Cách tính giá xăng dầu hiện nay

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 104/2021/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu.

Thông tư này làm rõ hơn nội dung đã được quy định trong Nghị định số 95/2021/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu với nhiều nội dung thay đổi về cơ chế điều hành xăng dầu và công thức tính giá.

Hướng dẫn phương pháp mới xác định yếu tố cấu thành trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu. Ảnh minh hoạ

Theo đó, Nghị định 95 quy định giá cơ sở xăng dầu ngoài được xác định từ nguồn nhập khẩu như trước đây và bổ sung quy định mới là tính thêm từ nguồn xăng dầu sản xuất trong nước.

Ngoài giá xăng dầu, giá cơ sở được tính thêm các khoản chi phí: Chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, chi phí kinh doanh định mức, mức trích lập quỹ bình ổn giá, lợi nhuận định mức, các khoản thuế phí và trích nộp khác theo quy định.

Công thức tính mới cũng bổ sung quy định về cách tính thuế thu nhập theo bình quân gia quyền.

Trên cơ sở đó, theo hướng dẫn của Thông tư số 104, các yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu bao gồm: Giá Etanol nhiên liệu; Tỷ lệ thể tích xăng, tỷ lệ thể tích Etanol nhiên liệu; Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới; Chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu; Chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt; Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng, Premium trong nước; Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức; Lợi nhuận định mức; Tỷ trọng [%] sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu.

Bộ Tài chính cho biết, các khoản gồm: Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước đến cảng [nếu có], chi phí kinh doanh định mức sẽ được rà soát, đánh giá và xem xét điều chỉnh định kỳ 6 tháng và hàng năm.

Trường hợp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đề nghị cũng như báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị Bộ Tài chính đánh giá và phối hợp với Bộ Công thương xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Được biết, hướng dẫn mới của Bộ Tài chính sẽ được áp dụng từ ngày 2/1/2022.

Sau thời gian dài xây dựng dự thảo, ngày 1-11, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 3-9-2014 về kinh doanh xăng dầu. Thời gian áp dụng từ ngày 2-1-2022.

Thay đổi công thức tính giá

Trong Nghị định 95, nội dung được người dân và doanh nghiệp [DN] kinh doanh xăng dầu quan tâm nhất là quy định về cách tính giá cơ sở xăng dầu, là mức giá để nhà điều hành làm căn cứ điều chỉnh giá bán lẻ trong nước.

Theo đó, công thức tính giá cơ sở sẽ gồm cả tỉ trọng nguồn sản xuất trong nước [từ các nhà máy hóa dầu] và nguồn nhập khẩu. Như vậy, giá cơ sở sẽ phụ thuộc vào giá và tỉ lệ nguồn sản xuất trong nước, nhập khẩu.

Giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định trên cơ sở yếu tố đầu vào gồm giá xăng dầu thế giới, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, mức trích lập Quỹ bình ổn giá, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận kinh doanh định mức, thuế, phí [thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, giá trị gia tăng...] và bổ sung cách tính thuế thu nhập theo bình quân gia quyền.

Còn giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước được xác định trên cơ sở giá xăng dầu thế giới cùng premium [khoản chênh lệch so với giá thế giới, được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng], chi phí định mức tối đa đưa về cảng, thuế tiêu thụ đặc biệt cùng các chi phí thuế, phí khác.

Riêng xăng sinh học được tính thêm tỉ lệ % theo thể tích xăng không chì, tỉ lệ % theo thể tích của ethanol được nhập khẩu và mua từ nguồn trong nước theo tỉ lệ nhất định.


Từ ngày 2-1-2022, hoạt động kinh doanh xăng dầu sẽ có nhiều quy định mới. Ảnh: PHI HÙNG

Chuẩn xác và phù hợp

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giảng viên Học viện Tài chính, cho rằng việc thay đổi công thức tính giá cơ sở xăng dầu như trên là chuẩn xác, phù hợp với giá quốc tế hiện nay.

“Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu cũng theo cách tính này nhưng chủ yếu dựa trên cơ sở giá xăng dầu nhập khẩu là chính. Còn hiện tại bối cảnh đã khác khi trong nước đã cung cấp được 70% nguồn cung tiêu thụ xăng dầu trong nước nên cách tính cần phải dựa trên các yếu tố chi phí hình thành từ hai nguồn” - ông Thịnh nói.

PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả [Bộ Tài chính], cho rằng theo cách tính này đã tách được hai nguồn. Tuy nhiên, nguyên tắc tính giá cơ sở cơ bản không có thay đổi, phù hợp với tập quán mua bán xăng dầu trong khu vực và thế giới, phản ánh đúng thực tế hiện nay.

Cùng với thay đổi công thức tính giá cơ sở xăng dầu, Nghị định 95 cũng thay đổi chu kỳ điều hành giá xăng dầu rút ngắn xuống 10 ngày, thay vì 15 ngày như hiện nay. Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 10% so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể.

Nhiều ý kiến đánh giá quy định thời gian điều hành giá xăng dầu như vậy là phù hợp, thậm chí các chuyên gia còn cho rằng cần giảm xuống bảy ngày điều hành một lần để xăng dầu dần dần về đúng bản chất thị trường.

Kiểm soát chặt cổ phần kinh doanh xăng dầu

Một nội dung đáng chú ý trong Nghị định 95 là đã quy định về chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thương nhân có hoạt động sản xuất xăng dầu nếu có nhu cầu chuyển nhượng thì phải được Thủ tướng cho phép. Nếu so với dự thảo, quy định này được xem là chặt hơn khi cho phép nhà đầu tư ngoại nắm cổ phần lên đến 35% nhưng nếu so với Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu thì đây là điểm mới.

PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả [Bộ Tài chính], cho biết do xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh, an ninh năng lượng nên Bộ Công Thương đã có sự cân nhắc kỹ về thời điểm mở cửa phù hợp. Khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO] năm 2007, một số lĩnh vực không cam kết mở cửa như xăng dầu, thuốc lá điếu, xì gà...

Sau 13 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng và ký kết nhiều các hiệp định thương mại tự do với hầu hết nền kinh tế trọng yếu trên thế giới. Với lĩnh vực xăng dầu, sau thời gian bảo hộ, về cơ bản các DN kinh doanh xăng dầu trong nước đã tổ chức được hệ thống phân phối rộng khắp.

Các nhà đầu tư nước ngoài rất am hiểu và tuân thủ theo các quy định, pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, trước đây do chưa có quy định chính thức và cụ thể về tỉ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài nên các DN trong nước cũng như các cơ quan quản lý nhà nước rất lúng túng trong quá trình thương thảo với họ. 

Giá vàng vẫn không 'thắng' nổi mốc 50 triệu đồng

[PLO]- Đồng USD giảm đã hỗ trợ cho vàng có điều kiện tăng giá trở lại nhưng không thể vượt ngưỡng 1.800 USD/ounce.

Theo thông tin từ Cục quản lý giá – Bộ Tài chính, những tín hiệu khả quan về việc sản xuất và sử dụng rộng rãi vắc-xin COVID-19 cùng với tình hình thời tiết lạnh bất thường tại nhiều khu vực trên thế giới, việc giảm sản lượng khai thác của nhiều nước sản xuất dầu mỏ đã ảnh hưởng đến diễn biến giá xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành này. Giá xăng dầu thế giới trong 15 ngày vừa qua tiếp tục xu hướng tăng mạnh [giá xăng dầu thành phẩm bình quân 15 ngày vừa qua tăng từ 8,02-10,37%].

Việc điều hành giá xăng dầu nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường ngay từ đầu năm 2021

Theo đó, giá xăng dầu bán lẻ trong nước hiện cũng đã điều chỉnh tăng dù Liên Bộ Công thương - Tài chính đã quyết định không trích lập quỹ bình ổn giá đối với tất cả các loại xăng dầu. 

Giá xăng trên thị trường trong kỳ điều hành này cụ thể tăng mạnh hơn 800đồng/lit. Đây cũng là mức đỉnh 1 năm của giá xăng. Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết nếu kỳ điều hành này không chi quỹ 2.000 đồng thì xăng E5 RON92 sẽ tăng 2.722 đồng/lít và xăng RON95 sẽ tăng 1.964 đồng/lít. Sau khi sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 tăng 722 đồng/lít lên 17.031 đồng/lit; xăng RON95-III tăng 814 đồng/lit lên 18.084 đồng/lit.

Mức tăng đột biến của giá xăng dầu bán lẻ khiến thị trường nhớ lại kịch bản "điều chỉnh nhỏ giọt khi giá dầu thế giới tuột giảm nhưng luôn tăng dựng đứng khi giá dầu thế giới phục hồi" đã được áp dụng trong nhiều kỳ trước đây.

Thậm chí, không ít người nhẩm tính trên cơ sở định giá xăng dầu mà cơ quan quản lý công khai, là: Giá 1lit xăng A95 nhập về cảng là 3.827 đồng; Thuế bảo vệ môi trường 4000 đồng; Thuế nhập khẩu 765 đồng; Thuế tiêu thụ đặc biệt 383 đồng; Thuế VAT làm tròn 383 đồng; Phí kinh doanh định mức 1.050 đồng; Phí lợi nhuận định mức 300 đồng; Trích lập quỹ bình ổn 1.150 đồng; Lợi nhuận doanh nghiệp 702 đồng; Tổng cộng 12.560 đồng. Xăng A95 đã tăng 814 đồng là 18.084 đồng. Theo đó, mức chênh lệch trên 5.000 đồng /lit xăng dường như đang thể hiện sự bất hợp lý trong tính giá xăng dầu? Và nếu thực sự bất hợp lý, tiền chênh lệch này đi đâu, trong khi lượng tiêu thụ của Việt Nam lên tới 45 triệu lit?

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Ngô Văn Tuân – Phó giám đốc công ty Cổ phần xăng dầu Dầu khí Thái Bình cho biết về tổng quan, COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh xăng dầu khi sản lượng bình quân của doanh nghiệp giảm khoảng 30%, tương đương tháng 4 năm ngoái, dẫn đến hậu quả lỗ cao. Vì vậy các doanh nghiệp đều phải xây dựng nhiều kịch bản điều phối thị trường cũng như tiết giảm chi phí, hao hụt. Bên cạnh đó, tình hình khí hậu khắc nghiệt ở nhiều nơi trên thế giới cũng đang tác động đến nguồn cung, khiến giá xăng tăng.  "Trước diễn biến giá xăng dầu tăng, vừa qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã phải cân nhắc và xả quỹ để bình ổn giá, một mặt hỗ trợ người tiêu dùng và mặt khác nhằm bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Các mức giá cơ sở hay giá bình ổn đều được quy định cụ thể tại Nghị định 83/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Bộ Tài chính tính giá xăng dầu bình quân của 15 ngày để cho ra mức giá cơ sở và áp dụng các loại thuế phí cũng như mức hỗ trợ bình ổn. Điều đó hoàn toàn phù hợp và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn, vắc xin phổ biến, nguồn cung dầu trên thế giới đảm bảo, có thể giá xăng sẽ hạ nhiệt". 

Liên quan đến cách nhẩm tính giá xăng dầu để ra giá bán lẻ được niêm yết có sự chênh lệch dôi dư xa, ông Tuân cho rằng cần xác định giá xăng nhập về theo mức giá đưa ra nhẩm tính, cần xác định ở thời điểm nào. Bởi mỗi thời điểm sẽ có mỗi giá khác nhau và theo đúng quy định pháp luật, "công thức tính" hiện tại đang không tính giá từng ngày. Theo đó cũng có biến số về các mức thuế phí áp dụng thay đổi theo mức giá cơ sở. 

Trao đổi với DĐDN, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho biết mặc dù hiện nay nguồn xăng dầu trong nước đã đáp ứng được khoảng 80 % từ 2 nhà máy: lọc dầu Dung Quất và lọc hoá dầu Nghi Sơn, so với trước kia ở mức 30 - 40 % khi chỉ có một nhà máy. Nhưng giá xăng dầu trong nước buộc phải theo sát giá của thế giới. "Tuy nhiên giá xăng dầu mỗi một nước không chỉ phụ thuộc vào giá thế giới mà còn phụ thuộc vào chính sách tài chính của mỗi quốc gia đó. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc có nước giá xăng rất cao nhưng có nước giá rất thấp. Và có thể thấy thuế và phí kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam rất cao, lên đến 40%".

Theo PGS, TS lý giải, thuế và phí kinh doanh xăng dầu cao [dẫn đến giá xăng bán lẻ được điều chỉnh cao], là do chính sách tài chính của Nhà nước, mục đích của Nhà nước khi tạo một nguồn thu lớn từ hoạt động kinh doanh này. Ông Long cũng cho rằng sở dĩ cung cách quản lý, điều hành giá xăng dầu còn đi theo kịch bản "điều chỉnh nhỏ giọt", tiếng là bám sát giá xăng dầu thế giới nhưng điều chỉnh chưa hòa nhịp, đó là vì diễn biến bám sát tình hình giá cả thế giới cần đặt trong điều kiện thị trường của các nước có sự cạnh tranh thực sự.

"Tại Việt Nam vẫn còn có doanh nghiệp giữ vị trí “thống lĩnh” nên buộc nhà nước phải định giá và căn cứ giá cơ sở. Đặc biệt, Việt Nam không thể định giá theo các nước, theo từng giờ, từng ngày mà trong nước tính giá xăng dầu bán lẻ theo mức bình quân 15 ngày, so với trước kia là 30 ngày. Tới đây, Nghị định 83/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu sửa đổi sẽ chỉ tính bình quân 10 ngày, đây cũng là điều bất cập do có những thời điểm giá xăng dầu thế giới điều chỉnh nhanh và mạnh khiến việc áp dụng bình quân 15 ngày có thể không theo kịp", ông Long nói.

Đánh giá của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề