Cách về thửa đất trên Microstation

Hướng dẫn microstationTrình tự biên tập 1 bản đồ địa chính:[tham khảo]Cách 1: Bước 1: Thiết lập cho 1 bản vẽ trên Microstation, sử dụng seed_bd.dgn và d_chinh.cell . Lưu ý khi sử dụng seed_bd.dgn thì có 1 số đối tượng đã được vẽ sẵn trong bản vẽ này nên trước khi vẽ bạn cần xóa tất cả các đối tượng nàytrước khi làm các bước tiếp theo dưới đây. Bước 2: Thiết lập đơn vị cho bản vẽ [m ; cm] Bước 3: Load modul Famis Bước 4: Cơ sở dữ liệu trị đo => Triển số liệu đo chi tiết vào Microstation [nhớ load cell]. Bước 5: Nối điểm theo số liệu thu thập được. Tìm, nối, sửa chữa, xóa tất cả các đường bị nối nhầm, bị nối sai không đúng như trên thực địa. Sau khi sửa xong hết thì thoát khỏi trị đo[để làm mất hết các điểm đo chi tiết và các trạm máy - không cần thiết cho phần biên tập bản đồ sau này]. Bước 6: Đưa tất cả các dữ liệu đường về lớp 10 Bước 7: Famis Cơ sở dữ liệu bản đồ => Kết nối với cơ sở dữ liệu. Tự động tìm và sửa lỗi + Sửa lỗi [cần phải sửa sao cho đúng như trên thực địa, nhớ các vùng phải khép kín]. Sau khi sửa lỗixong nhớ: Kết nối với cơ sở dữ liệu. Bước 8: Kiểm tra thửa nhỏ [nhớ Kết nối với cơ sở dữ liệu] Bước 9: Tạo Topology [nhớ Kết nối với cơ sở dữ liệu] Bước 10: Đưa các dữ liệu của thửa đất [mã SDĐ 2003, tên chủ sử dụng, mã loại đất, diện tích pháp lý, địa chỉ, ] vào trong vùng của thửa đất [ở dạng Text - font 190: vntime]; các text này nằm gọn ở trong vùng, không nằm trên đường ranh giới thửa hay bất kì 1 đoạn thẳng nào, không nằm nửa vời [1 nửa bên thửa này, 1 nửa bên thửa kia] [không cần quan tâm đến kích thước chữ]. Các dữ liệu này nằm trên các lớp khác biệt với nhau. Vd: Mã SDĐ 2003 ở lớp51, tên chủ sử dụng ở lớp 52, địa chỉ ở lớp 53, miễn là các lớp đó chưa có dữ liệu nào cả. Bắt đầu gán dữ liệu cho thửa đất. [nhớ Kết nối với cơ sở dữ liệu] Bước 11: Đánh số thửa tự động. [nhớ Kết nối với cơ sở dữ liệu] Bước 12: Vẽ nhãn thửa Bước 13: Chọn thuộc tính cho các đường về đúng lớp như trên thực địa [Chọn lớp thông tin]. Cái nào là đường thửa đất, cái nào là thủy hệ, cái nào là đường giao thông, [nhớ Kết nối với cơ sở dữ liệu]. Bước 14: Tạo mảnh chắp [Tạo bản đồ địa chính] theo yêucầu cho từng tỷ lệ bản đồ khác nhau [1:200, 1:500, 1:1000, ]. Chọn lớp thực thi tạo mảnh chắp ở 1 lớp riêng, không được trùng với 1 lớp nào đã làm trước đó. Bước 15: Nếu tạo mảnh chắp mà đường của mảnh chắp đi qua thửa đất, thì phải chia thửa đất theo đường tạo mảnh chắp[thành 2 hay 3 ,4 phần tùy thuộc vào đường tạo mảnh chắp đi qua như thế nào]. Sau đó làm lại tuần tự theo Bước 9 [nhớ xóa Topology cũ trước khi tạo mới] đến Bước 12 Lưu ý: Nếu chia 1 thửa đất thành 2 phần: 1 to + 1 nhỏ thì chỉ lấy nhãn cho thửa to. Lưu ý khi chia các kiểu đường giao thông, thủy hệ phải gán nhãn cho chính xác. Bước 16: Vẽ khung bản đồ theo tỷ lệ bản đồ. Tùy theo từng máy tính mà ta sẽ chọn khoảng phá khung trước rùi mới chọn bản đồ [đa số các máy], có một số máy lại phải chọn bản đồ trước rùi mới chọn khoảng phá khung [chỉ 1 số ít rất nhỏ các máy mới có tình trạng này]. Chọn khoảng phá khung như thế nào thì phải đọc quy phạm thành lập bản đồ địa chính để hiểu rõ hơn. Nếu ở trên ta tạo mảnh chắp cho bản đồ ở tỷ lệ nào thì khi tạo khung ta tạo khung ở tỷ lệ đấy. Vd: mảnh chắp tỷ lệ 1:500 thì vẽkhung sẽ là 1:500, Cách 2: gần giống cách 1 ở một số bước Ta vẫn sẽ làm Bước 1 đến Bước 6 như trên. Bỏ qua từ Bước 7 đến Bước 13. Ta làm Bước 14 trước rùi mới làm Bước 7 => 13. Cuối cùng vẫn là Bước 15 ,16. Chú ý:o Đường dẫn tới thư mục chứa Cell và Font của Microstation: Mình không cần biết các bạn cài Micro ở ổ nào. Nhưng theo mặc định mình cài Micro thì thư mục chứa Micro sẽ ở ổ C như thế này: C:\WIN32APP\ustation Còn đường dẫn tới thư mục chứa Cell và Font: C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default-Thư mục Cell : C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\cell-Thư mục Font : C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\symb hoặc C:\WIN32APP\ustation\wsmod\mapping\symb [ mình cũng chưa biết cài nào đúng nữa ]-Thư mục Seed file : C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default\seed Còn 1 cách khác nếu như bạn để ý kĩ ở trong Micro, bạn khởi động vàophần mềm: trên thanh menu: Element > Cells => hiện ra bảng Cell Library > File > Attrach => hiện ra bảng Attrach Cell Library > ở cột thứ 2 bên tay phải bạn sẽ thấy có đường dẫn tới thư mục chứa Cell [ cái này chi áp dụng khi bạn chưa chỉnh gì ở thư mục chứa ,còn nếu ko tìm thấy thì buộc bạn phải nhớ theo cách ở trên ].Cách này tương tự với Font: Utilities > Install Fonts => hiện ra bảng Font Installer > ở cột thứ 2 bên tay phải [ Destination File ] > kích vào Open o Bộ seed và cell đầy đủ: Cái này mình vẫn dùng: [mình sưu tầm được từ nhiều nguồn trên mạng]Cell: //www.mediafire.com/?2109co4gp39sfq8Seed: //www.mediafire.com/?2912qilrc6hvsd7 Chú ý: Khi dùng bộ Seed file của mình: Khi down về các bạn chưa giải nén vội, bạn hãy copy vào thư mục chứa Cell và Seed theo đường dẫn sau: C:\WIN32APP\ustation\wsmod\default ,sau đó giải nén [ Extract Here ] , nếu xuất hiện bảng thông báo thì chọn Yes to All [ giải nén mới sẽ đè lên file cũ ]. Có điều khó hiểu ở đây là khi giải nén xong file nén Seed thì thư mục Seedcũ sẽ bị biến mất, giống như tàng hình vậy, cái này không có vấn đề gì, nó vẫn ở đấy thui.Khi nào các bạn dùng Microstation thì nó vẫn hiển thị ở trong Micro, vẫn dùng được như bình thường.o Lưu trữ bản vẽ của Microstation: Đối với 1 bản vẽ Microstation, việc lưu trữ nó trong ổ rất quan trọng, nếu bạn không để ý thì sẽ gặp vài vấn đề rắc rối. Đây là 1 số ví dụ về việc làm cho 1 bản vẽ Microstation hoạt động khó khăn hoặc không thể mở 1 cách bình thường được: - Tên thư mục chứa file quá dài và nhiều kí tự: C:\A_B_C_D_E_F_G_H_I C:\ABCDE&_^FGHIJKLM$%@^& - Lưu trữ file ở quá sâu trong 1 thư mục chứa có tên dài và chứa nhiều kí tự: C:\ABC\DEF\GHI\JKL\MNK C:\AB$C\DE%F\GHI\JKABCDE&_^FGHIJKLM$%@^&L\MNK Để giải quyết vấn đề này ta nên đặt tên file, thư mục chứa file ở dạng ngắn gọn, ở dạng tên dễ hiểu, dễ nhớ, đảm bảo phục vụ mục đích cho việc quản lý các file dễ dàng hơn, dễ tìm kiếm lại về sau. Nên lưu các file này ở 1 đường dẫn ngắn gọn, nhiều là 2 => 3 tầng thư mục chứa. Vd: C:\ABC\BCA

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào các tính năng mở của MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng đối với một số phần mềm khác [MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand…] lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation. 

MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ

1. Vài nét chung về phần mềm MicroStation: - Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. - Người dùng còn rất hứng thú với những tính năng MicroStation là phần mềm nền cho những ứng dụng cực kỳ thông minh khi tập hợp các giải pháp xử lý bản đồ địa hình, địa chính, chẳng hạn xử lý những vấn đề liên quan đến hệ tọa độ, phun điểm nền bản đồ từ đo đạc thực tế...với các các ứng dụng khác như: Famis, Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, Mrfclean và eTools, eMap. MicroStation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm khác qua các file [.dxf] hoặc [.dwg] để mở trên Autocad. Ngoài ra, các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn [seed file] được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các file bản đồ.

Xem toàn bộ hướng dẫn căn bản tại đây...;


1.Nhóm lệnh sao chép, dịch chuyển đối tượng

1-Copy Element: Sao chép đối tượng

2-Move Element: Dịch chuyển đối tượng

Đánh dấu / không vào ô Make Copy để chuyển đối giữa hai lệnh Copy và Move

2-Move Paralell: Sao chép/ dịch chuyển đối tượng với một khoảng cách cho trước. Nhập giá trị khoảng cách và ô Distance.

4-Scale Element: Thay đối tỉ lệ đối tượng. Nhập tỷ lệ thu phóng đối tượng vào ô X scale và Y scale

5-Rotate: Quay đối tượng. Chon phương pháp quay-Method

6-Mirror: Lấy đối xứng vói đối tượng.

7-Construct Array: Tạo mảng

  • Array Type: Kiểu mảng: Rectangular: Mảng hình chữ nhật, Polar: Mảng hình tròn.
  • Rows: Số hàng của mảng
  • Columns: Số cột của mảng
  • Rows Spacing: Khoảng cách giữa các hàng
  • Columns Spacing: Khoảng cách giữa các cột

2/ Nhóm lệnh sửa chữa đối tượng

1-Modify Element: Thay đối 2 đầu mút đối tượng

2-Delete Part Of Element: Xóa một phần đối tượng

3-Extend Line: Kéo dài, thu ngắn đối tượng [ hướng không đổi]

4-Extend 2 ELement to Intersection: Kéo dài thu ngắn đối tượng  đến giao điểm của 2 đối tượng đó.

5- Extend Element to Intersection: Kéo dài đối tượng đến giao với một đối tượng khác

6-Trim Element: Xóa phần đoạn thẳng thừa

3/ Nhóm lệnh thay đối thuộc tính đối tượng

Change Element Attributes: Thay đổi thuộc tính đối tượng

  • Level: Thay đối lớp
  • Color: Thay đổi màu sắc đối tượng
  • Style: Thay đối kiểu đường nét
  • Weight : Thay đối lực nét đối tượng

Change Element to Active Fill Type: Thay đổi thuộc tính của các đối tượng dạng vùng

  • Fill Type: Kiểu tô màu
  • Fill Color: Màu tô

4/. Lệnh xóa đối tượng: 
5/ Nhóm lệnh làm việc với Fence


1- Place Fence: Tạo Fence.
2- Modify Fence: Sửa chữa Fence.
3- Manipulate Fence Contents: Sao chép, dịch chuyển, quay
các đối tượng sử dụng Fence.


4- Delete Fence Contents: Xóa các đối tượng sử dụng Fence.
5- Drop Fence Contents: Phá vỡ liên kết [Drop] giữa các đối tượng khi làm việc với Fence

Chú ý: Khi thực hiện các lệnh có sử dụng Fence, các lệnh sẽ có tác

dụng khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung của Fence [fence mode], xem chức năng của từng fence mod ở phần sử dụng fence của chương này

6/ Nhóm lệnh tạo liên kết/phá vỡ liên kiết các đối tượng


1- Drop Element: Phá vỡ liên kết các đối tượng.
2- Create Complex Change: Tạo liên kết giữa các đối tượng.

3- Create Complex Shape: Tạo vùng từ những đối


tượng riêng lẻ., trong đó :

– Manual: Tạo vùng bằng cách chọn lần lƣợt các đối tượng của vùng. Nếu các đối
tượng không khép kín, chương trình tự động khép kín vùng.

– Automatic: Bấm chuột vào 1 đường bao của vùng, chương trình tự động dò tìm đường bao của vùng. Nếu chọn sai đường bao, ấn phím phải chuột, chương trình sẽ dò tìm theo hướng khác.

4- Create Region: Lệnh tô màu cho đối tượng khép kín.


Xuất hiện của sổ Create Region, cần thực hiện các bước sau:

– Chọn phương pháp tạo vùng [Method]

Intersection: Lấy vùng là giao của 2 vùng.

Union: Cộng vùng.

Deffrence: Trừ vùng.

Flood: Tạo vùng.
Chọn phương pháp tạo vùng là Flood.

– Chọn kiểu tô màu [Fill Type]

None: Không tô màu.

Opaque: Tô màu không có đường viền. [Chọn kiểu này]

Outlined: Tô màu có màu viền vùng [màu viền quanh vùng là màu trên
thanh công cụ Primary Tools]

– Chọn màu tô: Fill Color.

– Đánh dấu vào Keep Original để giữ các vùng xung quanh. Sau đó, bấm chuột vào 1 điểm ở trong thửa đất, con chuột sẽ tự động dò tìm đường bao của thửa đất, ấn tiếp phím Data kết thúc tô màu.

Hướng dẫn cài đặt phần mềm MicroStation: SE và Vi8; một số lệnh cơ bản; Xuất tọa độ tự động ra file TXT và ghi tọa độ điểm trực tiếp trên MicroSation V8i; nhập tọa độ vào bản vẽ có sẵn từ *txt; Các chế độ bắt điểm [Snap Modes] trong MicroStation;  


Slide tham khảo;
Link một số phần mềm chuyên ngành kỹ thuật;
Link khắc phục một số lỗi Microstation

Nguyễn Văn Bách sưu tầm và biên tập

  •  Hướng dẫn cài đặt phần mềm Microstation, phần mềm bản đồ, đất đai
  •  Win, ghost, boot, tự sửa, cài đặt máy tính cơ bản nhất
  •  Khoảng cách giữa Bullets, Numbering, Multilevel list và chữ
  •  Sửa lỗi macro khi mở file word, click ok nhiều lần mới mở được
  •  Ứng dụng lịch Google để theo dõi, triển khai công việc

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay77
  • Tháng hiện tại436
  • Tổng lượt truy cập764,190

Video liên quan

Chủ Đề