Cây cau trồng bao lâu có trái

Cây cau ta hay còn gọi là cây cau ăn trầu, là một loại cây đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nó tượng trưng cho một hình ảnh thôn quê đơn sơ, mộc mạc và gần gũi. Chính vì thế mà những sân vườn biệt thự, các công trình cảnh quan trồng loại cau này để tạo cảm giác được nhìn lại những cái xưa cũ của bản làng Việt Nam.

A/ Đặc điểm cây:

  • Tên thông thường: Cau, cau ta, cau ăn trầu

  • Tên khoa học: Areca catechu

  • Họ thực vật: Arecaceae

  • Giá trị sử dụng: cây có dáng đẹp, ít chiếm diện tích nên thường được trồng để làm cảnh ở sân vườn, biệt thự, dọc đường đi lại, khu đô thị … Cây còn được trồng để lấy quả ăn trầu, sử dụng trong cưới hỏi.

  • Hình thái: Là cây thân cột, đường kính trung bình 10- 15cm, có thể cao hơn 20m. Lá đơn dài > 1,5m, phiến lẻ xẻ thùy sâu hình dạng lông chim, lá lúc non được gấp nếp với nhau theo chiều dọc. Bẹ lá cau dạng mo, bao bọc xung quanh thân, khi rụng để lại sẹo. Hoa màu trắng, hoa đực rụng sớm, hoa cái tạo quả. Hoa cau ở nách lá, phân thành nhiều nhánh. Quả hạch hình trứng trái xoan, khi chín màu vàng. 

  • Đặc tính:

– Tốc độ sinh trưởng trung bình, sống lâu năm.

– Cây chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con.

– Cây cau lúc nhỏ chịu bóng, càng lớn cây càng ưa sáng. Cây thích hợp ở những nơi đất ẩm, đất tốt.

[Ảnh sưu tầm]

B/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cau ta:

1/ Phương pháp nhân giống

 Nhân giống chủ yếu bằng quả. Nên chọn cây cau ‘mẹ’ khỏe, xanh tốt dưới 8 năm tuổi. Khi quả còn nhỏ, bỏ bớt một số chùm đầu, chọn những quả mẩy, đều, để cho chín vàng mới thu hoạch. Khi thu hoạch chỉ để 3 – 5 ngày, sau đó cắt bỏ phía đầu vỏ quả, tạo điều kiện cho mầm phát triển. Sau đó đưa vào ủ trong cát sạch để nảy mầm rồi mới cho vào luống ươm. Trong quá trình ủ cần giữ độ ẩm khoảng 70 – 80% và đề phòng kiến, bọ hung cắn phá. Khoảng 20 ngày sau, mở bao nếu thấy đầu cuống quả có nẩy lên một mộng nhỏ màu trắng, to bằng hạt đậu xanh thì nghĩa là cây đã nẩy mầm. Sau khoảng 3 – 4 tháng sau, cây Cau cao 20 – 30cm có thể mang đi trồng nơi cố định.

[Ảnh sưu tầm]

2/ Đào hố để trồng

Cần phải đào hố lớn, sâu theo dạng hình vuông.

Muốn cây dễ sinh trưởng và không bị sâu bệnh nhiều thì phải bón lót phân chuồng, phân hữu cơ trước kết hợp với những bón vôi xuống hố trước khi trồng cây cau con.

3/ Kĩ thuật chăm sóc

So với những loài cây khác thì cây cau là cây dễ trồng và ít sâu bọ

  • Cây phải được trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, một phần vì tán lá to và nhiều sẽ làm cho cây “bị rợp bóng”.

  • Tưới nước và làm cỏ đúng thời vụ để cây cau con phát triển và ra trái đúng thời vụ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

  • Kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ.

  • Mặc dù là cây dễ trồng nhưng cũng phải chú ý đến một số bệnh dịch ở cây để biết cách khắc phục.

“Miếng cau là đầu câu chuyện”, từ lâu cây cau ăn trầu đã đi vào ca dao tục ngữ và đã trở nên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Chính sự gần gũi và sự phù hợp về khí hậu của nó đã khiến cho không ít bà con nông dân đã biết cách làm giàu từ cây cau. Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cau ăn trầu để đem lại hiệu quả kinh tế cao không phải bất kì ai cũng làm được. Trong bài viết này, anhdulichdep sẽ giúp bà con biết kỹ thuật trồng cau sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập cao.

Đặc điểm cây cau

  • Cây cau ăn trầu có tên gọi khác là cây cau ta, phù hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • Là loại cây thân gỗ, lá có hình lông chim, thân cây cao thẳng vút.
  • Kích thước quả tròn màu xanh, khi chín có màu đỏ cam.
  • Tàu lá cau khô cũng được bà con vùng quê sử dụng: mo làm quạt mát ngày hè, lá cau khô được làm chổi quét sân.
Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cau ăn trầu hiệu quả kinh tế cao

Sau đây là một số kĩ thuật trồng và chăm sóc cây cau từ khi chọn giống đến lúc ra quả:

Để có được một vườn cau đẹp và sinh trưởng tốt thì việc quan trọng đầu tiên là phải chọn được giống cây cau mẹ tốt. Bạn nên lựa chọn những buồng trái lớn, quả sai và đều.

Chú ý : Bạn nên chọn những cây cau mẹ là cây cau lưng bẹ – vì thời gian thu hoạch quả sẽ kéo dài và quả xanh hơn những cây cau bình thường đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Chọn được giống cau như mong muốn đã khó nhưng biết cách ươm mầm giống lại khó hơn. Cách ươm giống cau cho tỷ lệ nảy mầm cao:

  • Buồng cau giống mà bà con phải được hái vào thời điểm quả đã chín.
  • Sau khi hái quả, bà con phải cất chúng vào nơi thoáng mát trong khoảng thời gian 20 ngày, chúng ta sẽ thấy đầu cuống quả cau đã nảy mầm nhỏ màu trắng
  • Không phải dừng lại ở đó, bà con phải tiếp tục ươm tiếp chúng trong cát cẩm trong 20 ngày tiếp theo. Tiến hành kiểm tra độ nảy mầm của chúng.
  • Qủa nảy mầm tốt sẽ đưa vào túi bầu. Bà con nên lưu ý: đất trong túi bầu phải là đất dinh dưỡng, thường thì được trộn bởi: phân hữu cơ hoai mục, xác quả dừa và cát [theo tỷ lệ: 1:4]. Đặt mầm hướng lên trên và phủ lại bằng lớp cát mỏng.

Điều đặc biệt khi trồng cây cau so với những cây khác là bà con phải đào hố lớn, sâu theo dạng hình vuông.

Điều đáng lưu ý đó chính là: Các hố phải cách nhau 1 mét vì khi cây cau lớn lên, rễ chùm của chúng rất nhiều, nếu trồng quá gần nhau thì chúng sẽ không phát triển và sinh trưởng tốt, thân cây “gầy gò” và bị “rợp bóng”.

Muốn cây dễ sinh trưởng và không bị sâu bệnh nhiều thì bà phải bón lót phân chuồng, phân hữu có trước kết hợp với những bón vôi xuống hố trước khi trồng cây cau con.

Kĩ thuật trồng thôi chưa đủ để tạo nên một vườn cau đẹp và sai quả. Với kĩ thuật chăm sóc hợp lí sẽ mang lại cho bà con nhiều bất ngờ lắm đấy.

So với những loài cây khác thì cây cau là câu dễ trồng và ít sâu bọ, nhưng không phải bà con cũng không được chủ quan về điều này.

  • Cây phải được trồng ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, một phần vì tán lá to và nhiều sẽ làm cho cây “bị rợp bóng”
  • Tưới nước và làm cỏ đúng thời vụ để cây cau con phát triển và ra trái đúng thời vụ, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
  • Kết hợp bón phân hóa học và phân hữu cơ hoai mục để cây dễ hấp thụ
  • Mặc dù là cây dễ trồng nhưng bà con cũng phải chú ý đến một số bệnh dịch ở cây để biết cách khắc phục.
  • Cây cau là cây tự thụ phấn tự nhiên nên bà con không phải quá lo lắng về việc ra quả đâu ạ.

Từ lúc ươm giống đến lúc cây ra quả phải mất ít nhất 5 năm nên bà con nông dân đừng quá lo lắng và bất an. Trải qua các kĩ thuật trồng và chăm sóc đã đến lúc thu hoạch quả.

Khi tiến hành thu hoạch, bà con nên hái những buồng nào có quả vừa ăn trước [theo từ ngữ địa phương là: nên hái những buồng cau trái dầy, chúng không quá già và không quá non].

Vì thân cây cau cao nên khi hái quả bà con phải hết sức cẩn thận và hạn chế ít rụng quả thì càng tốt

Việc trồng và chăm sóc bất kì cây gì cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là trồng theo quy mô lớn để theo đuổi đam mê làm giàu. Agri hi vọng rằng, bài viết này sẽ đem lai hiệu quả cao khi trồng cây cau ăn trầu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và có cuộc sống ổn định hơn.

Nếu thấy bổ ích hãy theo dõi và chia sẻ những kiến thức làm giàu từ trồng cây cau ăn trầu nhé bà con !

Video liên quan

Chủ Đề