biến 1 số loại vắc xin như: Moderna, Pfizer,... Mỗi loại vắc xin sẽ quy định hàm lượng các chất với khả năng tạo miễn dịch cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe là khác nhau.

Tiêm phòng vắc xin giúp bạn có miễn dịch với Covid-19

Nhìn chung, các chuyên gia cho biết, việc tiêm vắc xin Covid-19 không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch của cơ thể hay những rủi ro khác sau khi tiêm. Với những người cần uống kháng sinh để điều trị bệnh lý thì vẫn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị trước, trong và sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên với các bệnh lý nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem xét có cần thiết phải dời lịch tiêm chủng để đảm bảo điều kiện sức khỏe hay không.

Ngoài ra, cần lưu ý khi tiêm vắc xin Covid-19 nói riêng và vắc xin các loại nói chung, bắt buộc phải khai báo tình hình sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đã và đang dùng. Dựa trên tình hình sức khỏe và thuốc điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiêm chủng hay loại vắc xin phù hợp.

Thuốc kháng sinh không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin

Với các bệnh nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh không quá nặng, tình hình sức khỏe tốt thì vẫn nên tiêm phòng, nhất là tiêm mũi 3 nhắc lại. Nếu do bệnh lý nghiêm trọng, nên tập trung điều trị đến khi sức khỏe ổn định thì khi tiêm vắc xin sẽ gặp ít tác dụng phụ nhất, cũng đem lại hiệu quả miễn dịch cao nhất.

2. Các trường hợp cần hoãn tiêm phòng Covid-19

Trước khi tiêm, bác sĩ hoặc nhân viên y tế đều cần khám sàng lọc sức khỏe, những trường hợp đủ điều kiện có thể chỉ định tiêm ngay. Những người có một hoặc nhiều hơn yếu tố phải trì hoãn sẽ được yêu cầu dời lịch tiêm chủng cho đến khi đảm bảo sức khỏe.

Một số trường hợp cần hoãn tiêm phòng vắc xin Covid-19 gồm:

2.1. Những có tiền sử phản vệ độ 3

Phản vệ là tình trạng phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm phòng vắc xin, nếu đã có tiền sử phản vệ nặng, nhất là sau tiêm vắc xin Covid-19 thì có thể phải trì hoãn tiêm chủng. Người tiêm sẽ được hướng dẫn đến tiêm ở cơ sở y tế đủ khả năng cấp cứu phản vệ, khi đó sẽ đảm bảo được an toàn cho người tiêm, có khả năng xử lý kịp thời nếu có biến chứng nghiêm trọng.

Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần tuổi không nên tiêm vắc xin Covid-19

2.2. Người mang thai dưới 13 tuần trở xuống

Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần cũng thuộc nhóm đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng. Các chuyên gia cho biết, chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng đặc biệt có thể bị phản ứng nặng hoặc ảnh hưởng do tiêm phòng Covid-19. Đối tượng này được hướng dẫn dời lịch tiêm chủng cho đến khi thai nhi trên 13 tuần tuổi và cần đến tiêm cũng như theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

2.3. Người mắc bệnh cấp tính

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc có các dấu hiệu sức khỏe bất thường sau cũng không đủ điều kiện để tiêm vắc xin Covid-19, nhân viên y tế sẽ tiếp tục theo dõi hoặc hướng dẫn dời lịch tiêm.

  • Người có thân nhiệt cao, nhiệt độ cơ thể từ 37.5 độ C trở lên.

  • Người có nhiệt độ cơ thể thấp hơn 35.5 độ C.

  • Người có mạch dưới 60 lần/phút hoặc nhanh trên 100 lần/phút.

  • Người có huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg hoặc cao hơn mmHg, huyết áp tối đa nhỏ hơn 90 mmHg hoặc lớn hơn 140 mmHg.

  • Người có nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút.

Người mắc bệnh cấp tính nên dời lịch tiêm Covid-19

Ngoài ra, những người mắc bệnh mạn tính, trẻ nhỏ sức khỏe yếu cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe cẩn thận và theo dõi sát sao sau khi tiêm phòng. Các đối tượng này dễ bị tổn thương hơn do tác dụng phụ của vắc xin.

3. Lưu ý trước và sau khi tiêm chủng

Chuẩn bị tốt trước và sau khi tiêm chủng covid là cần thiết để rút ngắn thời gian, giảm rủi ro sức khỏe cũng như tạo điều kiện cho cơ thể đạt được khả năng miễn dịch tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý:

3.1. Lưu ý trước khi tiêm chủng

Trước khi tiêm phòng vắc xin Covid-19, cần lưu ý chuẩn bị:

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết bao gồm: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm vắc xin, sổ khám bệnh, đơn thuốc nếu có.

  • Khai báo y tế trước khi đến trung tâm tiêm chủng, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ 5K phòng dịch Covid-19, ăn uống đầy đủ.

  • Chủ động thông tin cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe cá nhân, nhất là các thông tin về tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính, thuốc đang sử dụng,...

Nếu có thắc mắc liên quan đến tiêm chủng, bạn cũng có thể hỏi nhân viên y tế để được giải đáp trước khi tiêm.

3.2. Chuẩn bị sau khi tiêm chủng

Sau khi tiêm, cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời nếu gặp phản ứng phản vệ sau tiêm chủng. Sau đó, bạn có thể về nhà và tự theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Sau khi tiêm, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: mệt mỏi, sốt, đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, đau đầu,... Các phản ứng này cho thấy cơ thể bạn đang tạo miễn dịch với vắc xin nên không nên quá lo lắng.

Cần lưu ý phản ứng nặng sau tiêm Covid-19

Cần lưu ý nếu gặp phải các phản ứng nghiêm trọng sau: tê môi, lưỡi, phát ban, ngứa, thở dốc, khó thở, tắc nghẽn,... Khi có các dấu hiệu nghiêm trọng này, cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.

Trên đây, MEDLATEC đã cùng bạn đọc giải đáp thắc mắc đang uống kháng sinh có tiêm phòng Covid-19 được không, nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56.

Video liên quan

Chủ Đề