Cách chào hỏi của người ả Rập

Khi lên kế hoạch làm việc với đối tác Ả Rập Xê Út ở đất nước của họ, bạn cần thông báo sớm cho họ chuẩn bị. Việc sắp xếp thời gian bạn nên tránh thời điểm lễ Ramadan, giờ cầu nguyện trong ngày.

Để tiện giao dịch, danh thiếp của bạn nên làm một mặt tiếng Anh và một mặt tiếng Ả Rập, như vậy rất dễ cho họ nhớ và có thiện cảm với bạn.

Quá trình đàm phán thường là cởi mở, có thể vừa nói chuyện vừa uống cà phê.

Người Ả-rập Xê-út khá chú trọng đến nghi lễ chào hỏi khách. Họ rất vui khi bạn nói được một vài câu chào cơ bản bằng tiếng Ả Rập như: Sa lam wa lây kum…Khi chào hỏi có kết hợp bắt tay thân thiện, nhưng bạn cũng nên để ý họ có sẵn lòng bắt tay chào hỏi không, vì nhiều lúc vồn vã quá cũng không tốt.

Bạn nên lưu ý đến cách xưng hô của người Ả-rập Xê-út.Trong tiếng Ả rập, một người được gọi bằng tên và bất kỳ chức danh nào của anh ấy hoặc cô ấy.Một cái tên là “Dr. Ahmed Bin Al-Rahman” sẽ được đề là “Dr. Ahmed”. Từ “bin” hoặc “ibn” có nghĩa là “con trai của” và có thể xuất hiện một số lần trong tên của một người, bởi một cái tên Ả rập biểu thị gia phả của người đó. Một cấu trúc tên phổ biến khác bao gồm chữ “Abd” được theo sau bởi thuộc ngữ của Chúa với mạo từ “al-“. Do đó, “Dr. Abd-Al-Rahman Al-Hajj” sẽ được gọi là “Dr. Abd Al-Raman” và không giống như “Dr. Abd” hay “Dr. Abd Al”. Các Bộ trưởng Ả rập thường được gọi là “ngài” và các thành viên Hoàng gia được gọi là “hoàng tử/công chúa”.

Về tác phong khi tham gia đàm thoại, người Ả-rập Xê-út có xu hướng đứng gần người đối thoại với mình hơn những người đến từ Mỹ, Bắc Âu và Đông Á. Khoảng cách khi đối thoại của họ cũng tương tự như người Mỹ Latinh và Nam Âu. Người Ả rập cũng sẽ sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể để nhấn mạnh vào khía cạnh họ quan tâm hoặc để khẳng định sự chú ý của họ.Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bước lùi lại vì hành động này có thể được hiểu là sự khước từ hoặc bác bỏ những điều đang nói tới.

Có một số lưu ý liên quan đến văn hóa của Ả Rập, như: Người Ả-rập Xê-út có thông lệ dùng tay phải trong tất cả các cuộc họp, bao gồm việc bắt tay, ăn, uống và chuyển đồ vật cho người khác. Việc quay lòng bàn chân về phía người nói chuyện cùng cũng bị cho là mất lịch sự. Sẽ bị coi là khiếm nhã nếu hỏi về vợ và con gái của một người, chỉ nên hỏi chung chung về gia đình và con cái. Khi được mời uống trà hoặc cà phê, nên uống ít nhất một cốc nếu không muốn bị cho là bất lịch sự.Khi uống xong nên đung đưa chiếc cốc để ra hiệu không muốn dùng thêm nữa.

Không được bắt tay với phụ nữ  khi gặp.

Sưu tầm

Chào hỏi xã giao tưởng chừng là nghi thức rất đơn giản, nhưng ấn chứa nhiều nét văn hóa thú vị tại các quốc gia. Đương nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, mỗi nơi sẽ có kiểu chào riêng biệt.

Hành động bắt tay hay mỉm cười là nghi thức chào hỏi thường thấy nhất ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại một số vùng miền lại có kiểu chào hỏi xã giao đặc trưng riêng.

Người Tây Tạng: thè lưỡi chào nhau

Kiểu chào truyền thống của người Tây Tạng là thè lưỡi. Hành động này hoàn toàn không mang ý nghĩa trêu đùa. Theo lý giải, đây là cách người Tây Tạng thể hiện họ thân thiện hiếu khách và muốn làm quen với người đối diện.

Nghi thức chào hỏi của người Philippines thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hay bề trên. Họ thường nắm lấy tay người cao tuổi và đặt lên trán của mình với thái độ kính trọng

Người Nhật khi chào nhau sẽ gập người hình cây cung một cách kính cẩn. Nếu chào một người có địa vị cao, mức độ cúi người sẽ nhiều hơn, thậm chí gập người vuông góc.

Ấn Độ

Khi chào nhau, người Ấn Độ sẽ nói “Namaste”. Trong khi đó, họ sẽ nâng tay lên ngực với lòng bàn tay ép chặt với nhau và các ngón tay hướng lên trên.

Pháp

Người Pháp sẽ bắt tay nhau khi gặp nhau và nói “bonjour” [Chúc một ngày mới tốt lành] vào ban ngày và “bonsoir”[Chúc một buổi tối vui vẻ]. Họ sẽ bắt tay nhẹ nhàng hơn người Mỹ. Ngoài ra, phong tục truyền thống của người Pháp là hôn nhẹ lên má của người đối diện.

New Zealand

Những người Māori ở New Zealand có thói quen chào kiểu truyền thống. Trong đó, hai người gặp nhau sẽ cọ mũi và trán vào nhau, thể hiện tình thân và thiện cảm

Trung Quốc

Người Trung Quốc khi chào hỏi nhau chỉ bắt tay nhẹ nhàng, đặc biệt với nữ giới. Họ không có thói quen va chạm cơ thể lẫn nhau. Đặc biệt với người cao tuổi, cái bắt tay cũng nhẹ nhàng và tế nhị. Họ cũng không quen ôm hôn hay hôn tay bởi điều này chỉ dành cho những người thực sự thân tình hay quen thuộc.

Ả Rập Saudi

Tại Ả Rập Saudi, người ta sẽ nắm tay và nói câu quen thuộc “As-salamu alaykum” [có nghĩa là cầu bình an]. Sau đó, họ sẽ hôn mũi và đặt một tay lên vai người đối diện.

Kenya

Các chiến binh trong bộ tộc Maasai ở Kenya có kiểu chào mừng người mới đến bằng cách nhảy múa. Tại đây, họ sẽ tạo thành vòng tròn và cạnh tranh với nhau để quyết định ai sẽ là người nhảy cao nhất.

Singapore

Người Singapore sẽ bắt tay nhau để chào hỏi. Với những người dân Mã Lai theo đạo Hồi, thông thường họ sẽ không bắt tay người khác giới.

Thái Lan

Cũng giống như Ấn Độ, người Thái chào hỏi nhau bằng thái độ cung kính theo nghi thức chắp tay cúi đầu. Khi chào, bạn phải cúi xuống để tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương. Khi nữ giới chào sẽ nói “sawadee kha”, khi nam giới chào sẽ nói “sawadee khab”

-Tài liệu tham khảo –

xem thêm nhiều tài liệu thuyết minh khác tại huongdanviendulich.org

Liên hệ đăng ký tư vấn , ôn thi chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch, hồ sơ xin cấp thẻ quốc tế -nội địa : 0978 46 86 20 – 0979 86 86 57 -0902 76 76 63

Click to rate this post!

Những điều cần biết trong giao tiếp với người Ả Rập Nếu như thế giới Ả Rập nổi tiếng với những điều huyền bí thì trong làm ăn, kinh doanh người Ả Rập cũng không kém phần như vậy. Doanh nhân Việt Nam cần phải nắm được một số bí quyết để có thể thành công trong làm ăn với họ. Chào hỏi, làm quen Người Ả rập rất coi trọng nghi lễ và thường xét nét tất cả những biểu hiện bề ngoài. Vì thế, người nước ngoài khi chào hỏi hay làm quen với người Ả rập nên rất thận trọng và cần hành xử theo phương châm: nếu hiểu biết chắc chắn phong tục tập quán của họ thì hãy biểu hiện ra ngoài, còn nếu không thì tốt nhất nên kiềm chế bày tỏ thái độ. Sự rụt rè, e ngại khi giao tiếp, làm quen thậm chí còn được người Ả rập coi là chín chắn và tôn trọng chủ nhà. Trong quan hệ với người Ả rập, phải nên rất kiên nhẫn và xác định là phải gây dựng mối quan hệ rất bài bản, từng bước một, có nghĩa là phải tính dài hơi. Trong thế giới Ả rập có câu ngạn ngữ: “Người Ả rập phát minh ra thời gian, còn người Châu Âu làm ra cái đồng hồ”. Đàm phán Đàm phán với người Ả rập thường mất rất nhiều thời gian, có thể gọi đàm phán với họ là mặc cả thực sự, đòi hỏi bạn phải có khả năng đóng kịch cao, biết kết hợp cả đóng kịch để dọa dẫm và tranh thủ, bi kịch hóa phi vụ làm ăn và nhượng bộ đúng lúc sao cho đối tác người Ả rập cứ tưởng vì họ mặc cả mà bạn phải xuống thang đến như vậy. Hầu như không có chuyện bạn đàm phán chỉ một lần là đã thành công trong làm ăn với người Ả rập. Thường cũng phải vài ba bận. Người Ả rập sẽ không làm ăn với bạn nếu chỉ thấy bạn đề cập đến chuyện làm ăn có một lần rồi chờ đợi. Bạn nên thường xuyên liên hệ, trao đổi, đề nghị và tỏ ý sẵn sàng trao đổi tiếp để đối tác người Ả rập tin rằng bạn rất quan tâm và rất thật lòng với phi vụ làm ăn với họ. Nhiều khi chỉ một món quà tặng nhỏ hay một nhượng bộ rất nhỏ của bạn cũng đủ để làm cho đàm phán làm ăn với người Ả rập thành công. Trong đàm phán cũng như khi hợp tác với người Ả rập, bạn không được tỏ ra hào phóng. Đàm phán với người Ả rập giống hệt như chơi bài Poker. Nếu nhượng bộ, bạn hãy tỏ ra rất đau đớn khi phải nhượng bộ, đặt ào ào điều kiện để nhượng bộ và nhượng bộ rất từ từ. Khi cần nêu đối tác của bạn để chứng minh cho đối tác người Ả rập thấy khả năng của bạn, chú ý đừng nêu ra những đối tác liên quan đến những sản phẩm bị coi là cấm kỵ trong thế giới Ả rập, chẳng hạn như nhà máy bia hay sản xuất rượu. Phản tác dụng đấy vì đó là những thứ bị cấm ở các nước Ả rập. Ngôn ngữ Doanh nhân người Ả rập hiện tại đa phần có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo, nhưng đương nhiên bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được trái tim và lý trí của họ nếu bạn biết tiếng Ả rập. Trang phục và phong cách Hiếm ở đâu mà trang phục và phong cách phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như trong thế giới Ả rập. Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, chớ nên nhiều màu mè sặc sỡ, chớ có phát biểu, bình phẩm hay sử dụng những gì liên quan đến tôn giáo mà người Ả rập có thể hiểu nhầm là phỉ báng tôn giáo của họ hay đề cao tôn giáo khác trước tôn giáo của họ. Phụ nữ phải vận váy dài quá gối hoặc mặc quần, áo cũng không được hở hang quá. Khoe dáng vóc và màu da trước đối tác người Ả rập thường phản tác dụng nhiều hơn là có tác dụng. Thời gian Người Ả rập đòi hỏi đối tác hẹn đến làm việc đúng giờ, nhưng trong làm việc lại thường không có khái niệm về thời gian mà tùy hứng kéo dài hay kết thúc sớm. Họ cũng không thích thú gì khi thấy bạn có biểu hiện sốt ruột hay lo lắng cho cuộc hẹn tới. Họ muốn chứng tỏ họ làm chủ về thời gian chứ không phải chịu áp lực về thời gian do đối tác gây ra. Bạn nên chú ý điều này khi lên lịch làm việc với các đối tác người Ả rập. Mời Khi được mời về nhà, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy có sự tách biệt riêng giữa các quý ông với các quý bà. Lần mời đầu tiên thường thuần túy là xã giao, hầu như không đả động gì đến công chuyện làm ăn, mà phải đợi đến lần thứ hai hoặc thứ ba.

Video liên quan

Chủ Đề