Cách mắc các phần tử của mạch điện

Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, khoan tay, dao, tua vít, bút thử điện.

2. Vật liệu và thiết bị

  • Thiết bị: Cầu chì, công tắc, ổ lấy điện, đui đèn, bóng đèn, dây dẫn điện.
  • Vật liệu: Bảng điện, băng dính, giấy giáp.

II - NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Tìm hiểu chức năng của bảng điện

Bảng điện là một phần của mạng điện trong nhà. Trên bảng điện thường lắp những thiết bị đóng cắt, bảo vệ và lấy điện của mạng điện.

Hình 1. Sự phân bố bảng điện trong mạng điện trong nhà

  • Trong đó:
    • [1], [3] Cầu chì tổng
    • [2] Công tơ điện
    • [4], [5] Bảng điện nhánh
    • [6] Cầu dao tổng
  • Bảng điện chính: [Hình 1]
    • Cung cấp điện cho toàn hệ thống điện trong nhà
    • Thường chỉ lắp cầu chì tổng, cầu dao tổng hoặc áp tô mát tổng
  • Bảng điện nhánh:
    • Cung cấp điện tới các đồ dùng điện
    • Thường lắp cầu chì, công tắc, ổ cắm, hộp số quạt…

Hình 2. Bảng điện nhánh

2. Vẽ sơ đồ mạch điện

a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý

Hình 3. Sơ đồ nguyên lí mạch điện bảng điện

  • Bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn  và 1 ổ cắm điện
  • Công tắc và cầu chì mắc nối tiếp với nhau và  nối với dây pha
  • Bóng đèn, ổ cắm mắc song song với nhau và nối với dây trung tính
b.  Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

Một số lưu ý trước khi lắp đặt mạch điện:

  • Mục đích sử dụng: dùng để phân phối và điều khiển hợp lí nguồn năng lượng điện cho mạng điện và những đồ dùng điện
  • Vị trí lắp đặt bảng điện: gần cửa ra vào hoặc nơi thuận tiện nhất
  • Vị trí, cách lắp đặt các phần tử của mạch điện: cân đối, khoa học, thẩm mỹ, thuận tiện và hiệu quả sử dụng cao
  • Cần đặc biệt chú ý đến sự an toàn điện cho quá trình sử dụng

​Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:

  • Bước 1. Vẽ đường dây nguồn
  • Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn
  • Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện
  • Bước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

Bước 1. Vẽ đường dây nguồn

Bước 2. Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn

Bước 3. Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện

Bước 4. Vẽ nối đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí

Bảng 1. ​Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện

3. Qui trình lắp mạch điện bảng điện

Hình 4. Qui trình lắp mạch điện bảng điện

Các công đoạn Nội dung công việc Dụng cụ Yêu cầu kĩ thuật Bước 1. Vạch dấu Bước 2. Khoan lỗ bảng điện Bước 3. Nối dây mạch điện Bước 4. Lắp đặt thiết bị điện vào bảng điện Bước 5. Kiểm tra

Bố trí thiết bị trên bảng điện

Vạch dấu các lỗ khoan

Thước, mũi vạch hoặc bút chì

Bố trí thiết bị hợp lí

Vạch dấu chính xác

Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít

Khoan

Máy khoan

Mũi khoan

Khoan chính xác lỗ khoan

Lỗ khoan thẳng

Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện

Nối dây ra đèn

Kìm tuốt dây, kìm điện, băng dính

Nối dây đúng sơ đồ

Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật

Vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện

Tua vít, kìm

Lắp thiết bị đúng vị trí

Các thiết bị được lắp chắc, đẹp

Nối nguồn

Vận hành thử mạch điện

Lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện

Bút thử điện

Mạch điện đúng sơ đồ

Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật

Bảng 2. Qui trình lắp mạch điện bảng điện

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Hãy nêu tên các phần tử của sơ đồ mạch điện vào bảng dưới đây.

Đề bài

Hãy nêu tên các phần tử của sơ đồ mạch điện vào bảng dưới đây.

Lời giải chi tiết

STT

Tên các phần tử

1

2 cầu chì

2

1 ổ cắm

3

1 công tắc 2 cực

4

1 bóng đèn sợi đốt

5

Dây dẫn, nguồn điện xoay chiều

Loigiaihay.com

Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?

Đề bài

Mạch điện bảng điện gồm những phần tử gì? Chúng được nối với nhau như thế nào?

Lời giải chi tiết

- Mạch điện bảng điện gồm: 2 cầu chì, 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn và 1 ổ cắm địện.

- Cách ghép nối:

+ Công tắc và cầu chì mắc nối tiếp với nhau và nối với dây pha.

+ Bóng đèn, ổ cắm mắc song song với nhau và nối dây trung tính.

Loigiaihay.com

Trong lĩnh vực điện, mạch điện giữ một vai trò hết sức quan trọng. Nhưng khi được hỏi mạch điện là gì không phải ai cũng giải đáp được. Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về mạch điện, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn thông tin chi tiết về mạch điện.

Mạch điện là khái niệm được dùng để chỉ một tập hợp các linh kiện hoặc phần tử điện tử được lắp đặt và kết nối thông qua dây dẫn [hay còn được gọi là phần tử dẫn]. Vòng kín được tạo ra bởi những thiết bị sử dụng nguồn điện, trong vòng kín này, dòng điện có thể di chuyển qua một mạng điện hoặc một thiết bị để thực hiện chức năng nhất định.

Sơ đồ mạch điện

Hiện nay mạch điện được chia làm ba loại chính đó là mạch điện tử, mạch truyền dẫn năng lượng, mạch điện công nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Mạch điện tử: Mạch điện tử là một mạch điện được lắp đặt bên trong các thiết bị điện tử. Nó chứa nhiều các linh kiện và phần tử điện tử. Mạch điện điện tử được chia làm hai dạng đó là dạng thuần túy và dạng lai. Mạch điện tử thuần túy thường được sử dụng trong các thiết bị như tivi, máy tính, máy giặt,… Mạch điện dạng lai thường được sử dụng cho ô tô, lò vi sóng…
  • Mạch điện truyền dẫn năng lượng: Đây là loại mạch điện được đề cập rất ít trong thực tế. Nó là một thành phần nằm trong mạng lưới điện quốc gia với nhiệm vụ dẫn truyền năng lượng theo một nhánh nào đó.
Mạch điện truyền dẫn năng lượng
  • Mạch điện công nghiệp: Đây là loại mạch được sử dụng trong các thiết bị tại các nhà máy, nhà xưởng, cầu đường, tàu bè… Mạch điện công nghiệp có nhiệm vụ truyền năng lượng tới các thiết bị cần nguồn điện để hoạt động như: Motor, các thiết bị máy móc, hệ thống đèn chiếu sáng,… Đồng thời có thể có thêm mạch tín hiệu giữ nhiệm vụ đóng cắt việc cung cấp năng lượng cho các thiết bị.
Sơ đồ mạch điện công nghiệp

Ngoài cách phân loại trên đây người ta còn phân chia mạch điện theo nhiều cách khác nhau như: 

  • Phân chia theo loại dòng điện: Khi phân chia theo dòng điện chúng ta có mạch điện 1 chiều và mạch điện xoay chiều. 
  • Phân chia theo đặc tính của các thông số: Chúng ta có mạch điện tuyến tính và mạch điện phi tính.
  • Phân chia theo quá trình năng lượng: Khi phân chia theo quá trình năng lượng chúng ta có mạch điện là việc theo chế độ xác lập và mạch điện làm việc theo chế độ quá độ.

>>> Tìm hiểu thêm: dòng diện trong kim loại là gì?

Trong một mạch điện sẽ bao gồm nhiều các thông số khác nhau như nguồn điện, điện áp, điện trở, điện cảm, điện dung… Để các bạn hiểu rõ hơn dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn về những đại lượng này.

Điện trở đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiêu thụ năng lượng điện. Nó đảm nhận nhiệm vụ biến đổi điện năng sang các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, quang năng. Thông số điện trở trong mạch điện được tính bằng W và có công thức tính công suất điện trở tiêu thụ là p = R.i.2

Mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên điện trở được thể hiện qua công thức: uR = R.i

Nguồn điện áp đóng vai trò là tạo nên và duy trì điện áp tại hai cực của nguồn. Điện áp là khái niệm được dùng để chỉ sự khác biệt về điện tích giữa hai điểm xác định. Nếu hai điểm có sự chênh lệch về điện tích càng lớn thì chúng hút nhau càng mạnh.

Nguồn dòng điện hay còn được gọi là nguồn điện có nhiệm vụ cung cấp và duy trì một dòng điện cho mạch ngoài của nguồn điện.

Nguồn dòng điện

Điện cảm hay còn được gọi là hiện tượng tự cảm. Điện cảm được sinh ra từ cuộn cảm [cuộn dây], khi có một dòng điện i chạy bên trong cuộn dây, các vòng quấn của dây sẽ sinh ra từ thông. Đơn vị của điện cảm là Henry và được ký hiệu là H.

Cuộn cảm

Trong trường hợp dòng điện i xảy ra hiện tượng biến thiên thì từ thông lúc này cũng biến thiên.

Dòng điện bên trong mạch điện là khái niệm chỉ dòng chuyển động có hướng của các hạt điện tích. Tại các mạch điện, dòng điện được tạo ra do các electron chuyển dịch dọc theo dây dẫn điện.

Chiều dịch chuyển của dòng điện được quy ước là chiều chuyển động của điện tích dương.

>>> Tìm hiểu: dòng điện là gì, dòng điện có tác dụng gì

Điện tích q sẽ tích lũy trên tụ điện khi đặt điện áp Uc lên hai đầu của tụ điện. Nếu trong trường hợp điện áp biến thiên sẽ có dòng điện chuyển dịch qua tụ điện.

Như vậy, điện dung C là đại diện cho đặc trưng tích lũy năng lượng của điện trường [phóng thích điện năng] bên trong tụ điện. Đơn vị của điện dung là Flara và được ký hiệu là Fl.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng quan về mạch điện chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được mạch điện là gì cũng như các đại lượng có trong mạch điện. Chúng tôi đã có những bài viết chia sẻ chuyên sâu về từng đại lượng bên trong mạch điện, các bạn có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn về chúng nhé!

Xem thêm bài viết khác:

Video liên quan

Chủ Đề