Chi trả dịch vụ môi trường là gì năm 2024

Sau 12 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn, góp phần đáng kể vào kết quả bảo vệ và phát triển rừng chung của toàn tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có 5.670 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng (67,9% là đồng bào dân tộc thiểu số), trong đó 318 chủ rừng là hộ gia đình, 5.352 hộ gia đình, cá nhân là thành viên của 292 BQL rừng cộng đồng, nhóm hộ. Tổng số tiền chi trả DVMTR năm 2022 hơn 13,79 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ nhận được 2,4 triệu.

Thống kê cho thấy, từ năm 2011 - 2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Thừa Thiên Huế đã chi hơn 320 tỷ đồng tiền DVMTR cho gần 600 chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý. Tổng diện tích rừng được chi trả gần 160 nghìn ha/283 nghìn ha rừng của tỉnh (chiếm hơn 54%). Điều này góp phần giữ vững độ che phủ rừng của tỉnh (57,15%), đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đem lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn.

Dự kiến, từ năm 2023 nguồn thu từ kết quả giảm phát thải khí nhà kính theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ sẽ thực hiện chi trả cho thêm hơn 52 nghìn ha rừng tự nhiên khác, đạt 100% diện tích rừng tự nhiên được chi trả. Qua đó góp phần nâng tổng diện tích rừng được chi trả lên gần 211 nghìn ha rừng, chiếm hơn 75% diện tích rừng toàn tỉnh.

Thực hiện Quy chế quản lý rừng cộng đồng được ban hành tại Quyết định 62/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đã có nhiều BQL rừng cộng đồng, nhóm hộ, thực hiện kiện toàn tổ chức. Phần lớn các chủ rừng sử dụng tiền DVMTR đúng mục đích, đúng quy định, tập trung chủ yếu là chi hỗ trợ tuần tra, canh gác bảo vệ rừng (chiếm hơn 65%) với mức chi phổ biến 150 - 300 ngàn đồng/ngày công.

Anh Nguyễn Lộc - Trưởng ban Quản lý rừng cộng đồng thôn Tân Mỹ (xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền) chia sẻ, từ khi được chi trả tiền DVMTR, công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) được tổ chức thường xuyên, rừng được quản lý chặt chẽ. Ý thức người dân được nâng lên, năm nào cũng có hộ dân xin tham gia vào đội ngũ BVR. Tính đến thời điểm này, gần như 100% hộ dân trong cộng đồng đã tham gia lực lượng BVR của cộng đồng.

Ghi nhận tại nhiều cộng đồng, thôn bản ở các xã như Phong Mỹ, Hồng Kim, Trung Sơn, Thượng Nhật, Thượng Lộ đã sử dụng có hiệu quả nguồn tiền chi trả DVMTR cho các hoạt động chung của thôn, bản như mở cửa rừng, trích tiền cho ngày hội đại đoàn kết, mua sắm các trang thiết bị loa, đài phát thanh, máy tính, điện chiếu sáng… nhằm nâng cao giá trị vật chất, tinh thần cho cộng đồng.

Chi trả dịch vụ môi trường là gì năm 2024

Chính sách chi trả tiền DVMTR tới người dân góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ rừng.

Riêng nhóm cộng đồng bảo vệ rừng thôn Dỗi, xã Thượng Lộ (huyện Nam Đông) được Nhà nước giao quản lý bảo vệ gần 700ha là một điển hình trong công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn liền với phát triển các mô hình sinh kế.

Từ nguồn kinh phí chi trả DVMTR, cộng đồng thôn Dỗi chi mua sắm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác tuần tra rừng và đã trích ra một phần kinh phí để cho hàng chục hộ thành viên vay vốn theo hình thức quay vòng để xây dựng các mô hình sinh kế như chăn nuôi gà, lợn, cá, trồng tre lấy măng, trồng mây dưới tán rừng tự nhiên và dọc khe suối. Việc này không chỉ chống tình trạng sạt lở khi mùa mưa lũ đến mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập tăng thêm cho các hộ gia đình...

Ông Hồ Văn Dũng - Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (huyện A Lưới) cho biết, từ khi có chính sách chi trả DVMTR, công tác QLBVR của các cộng đồng thực sự đã có chuyển biến tích cực. Bà con có trách nhiệm hơn trong việc giữ rừng, giữ nguồn nước, giữ sinh kế của mình. Giờ đây, trên những khu rừng của xã đã có chủ thực sự, giúp chính quyền xã thực hiện tốt hơn công tác QLBVR, nâng cao giá trị cảnh quan của rừng tại địa phương.

Theo đánh giá của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, cùng với thu nhập khác như nhận khoán, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các xã thuộc khu vực miền núi, biên giới.

Theo ông Nguyễn Tất Tùng - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế: Trong bối cảnh nguồn ngân sách dành cho công tác QLBVR gặp khó khăn thì chính sách chi trả DVMTR đóng vai trò hết sức có ý nghĩa, giúp cho các chủ rừng tăng cường thêm nhân lực, vật lực QLBVR hiện có. Qua đó, góp phần phục hồi hệ sinh thái rừng ở vùng rừng cung ứng DVMTR và các khu vực có nguy cơ bị đe dọa thông qua hệ thống các hoạt động lâm sinh.

Năm 2023, thực hiện Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (ERPA), tỉnh Thừa Thiên Huế được điều phối hơn 37 tỷ đồng để thực hiện chi trả. Số tiền này dự kiến chi trả cho hơn 800 chủ rừng, gồm 721 chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình, 11 chủ rừng là tổ chức, 58 UBND xã và 10 tổ chức khác có rừng tự nhiên. Đây là nguồn tài chính mới bổ sung quan trọng, góp phần hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý, đầu tư các công trình, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác bảo vệ rừng.

Thực hiện ERPA sẽ góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có và nâng cao độ che phủ của rừng, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu; từ đó, tạo thêm nguồn kinh phí khá lớn phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sống gắn bó với rừng.

Đây cũng là nguồn kinh phí quan trọng giúp cộng đồng, cá nhân và hộ gia đình cải thiện đời sống, duy trì công tác quản lý, bảo vệ rừng, góp phần nâng cao chất lượng rừng và trữ lượng carbon, đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải quốc gia và hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.

Cùng với Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng xác định nguồn thu từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng là nguồn tài chính quan trọng ngoài ngân sách để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh gắn với cải thiện đời sống cho người làm nghề rừng. Việc tạo ra nguồn tài chính lớn hỗ trợ đáng kể nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương và nguồn thu này có yếu tố bền vững và không đánh đổi bằng giá trị trực tiếp của rừng là khai thác, bán sản phẩm tài nguyên rừng.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế là một trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ được thực hiện triển khai thí điểm nguồn chi trả ERPA. Dựa trên diện tích rừng tự nhiên theo kết quả điều tra, kiểm kê rừng hàng năm và kết quả hấp thụ giảm phát thải của rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh, số tiền quỹ Trung ương điều phối cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong 3 năm (2023 - 2025) là khoảng 5,609 triệu USD (tương đương 131 tỷ đồng).

Tại sao phải chi trả dịch vụ môi trường rừng?

Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng giúp nâng cao năng lực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu cải thiện cuộc sống, yên tâm gắn bó với rừng.

Dịch vụ môi trường là gì?

Dịch vụ môi trường là ngành kinh tế cung cấp dịch vụ đo lường, kiểm soát, hạn chế, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xử lý chất thải, các chất ô nhiễm khác; bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ khác có liên quan.

Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là gì?

- Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.

PFES là gì?

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) là nguồn thu mới nhưng đã đóng góp 22% trong tổng các nguồn đầu tư của ngành Lâm nghiệp. Tác động của chi trả dịch vụ môi trường rừng có sự khác biệt giữa các vùng và các nhóm chủ rừng khác nhau.