Vì sao khánh ly bị cấm về việt nam

Có thể nói, sự trở về của ca sĩ Khánh Ly vào đầu tháng 5.2014 được xem là sự trở về của huyền thoại cuối cùng ở hải ngoại... Sự trở về ấy tốn bao nhiêu công sức và thời gian, nhưng đổi lại, khán giả quê nhà hồi hộp săn lùng từng chiếc vé để đến nghe chị hát.

Từ huyền thoại cuối cùng

Cuối cùng, cái người khó mời nhất, bị đồn thổi đòi cátsê cao nhất, lại đã đồng ý về hát và chuyện này đã khép lại một quá khứ chia cắt lòng người.

Để chuẩn bị cho đêm diễn 9.5 ở Hà Nội, ca sĩ Khánh Ly đã phải bỏ ra 2 năm làm việc chặt chẽ với đối tác, để có một kịch bản ưng ý, một không gian hoài niệm mà chỉ riêng giọng hát Khánh Ly mới có thể mang đến cho khán giả. Trước đó, chị đã không về VN biểu diễn theo dự định, vì nhiều lý do, cho dù giấy phép đã có. Việc về hay không của chị làm tốn giấy bút của báo giới hải ngoại và trong nước, nhưng quyết định cuối cùng là thuận theo quy luật mà thôi.

Ca sĩ Khánh Ly, người hát nhạc Trịnh hay nhất, sẽ biểu diễn ở Hà Nội. ảnh: T.L

Không chỉ riêng Khánh Ly, Elvis Phương, Chế Linh, Thanh Tuyền... cũng đều có dịp về lại VN biểu diễn. Và đó là xu thế không tránh khỏi. Trong nhiều năm qua, ồ ạt các ca sĩ hải ngoại về nước biểu diễn, thậm chí, nhiều người chọn cách ở lại, mua nhà, mở nhà hàng. Sự trở về nào cũng có nguồn gốc và cơ duyên của nó, nhưng có thể nói, cho dầu phải trả giá, nghệ sĩ nào cũng mong về hát cho khán giả quê nhà.
Khán giả quê nhà như vòng ôm rộng mở, luôn đón nhận họ với sự nồng hậu và yêu mến vòng hào quang lâu nay của họ. Còn với nghệ sĩ hải ngoại, thay vì sống mòn mỏi với hoài niệm, thì khi trở về, họ mới thực sự như cá gặp nước.

Có những ca sĩ khi ra đi cách đây mấy chục năm, không nghĩ mình sẽ có cơ hội quay trở lại, bởi quá khứ của họ và cả những chia cắt. Mỗi người mang trong mình một câu chuyện về thân phận, tình yêu quê hương và cả mối lo cơm áo. Ngày trở về khiến họ nhìn thấy vì sao mình còn có động lực trong suốt mấy mươi năm ca hát - sự hăm hở, yêu quý của khán giả trong nước với họ thực ngoài sức tưởng tượng. Và cái vạch ngăn cách giữa khán giả hải ngoại và trong nước trở nên mỏng manh hơn bao giờ hết.

Ngay cả những ca sĩ mà tên tuổi đóng mác với những bài hát thời lính chiến, với những tuyên bố này nọ theo thời cuộc, cũng đã thay đổi trong suy nghĩ. Vì sao họ trở về? Và vì sao người ta rộng đường cho họ về, dù có thời, họ bị cấm diễn ở quê nhà?

Tiếng hát vượt ra khỏi thân phận

Kể từ sau cuộc trở về của nhạc sĩ Phạm Duy, trào lưu ca sĩ hải ngoại về VN ồ ạt bắt đầu, với những Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Tuấn Vũ, Giao Linh, Hương Lan, Elvis Phương, Lệ Thu, Phương Dung, Thanh Tuyền, Chế Linh... Họ được nhận cátsê cao ngất, hơn hẳn ca sĩ trong nước, các show đều cháy vé và lịch diễn cũng dày đặc. Khán giả vốn chỉ nghe họ qua băng đĩa, nay có dịp nhìn trực tiếp người mình hâm mộ. Người gặp nhiều rắc rối nhất khi trở về là Chế Linh và tuy trục trặc vì chọn nhầm đối tác, song cuối cùng, Chế Linh cũng có đêm diễn chính thức ở Hà Nội.

Ca sĩ Chế Linh khi trả lời phỏng vấn, cũng đã bộc bạch chân thật về chuyến về nước của mình: “Thoạt đầu, tôi nghĩ vô cùng khó khăn. Khi tôi cầm giấy phép trong tay, tôi rất mừng và tôi nghĩ ước mơ của nghệ sĩ nào ở hải ngoại cũng vậy, chứ không chỉ riêng cá nhân tôi. Tức là được trở về Việt Nam, để phục vụ khán thính giả đã chờ đợi bao nhiêu năm".

Thanh Tuyền - ca sĩ cùng thời với Chế Linh, Tuấn Ngọc, làm nghiêng ngả, thổn thức biết bao khán giả trước năm 1975, từng tâm sự, “hơn 30 năm xa nhà, tôi chưa có Tết”. Mặc dù sống ở xứ người, nhưng chị luôn nhớ về VN, mơ một lần hát cho khán giả quê nhà nghe, không cần tiền nong. Và khi đã hiểu “đời người chỉ như một hơi thở”, chị “nhìn ai cũng muốn họ bình an, đừng hận thù nữa, vì càng không có tình yêu với nhau, càng chuốc thêm đau khổ mà thôi”.

Cũng không ít ca sĩ lúc trở lại hải ngoại cũng đã bị làm khó và khi họ tham gia một số chương trình ở bên đó, thì bị cấm biểu diễn ở VN. Nhưng đó cũng chỉ là sự cấm đoán theo thời vụ. Câu trả lời là vì sao khán giả luôn yêu mến, ngưỡng mộ họ, bất chấp mọi thay đổi của thời đại? Giọng hát cũng có thân phận, sức sống, tình yêu và điều này cũng ngoài sức tưởng tượng chính chủ nhân của nó. Thế nên mới tìm đến tri âm. Và hơn bao giờ hết, Khánh Ly, Chế Linh chỉ còn mong ngày được hát ở Sài Gòn...

Theo Lao động

Trong chương trình The Jimmy show, danh ca Khánh Ly đã có những chia sẻ khá dài về khoảng thời gian mới đi hát. Bà tiết lộ mình từng bị từ chối khi hát ở phòng trà Sài Gòn ngày trước, từng sống chung với các vũ nữ và được giang hồ ở Đà Lạt bảo vệ. 

Khi nói đến nghệ danh Khánh Ly, bà kể rằng thời còn trẻ mình không được gọi là ca sĩ, không được đi hát ở phòng trà vì chỉ là một người vô danh, không ai để ý. Bà phải đổi tên vì ba mẹ quá khó, bắt phải đi học nhưng bà học không được. Nữ ca sĩ phải kiếm một cái tên khác để ba mẹ ở nhà khỏi biết mình đi hát. Từ đó tên của bà được đổi từ Lệ Mai thành Khánh Ly. Khoảng thời gian đầu đi hát, giọng ca Hạ trắng tâm sự bà thấy các ca sĩ như Yến Vỹ, Trúc Mai, Kim Chi… nhưng chỉ dám đứng nhìn từ xa. Thời điểm đó, Khánh Ly chia sẻ không ai biết đến bà nên bản thân cũng không dám lại gần tiếp xúc vì không biết phản ứng của các ca sĩ này thế nào.

Khánh Ly tiết lộ từng bị mẹ đuổi ra khỏi nhà vì nghỉ học đi hát

Ảnh: Chụp màn hình

Nữ ca sĩ chia sẻ bà đi hát từ những năm 1960. Thời gian đầu được giới thiệu và hát ở quán cơm xã hội dành cho sinh viên mà người ta hay gọi đó là phòng trà Anh Vũ. Bà kể mình chỉ đến đó hát vào buổi tối, vừa hát vừa sợ bị cảnh sát đến bắt vì chỉ mới 15, 16 tuổi. Tiếp đó, Khánh Ly chuyển sang hát cho phòng trà Đại Nam. Trong một lần tình cờ, bà ngồi chơi thì được thấy ca sĩ Trúc Mai và Kim Chi. “Hai chị hồi đó đẹp, sang như nữ hoàng. Họ ăn nhãn mà ăn rất nhỏ nhẹ rồi chùi tay vào cái khăn bàn. Hình ảnh đó làm tôi nhớ mãi trong đầu. Tôi không bao giờ dám ước mơ mình có ngày được như thế, nhưng thèm lắm. Tôi nhìn vào sắc đẹp, địa vị của những chị ca sĩ đó mà ao ước được như họ”, bà chia sẻ.

Năm 1962, Khánh Ly đi hát được đồng nào thì góp lại đồng đó để tìm cho mình một chỗ ở. Bà cho biết khi ba mẹ biết bà bỏ học đi hát giận quá đã đuổi ra khỏi nhà. Khi đi hát được một thời gian, bà gặp nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thuyết và được mời gia nhập vào nhóm của ông nhưng từ chối. Bà chia sẻ rằng vì lúc đó mình còn nhỏ, không hiểu phải gia nhập nhóm này kia hay có ước mơ để thành ca sĩ mà chỉ đi hát theo bản năng. 

Hình ảnh nữ danh ca sinh năm 1945 đi hát ở phòng trà vào những năm khoảng 15, 16 tuổi

Ảnh: Chụp màn hình

Kể về những năm tháng đi hát của mình, Khánh Ly cho biết bà từng rời Sài Gòn về lại Đà Lạt để kiếm tiền. Vào cuối năm 1962, khi bà chủ nhà hàng Night Club đang đi kiếm ca sĩ thì gặp và mời Khánh Ly về Đà Lạt. Tại đây, nữ ca sĩ sống trên tầng lầu riêng cho nhân viên trong nhà hàng và ở chung với các vũ nữ.

“Vũ nữ ngày đó là kiểu phụ nữ đến vũ trường, nếu ai không có khách nhảy cùng thì sẽ là bạn nhảy với họ. Những người đi nhảy phải trả tiền cho các vũ nữ đó theo giờ, hết giờ thì ai về nhà nấy. Thời đó vũ nữ chỉ làm việc như vậy thôi, những chuyện khác là không có đâu. Người ta đồn đại vậy thôi nhưng họ là những người đàn bà rất dễ thương. Dù là có phong trần, khổ ải nhưng họ là những người rất đáng quý”, Khánh Ly bày tỏ. Bà kể thêm, thời đó tính mình rất đàn ông và có chơi với các anh em giang hồ. Khánh Ly nói rằng các anh em giang hồ không bao giờ làm phiền đến ca sĩ, nhạc sĩ hay vũ nữ mà còn giúp đỡ và bảo vệ họ.    

Khánh Ly cho biết từng sống chung với các vũ nữ, được giang hồ bảo vệ khi ở Đà Lạt

Ảnh: Chụp màn hình

Khi được hỏi đến Thanh Tuyền, bà cho biết mình ở Đà Lạt nhưng không biết đến Thanh Tuyền vì lúc đó giọng ca Biển tình còn rất nhỏ, khoảng 12, 13 tuổi. Sau một thời gian, Khánh Ly chuyển sang phòng trà khác hát. Bà tiết lộ Thanh Tuyền từng kể rằng ngày đó còn ngồi ở bậc thang ngay chợ Đà Lạt để nghe Khánh Ly hát ở phòng trà. “Nhưng đến năm 15 tuổi, Thanh Tuyền xuống Sài Gòn hát và nổi tiếng ngay. Bởi vậy mới nói, Thanh Tuyền, Phương Dung tuy nhỏ tuổi hơn nhưng nổi tiếng sớm hơn tôi nhiều. Còn ông Chế Linh lúc đó cũng nổi tiếng lắm rồi. Tới năm 1967, tôi hát với ông Trịnh Công Sơn thì mới được người ta biết tới. Cái đĩa đầu tiên và bài đầu tiên tôi thu âm là Còn tuổi nào cho em”, giọng ca Mưa hồng cho biết.

Cũng trong chương trình, Khánh Ly kể lại chuyện mình từng bị chủ phòng trà từ chối vì nghĩ mình là ca sĩ vớ vẩn và không cho lên hát. Nữ ca sĩ cho biết khoảng năm 1966, khi xuống lại Sài Gòn bà làm quen với danh ca Minh Hiếu. Trong một lần bận việc, Minh Hiếu nhờ Khánh Ly đến phòng trà Tự Do hát thay mình. Bà cho biết lúc đó rất mừng, liền chạy đến phòng trà trình bày rồi xin hát. Tuy nhiên, bà bị ông chủ từ chối. “Ông ấy nhìn tôi và bảo là "Không, nhà hàng của tôi là nhà hàng lịch sự, sang trọng. Nếu ca sĩ nghỉ thì để ban nhạc chơi chứ không cho những ca sĩ vớ vẩn lên hát”. Tôi đi về nhưng cũng không buồn vì sự thật nó là như thế. Đâu ai biết mình là ai, chỉ là một con nhỏ phấn son không có, áo quần chẳng ra ca sĩ thì người ta không cho hát là đúng rồi. Nhưng nhiều năm sau đó, chính ông chủ phòng trà Tự Do lại mời tôi về hát. Tôi có nhắc lại và ông ấy chỉ cười thôi”, Khánh Ly nhớ lại. 

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề