Cách thuê vỉa hè

Thuê mặt bằng vỉa hè là một trong những hình thức đang được nhiều người chú ý. Đặc biệt khi giá thuê mặt bằng hồ chí minh hiện nay ngày tăng cao thì mặt bằng vỉa hè trở thành một nơi hoàn toàn lý tưởng. Điều khiến nhiều người tin rằng lựa chọn thông minh để tiết kiệm chi phí khi thuê mặt bằng vỉa hè là gì. Hãy tham khảo bài viết dưới đây mà chothuenha.me sẽ giúp bạn có sự lựa chọn thông minh.

Một số nhầm tưởng thường thấy nhất khi người ta thường nghĩ buôn bán vỉa hè chỉ dành cho hàng quán nhỏ. Trên thực tế, có những địa điểm rất đắt giá mang lại lợi nhuận cực kỳ lớn nhưng giá thuê mặt bằng vỉa hè lại cực kỳ rẻ.

Những ưu điểm khi thuê mặt bằng vỉa hè

Ưu điểm lớn nhất khi thuê mặt bằng hồ chí minh kinh doanh vỉa hè chính là chi phí thuê mặt bằng vỉa hè thấp. Nhờ ưu điểm này, dù bạn có thuê mặt bằng ở khu vực đắt đỏ nhất thì giá thuê mặt bằng vỉa hè sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Hơn nữa, ẩm thực đường phố là một nét đặc trưng riêng ở Việt Nam. Hình thức kinh doanh vỉa hè thường dễ dàng thu hút được nhiều khách hàng. Bạn sẽ không cần chi trả quá nhiều tiền để làm marketing,...

2. Nên lựa chọn loại kinh doanh nào trên mặt bằng vỉa hè giá rẻ

Mặt bằng vỉa hè có thể phù hợp với nhiều loại hình thức kinh doanh. Từ cà phê take away, bánh mỳ, trà sữa, kem, bún, bánh tráng,... rất nhiều loại hình có thể phù hợp để thuê mặt bằng vỉa hè.

Tuy nhiên, như ưu điểm đã nói ở trên, giá thuê mặt bằng vỉa hè rẻ sẽ phù hợp với những người kinh doanh ít vốn hơn. Nên bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại hình kinh doanh nào cũng được nhưng nó phải dựa trên số vốn đang có.

3. BDS123 mách nhỏ để thuê mặt bằng vỉa hè

Việc kinh doanh vỉa hè có thể mang lại hiệu quả tốt nếu bạn thực hiện tốt một số lưu ý sau đây:

- Thứ nhất, vỉa hè là nơi nằm ở mặt tiền của đường đi. Chính vì vậy, khi lựa chọn kinh doanh mặt bằng vỉa hè, nên chọn nơi có lượng người qua lại đông. Hoặc một số địa điểm đặc thù như khu du lịch, ktx sinh viên, địa điểm ngắm cảnh,...

Lưu ý khi thuê mặt bằng vỉa hè

- Thứ hai, cần lưu ý vấn đề vệ sinh của mặt bằng vỉa hè. “Tôi đã từng gặp một vài cửa hàng buôn bán nhưng không vệ sinh sạch sẽ mặt bằng. Nó là nguyên nhân chính khiến tôi không muốn quay trở lại quán đó lần nào nữa”. Việc đảm bảo vệ sinh là yêu cầu tối thiểu và cần thiết để giữ được khách hàng.

- Thứ ba, ánh sáng khi kinh doanh mặt bằng vỉa hè là yếu tố cần thiết bởi đa phần cửa hàng dựa vào ánh sáng của đèn đường. Nếu như hôm ấy, xảy ra sự cố đèn đường không sáng đồng nghĩa với việc cửa hàng của bạn sẽ tối đen. Nên chuẩn bị riêng cho mình một nguồn sáng sẽ đảm bảo khách hàng luôn được phục vụ ở trạng thái tốt nhất.

Lời kết

Bắt đầu kinh doanh thì mặt bằng vỉa hè sẽ là lựa chọn thông minh và an toàn nhất. Số tiền vốn bỏ ra không quá nhiều, bạn có thể thoải mái lựa chọn mà không cần phải đắn đo quá nhiều.

Hơn nữa, cần chú ý những điều mà bds123.vn đã mách nhỏ thì chắc chắn sẽ có thể thu hút và duy trì lượng khách hàng thường xuyên. Không chỉ vậy, thuê mặt bằng kinh doanh vỉa hè cũng là một cách tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn rất nhiều so với thuê mặt bằng kinh doanh thông thường.

Lợi ích của việc mặt bằng kinh doanh tốt là không thể phủ nhận. Thế nhưng làm thế nào để có được mặt bằng kinh doanh tốt và thuận lợi lại là một câu chuyện khác. Trước những khó khăn đó, Bánh Mì Má Hải tiếp tục câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm tìm kiếm mặt bằng kinh doanh hiệu quả. 

+ Xem thêm: 5 tiêu chí lựa chọn mặt bằng kinh doanh vỉa hè 

Kiểm tra về tài chính

Thuê mặt bằng chắc chắn sẽ cần có tiền. Mặt bằng đẹp chưa đủ mà nó phải phù hợp với năng lực tài chính, tiềm năng sinh lời. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi mở chưa có thu nhập tốt, chấp nhận chịu lỗ. Vì vậy tính toán đến chi phí cố định và chi phí phát sinh xem bạn có đủ khả năng về tiền bạc nếu thuê địa điểm đó hay không.

Thông thường một mặt bằng kinh doanh vỉa hè sẽ có giá giao động từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/ 1 tháng. Trong mức đó có thể dao động chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn một chút. Tuy vậy bạn cũng nên tính toán về mức doanh thu dự tính bạn phải đạt được nếu muốn có lời. 

                                        Kiểm tra tài chính để cân đo đong đếm cho phù hợp

Ví dụ Bạn kinh doanh bánh mì chả cá ở vỉa hè. Chi phí cho một ổ bánh mì bao gồm nguyên liệu, tiền gas,… là 8.000 đồng. Bạn bán với mức giá 15.000 đồng. Như vậy bạn lời được khoảng 7.000 đồng trên 1 ổ. Nhưng nếu bạn thuê 1 mặt bằng với giá 1,8 triệu đồng/ 1 tháng thì trung bình một ngày bạn chịu mức phí 60.000 đồng cho mặt bằng. Bạn cần phải bán với mức là trung bình 60 ổ một ngay thì mới bắt đầu có lời. Còn nếu chỉ bán được 40 ổ thì bạn chỉ mới hoàn vốn. Đó là chưa kể còn những chi phí như thuê nhân viên, tu sửa xe, chi phí vận chuyển,…

Tìm kiếm và sàng lọc mặt bằng kinh doanh 

Bạn đã xác định được khu vực dự kiến bạn sẽ thuê mặt bằng. Vậy thì lúc này bạn cần bắt đầu vào quá trình tìm kiếm và sàng lọc, lựa chọn mặt bằng phù hợp. 

Bạn cần xác định rõ mặt bằng bạn dự kiến thuê sẽ trong khoảng tầm giá bao nhiêu?  Diện tích mặt bằng là bao nhiêu? Và bạn cần mặt bằng để kinh doanh mặt hàng gì? Khi có được những thông tin đó việc tìm kiếm sẽ dễ dàng hơn. 

                                                 Kiếm mặt bằng kinh doanh nên có sự lựa chọn kĩ càng

Bạn cũng có thể tìm kiếm online dựa trên các trang bất động sản để tìm kiếm mặt bằng. Thông thường các trang đăng tin đã có hình ảnh và địa chỉ, thông tin người cho thuê. Bạn chỉ cần lựa chọn dựa trên các thông tin đó là đã được 50% quá trình kiếm mặt bằng rồi. 

Nếu bạn kinh doanh vỉa hè thì Má Hải khuyên bạn nên tìm kiếm dựa trên khảo sát thực tế bên ngoài. Vì kinh doanh vỉa hè không tốn quá nhiều diện tích mà nếu may mắn bạn có thể xin bán mà không cần tốn chi phí mặt bằng.

Kinh nghiệm đàm phán để thuê mặt bằng

Bạn cần có sự thăm hỏi đối với chủ nhà hoặc những người bán vỉa hè, nơi bạn dự định kinh doanh. Bạn phải “xin” để có một chỗ đứng. Chớ đừng thấy chỗ đó ngon, không ai bán, rồi cứ đặt xe vô đó thì xác xuất chết rất cao. Còn nếu mặt bằng đó chủ nhà cho thuê thì bạn cần nắm vững những điều sau:

                                     Kỹ năng đàm phán rất cần thiết trong việc thuê mặt bằng


Không vội vàng quyết định

Chấp nhận hay từ chối lời chào giá của chủ nhà cho thuê vội vã là sai lầm. Đôi khi nó khiến bạn đánh mất đi cơ hội có được địa điểm kinh doanh đẹp. Mua có thêm, bán có bớt vì vậy mà việc kiên trì trao đổi một chút đôi khi giúp bạn có được kết quả thương lượng tốt. Tránh chấp nhận sớm quá mà đôi khi nó khiến người cho thuê cảm giác như mắc lừa cho thuê quá rẻ. Từ chối quá sớm lại bỏ đi cơ hội đàm phán với chủ nhà thiện chí và có thể bớt giá hay chấp nhận các yêu cầu của bạn…

Đừng cố dành hết lợi ích về mình

Trong đàm phán hãy biến các bên đều trở thành người chiến thắng. Người cho thuê cửa hàng bao giờ cũng muốn có được lợi ích và người thuê cũng vậy. Vì vậy, nếu có thể cân bằng lợi ích và khiến cho đôi bên cảm thấy đều nhận được lợi ích thì dễ có được hợp đồng tốt.

Cố gắng tạo cảm giác thoải mái và niềm nở thân thiện

Bạn đừng quá gồng mình hoặc khó chịu khi không nhận được thỏa thuận như ý. Để kinh doanh thì bạn cần có sự thoải mái và suy nghĩ tích cực. Bạn có thể niềm nở với chủ thuê và xin được thỏa thuận lại. Chỉ cần một chút dịu ngọt và khéo léo, bạn có thể làm hài lòng hai bên. Cố gắng giữ sự bình tĩnh và suy nghĩ tích cực. Rồi bạn sẽ có được một mặt bằng kinh doanh phù hợp. 

+ Xem thêm: Kinh nghiệm bán bánh mì chả cá cho người mới 

+ Xem thêm: Thông tin nhượng quyền của Bánh Mì Má Hải 

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ văn phòng: 7A/54 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0981 051 510 – 1900 636 694

Email:

Kinh doanh vỉa hè tưởng chừng là công việc đơn giản, ít vốn nhưng thực tế lại chẳng phải vậy. Khó khăn và đầy cạnh tranh, nhưng nếu nắm vững 3 mẹo kinh doanh vỉa hè dưới đây thì chắc chắn bạn sẽ tự tin và làm tốt hơn rất nhiều.

1. Kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè - thuê địa điểm như thế nào?

Chọn một khu vực có vị trí thuận lợi để ổn định vị trí kinh doanh là đủ

Cũng như cửa hàng, kinh doanh vỉa hè bạn cũng cần thuê mặt bằng. Những vỉa hè trên phố lớn nhiều người qua lại thì càng có giá thuê cao, thậm chí có thể lên đến 30.000.000 VNĐ/tháng. Tuy nhiên nếu mới khởi nghiệp, số vốn còn nhỏ, chưa rõ lời lãi được bao nhiêu thì bạn chỉ cần tìm một khu nho nhỏ, vị trí thuận lợi thuê lại để ổn định vị trí kinh doanh là đủ. Nhớ rằng khi thuê vỉa hè kinh doanh bạn phải yêu cầu chủ cho thuê có giấy tờ minh bạch, rõ ràng từng điều kiện, thỏa thuận. Ngoài ra xe đẩy hay quầy hàng di động cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm chi phí khi mới bắt đầu kinh doanh.

2. Lường trước mọi khó khăn

Theo Luật giao thông đường bộ thì bạn sẽ không được phép kinh doanh buôn bán trên vỉa hè, tuy nhiên tùy thuộc vào khu vực vẫn có những "luật ngầm" nhất định. Do đó để đảm bảo việc buôn bán thuận lợi bạn cần phải tìm hiểu kỹ những vấn đề này trước khi bắt đầu.
Kinh doanh vỉa hè cũng có những khó khăn mà bạn không thể lường trước nhe mưa, nắng bất thường, hay công an, trật tự đến dẹp quán. Vậy nên ngoài chuẩn bị ô dù che mưa nắng cho khách bạn cũng cần tối giản đồ đạc để dọn dẹp nhanh nhất có thể.

3. Cảnh giác và tự bảo quản tài sản

Kinh doanh vỉa hè ngồi tràn lan khắp nơi nên khó để kiểm soát xem khách có bùng tiền hay đi mà xách theo đồ của quán hay không

Theo kinh nghiệm kinh doanh vỉa hè của nhiều người, hình thức buôn bán này tiềm ẩn nhiều rủi ro "bùng tiền" nhất. Vì khách đến rất đông, lại không có camera hoặc biện pháp theo dõi nào dẫn đến chẳng thiếu trường hợp ăn uống xong nhân dịp khách đông sẽ lẻn đi mất. Vậy là coi như bao công sức lãi lời đều biến mất.

4. Kinh doanh vỉa hè đừng bỏ lỡ thị trường online

Thời đại công nghệ phát triển, website bán hàng, group ăn uống trên Facebook và các ứng dụng ship đồ ăn mọc lên rất nhiều. Đó cũng chính là cơ hội phát triển cho các cửa hàng vỉa hè. Đừng nghĩ hàng quán vỉa hè bình dân bán online sẽ chẳng ai quan tâm. Nếu món ăn của bạn ngon, được nhiều review từ thực khách thì đảm bảo mạng xã hội chính là nơi giúp bạn đến được với rất nhiều khách hàng gần xa đấy.

5. Kinh doanh vỉa hè nên buôn bán gì?

Có rất nhiều mặt hàng có thể bán trên vỉa hè nhưng đồ ăn vặt và quà sáng như bánh mỳ, xôi, bún đậu mắm tôm, ốc, bánh khoai,... vẫn là các mặt hàng "hot" nhất. Các mặt hàng này có thể đem về doanh thu mấy trăm nghìn đồng một ngày cho chủ cửa hàng. Do đó dù là buôn bán vỉa hè cũng có rất nhiều người mong muốn sử dụng phần mềm quản lý bán hàng nhằm ghi chép lại chi tiết chi tiêu, nguồn hàng, nguyên liệu và doanh thu.

Video liên quan

Chủ Đề