Mẹo vặt chữa viêm mũi dị ứng

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà sử dụng nguyên liệu thiên nhiên từ nước muối, hoa ngũ sắc, tỏi hay các thảo dược có sẵn trong vườn nhà đang được nhiều người áp dụng để cải thiện triệu chứng bệnh. Chúng đều khá đơn giản, dễ làm và an toàn cho mọi đối tượng.

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh có tính chất mãn tính xảy ra khá phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn, hóa chất. Bệnh khởi phát do hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh mẽ khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói bụi hay lông chó mèo.

Bệnh thường có khuynh hướng tái đi tái lại nhiều lần gây nghẹt mũi, đau đầu, hắt hơi liên tục, khó ngủ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Các mẹo chữa viêm mũi dị ứng tự nhiên được nhiều người lựa chọn để khắc phục các triệu chứng khó chịu này.

Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý chính là giải pháp đơn giản giúp bạn chống lại tình trạng nghẹt mũi có liên quan đến viêm mũi dị ứng. Nước muối giúp làm loãng dịch nhầy, tạo điều kiện cho việc loại bỏ chất nhầy trong khoang mũi được dễ dàng hơn.

Với đặc tính sát khuẩn mạnh, nước muối còn giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm hiện tượng sưng viêm ở niêm mạc mũi. Ngoài ra, việc rửa mũi với nước muối sinh lý còn giúp làm sạch niêm mạc mũi, loại bỏ các yếu tố dị nguyên như phấn hoa hay bụi bẩn ra khỏi mũi của bạn.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy, giảm nghẹt mũi do viêm mũi dị ứng

Để rửa mũi, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn tại các cửa hiệu thuốc tây. Ngoài ra, có thể tự pha chế nước muối tại nhà nhưng cần đảm bảo vệ sinh để mũi không bị nhiễm khuẩn nặng hơn.

Chuẩn bị:

  • 9g muối biển [ tương đương khoảng 2 thìa cà phê]. Không dùng muối i ốt
  • 1 lít nước đun sôi để nguội
  • 1 cái bình rửa mũi hoặc vỏ chai nước muối sinh lý đã sử dụng hết

Cách thực hiện:

  • Trước tiên, pha muối với lượng nước đã chuẩn bị , hòa tan để tạo thành dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ 0,9 %. Lưu ý tiệt trùng các dụng cụ dùng để pha chế nước muối bằng nước sôi trước khi dùng.
  • Bỏ nước muối vừa pha vào trong bình rửa mũi
  • Khi rửa mũi, bạn đứng lại gần bồn rửa mặt hoặc hứng một cái chậu nhỏ phía dưới
  • Nghiêng đầu sang một bên rồi đưa đầu bình xịt vào trong lỗ mũi phía trên bóp nhẹ để đưa nước muối vào trong mũi.
  • Nước muối sẽ chảy xuống lỗ mũi phía dưới cuốn theo dịch nhầy và bụi bẩn ra ngoài
  • Cuối cùng xì nhẹ để đẩy hết dịch nhầy còn sót lại ra ngoài
  • Lặp lại toàn bộ quá trình trên cho bên mũi còn lại
  • Mỗi ngày, bạn nên thực hiện cách này 2 lần để làm thông thoáng đường thở, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Hoa ngũ sắc còn được dân gian gọi bằng các tên khác như cây cứt lợn hay cây cỏ hôi. Cây mọc hoang ở khắp nơi và thường được người dân sử dụng làm thuốc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Y học cổ truyền ghi nhận, cây hoa ngũ sắc có tác dụng tiêu thũng, sát trùng, cầm máu. Ngoài ra, thành phần tinh dầu trong cây còn cung cấp các hoạt chất như geratocromen, demetoxygeratocromen hay cadinen. Những chất này có tác dụng kháng viêm, giảm hiện tượng phù nề tiết dịch ở niêm mạc mũi, ức chế phản ứng dị ứng trong cơ thể.

Cách 1: Dùng cây hoa ngũ sắc làm thuốc nhỏ mũi

  • Bạn lấy 100g hoa ngũ sắc rửa sạch với nước muối
  • Bỏ dược liệu vào cối, giã nát
  • Bỏ hoa ngũ sắc vào một miếng vải sạch vắt lấy nước cốt
  • Nhỏ 1 – 2 giọt nước cây ngũ sắc vào mỗi bên lỗ mũi hoặc lấy bông gòn thấm nước lần lượt nhét vào từng bên mũi khoảng 10 phút.
  • Sau đó, xì nhẹ để đẩy hết dịch mũi ra ngoài

Cách 2: Thuốc xông hơi chống viêm mũi dị ứng từ cây hoa ngũ sắc

  • Lấy 30 gram hoa ngũ sắc nấu với 1/2 lít nước
  • Đun sôi trong 10 phút rồi tắt bếp
  • Chia thuốc sắc làm 2 phần đều nhau. Một phần gạn ra tô đưa mũi lại gần và trùm chăn kín trên đầu để xông mũi. Phần còn lại dùng uống vào buổi sáng và buổi tối trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Cây tầm ma có đặc tính chống viêm, kháng histamin – một chất trung gian hóa học thúc đẩy phản ứng dị ứng gây viêm mũi. Chính vì vậy mà thảo dược này được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Nó giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi – những triệu chứng thường gặp ở người bị viêm mũi dị ứng.

Cây tầm ma chứa chất kháng histamin nên được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng

– Chuẩn bị: 

  • 1 muỗng lá tầm ma khô
  • 200ml nước sôi
  • Mật ong

– Cách sử dụng:

  • Bỏ lá tầm ma vào một cái ấm hoặc ly to
  • Chế nước sôi vào, đậy nắp lại và để yên trong 15 phút
  • Lọc bỏ bã, lấy nước
  • Thêm vào 2 thìa mật ong, quậy cho tan hoàn toàn và thưởng thức khi trà còn ấm
  • Duy trì uống mỗi ngày từ 2 – 3 tách trà để giảm bớt các triệu chứng khó chịu

Ngoài cách trên, bạn có thể sử dụng thảo dược này ở dạng bột khô, chiết xuất cao lỏng hay rượu ngâm. Một người người có biểu hiện bị kích ứng da, đổ nhiều mồ hôi sau khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng cây tầm ma. Để đảm bảo an toàn, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn áp dụng.

Với thành phần hoạt chất kháng sinh allicin dồi dào, tỏi hoạt động như một loại kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Cùng với đó, các chất fitonxit hay glycogen được tìm thấy nhiều trong tỏi cũng đã được khoa học chứng minh về khả năng kháng viêm, giúp chống phù nề, sưng huyết ở niêm mạc mũi xoang, làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm mũi dị ứng.

  • Cách 1: Kết hợp tỏi với mật ong

Lấy 1 thìa nước cốt tỏi trộn chung với 2 thìa mật ong. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này nhét vào hai bên mũi 3 lần mỗi ngày, mỗi lần để từ 10 – 15 phút. Sau đó lấy nước muối sinh lý nhỏ lại mũi cho sạch.

  • Cách 2: Dùng tỏi và dầu vừng

Trộn nước cốt tỏi chung với dầu vừng theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó lấy tăm bông thấm dung dịch lần lượt nhét vào hai bên lỗ mũi tương tự như cách trên.

  • Cách 3: Trị viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi

Tỏi được lột vỏ, giã nát, bỏ vào bình ngâm chung với rượu trắng cho đến khi thấy rượu chuyển sang màu vàng nghệ là dùng được. Cứ 300g tỏi thì cần 1 lít rượu.

Để trị viêm mũi dị ứng, mỗi ngày uống rượu tỏi 2 lần, mỗi lần 3 – 5ml.

Hạt gấc dược liệu được đông y sử dụng để điều trị mụn nhọt, đau nhức xương khớp, chảy máu răng, chai chân, bệnh trĩ và cả viêm mũi dị ứng.

Đối với người bị viêm mũi dị ứng, hạt gấc được sử dụng như một loại thuốc điều trị tại chỗ giúp sát trùng, giảm nghẹt mũi, đau nhức mũi. Bên cạnh đó, các thành phần vitamin A, E, lycopen được tìm thấy trong hạt còn giúp giữ ẩm, làm dịu kích ứng ở niêm mạc mũi và kích thích tái tạo tổn thương.

Hạt gấc được sử dụng để ngâm rượu chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

– Chuẩn bị:

  • Hạt gấc già có vỏ ngoài đen bóng: 20 – 25 hạt
  • Rượu trắng loại có độ cồn khoảng 40 độ

– Cách thực hiện:

  • Bỏ hạt gấc lên bếp than nướng cho đến khi phần vỏ bên ngoài hơi cháy
  • Giã nát, bỏ vào bình thủy tinh
  • Thêm rượu trắng vào sao cho ngập mặt hạt gấc
  • Để bình rượu chỗ mát mẻ, để khoảng 2 – 5 ngày là dùng được
  • Khi sử dụng, lấy tăm bông thấm một ít rượu bôi lên sống mũi
  • Dưới tác động của rượu thuốc, dịch nhầy trong mũi ,sẽ được làm loãng sau vài phút. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị sẵn khăn giấy và xì nhẹ để loại bỏ hết chất nhầy ra ngoài.

Liệu pháp xông hơi cũng đang được nhiều người áp dụng để khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà. Hơi nước nóng đi vào trong xoang mũi sẽ giúp làm loãng và loại bỏ chất nhầy dư thừa cùng với các yếu tố dị nguyên ra khỏi mũi, qua đó làm giảm các biểu hiện của bệnh và tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng nhanh lành.

Một số loại tinh dầu thiên nhiên thường được thêm vào nước xông hơi để đẩy nhanh hiệu quả điều trị. Thường dùng nhất là tinh dầu bạc hà, dầu trà, dầu tràm, dầu khuynh diệp hay tinh dầu hương thảo. Chúng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, chống lại sự phát triển của virus và làm thông thoáng đường thở.

Phương pháp xông hơi tinh dầu được áp dụng đúng cách và đều đặn sẽ giúp giảm ngứa mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, hắt hơi, đau nhức sống mũi, chảy dịch nhầy xuống cổ họng ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.

– Chuẩn bị:

  • 1 lít nước
  • 1 cái tô lớn
  • Khăn tắm khổ rộng
  • Tinh dầu

– Cách thực hiện:

  • Trước tiên bạn đun sôi nước và đổ ra một cái tô lớn
  • Nhỏ vào trong tô nước vài giọt tinh dầu đã chuẩn bị
  • Đưa mặt lại gần rồi lấy khăn che kín phần đầu để cho hơi nước không thoát được ra ngoài.
  • Hít thở đều đặn để đưa hơi nước cùng các hoạt chất từ tinh dầu vào sâu trong khoang mũi.
  • Thực hiện khoảng 5 – 10 phút và xì mũi thật kỹ
  • Bạn có thể xông hơi nhiều lần trong ngày để mũi thông thoáng, dễ chịu hơn. Khi xông chú ý giữ khoảng cách an toàn với tô nước để da mặt không bị bỏng.

Đối với viêm mũi dị ứng, người bệnh muốn điều trị hiệu quả thì cần tập trung nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng của mũi xoang lẫn điều trị triệu chứng. Nếu không, người bệnh sẽ dễ bị tái phát sau điều trị khi cơ thể gặp phải các dị nguyên gây bệnh. Tiêu xoang linh dược thang là một trong số ít bài thuốc được xây dựng theo nguyên lý bổ chính khu tà cho hiệu quả cao trong điều trị viêm mũi dị ứng.

Cơ chế điều trị tối ưu của Tiêu Xoang Linh Dược Thang

Theo đó, thành phần của bài thuốc là sự kết hợp nhuần nhuyễn của hơn 20-30 vị nam dược quý quy vào các kinh Thận, Phế, Tỳ, Can. Các thảo dược có tính công và tính bổ được kết hợp đồng thời, theo một tỷ lệ vàng tạo nên hiệu quả vượt trội trong điều trị.

Bài thuốc được chắt lọc từ 20-30 thảo dược quý

CHI TIẾT: BÍ QUYẾT chữa KHỎI HẲN viêm mũi dị ứng bằng thảo dược tự nhiên

Lá ngải cứu chứa nhiều tinh dầu có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau. Trong dân gian, thảo dược này được tin tưởng sử dụng làm thuốc chữa đau đầu, đau nhức xương khớp, cảm cúm, viêm da, viêm xoang, viêm mũi dị ứng.

Để trị bệnh, ngải cứu được sử dụng nấu nước ngâm chân hoặc hơ đốt huyệt đạo. Dưới đây là 2 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá ngải cứu đang được nhiều bệnh nhân rỉ tai nhau áp dụng.
Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng đã được áp dụng từ lâu trong dân gian
  • Cách 1: Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu

Dùng 1 nắm lá ngải cứu ở dạng tươi hoặc khô đem nấu với 2 lít nước. Đổ nước ra chậu, chờ cho nguội bớt rồi bỏ cả hai chân vào ngâm. Áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần vào buổi tối sẽ giúp đả thông kinh mạch, giữ ấm toàn thân, làm tăng tuần hoàn máu, giảm nghẹt mũi, cải thiện chết lượng giấc ngủ.

Dùng lá và phần ngọn non của cây ngải cứu đem rải trong bóng râm cho đến khi lá hơi héo. Sau đó, dùng giấy cuộn lá ngải cứu vào trong tạo hình giống như điếu thuốc lá. Tiến hành đốt điếu thuốc và hơ vào các huyệt đạo trên đỉnh đầu, lần lượt từ vị trí huyệt số 1 đến huyệt số 5. Nếu không thể tự mình thực hiện, hãy nhờ các thầy thuốc có kinh nghiệm chuyên môn giúp đỡ.

Gừng chứa nhiều hoạt chất quý như sắt, kẽm, vitamin B, C, axit pantothenic, axit pantothenic , beta-carotene, beta-carotene, và zingerone. Những chất này có tác dụng giảm đau, chống lại tình trạng viêm và nhiễm trùng trong mũi, đồng thời tăng cường lưu thông máu qua khu vực mũi xoang, tạo điều kiện cho tổn thương ở niêm mạc nhanh được chữa lành.

Rất đơn giản, bạn hãy lấy vài lát gừng tươi cho vào ấm nước sôi. Đậy nắp lại chờ khoảng 10 – 15 phút sau là uống được. Mỗi ngày uống 2 – 3 tách trà. Có thể thêm mật ong vào để tăng hương vị và dễ uống hơn.

  • Cách 2: Kết hợp gừng với quế

Lấy 1 muỗng canh gừng băm và 1 miếng quế nhỏ bỏ vào ấm. Thêm nước sôi vào và đậy kín nắp lại trong 20 phút. Cuối cùng, bạn lọc lấy nước, thêm vào 2 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt canh, khuấy đều lên và uống trà khi còn ấm.

  • Cách 3: Công thức trị bệnh từ gừng tươi, hành khô với giấm nuôi

Chuẩn bị 1 củ gừng, 20g hành khô và một ít giấm nuôi. Gừng và hành sau khi làm sạch vỏ, đem rửa rồi cho vào cối giã nát. Đun sôi hai nguyên liệu trên với 300ml nước. Sau đó thêm giấm nuôi vào. Dùng nước này để xông mũi 2 – 3 lần một ngày cho đến khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng chấm dứt hẳn.

Tiếp theo, một cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà khác bạn không nên bỏ qua đó chính là dùng nghệ. Loại củ gia vị này đặc biệt giàu chất chống oxy hóa curcumin, chất này giúp chống viêm, tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó, nó có thể giúp ngăn ngừa dị ứng, làm giảm các triệu chứng hắt hơi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi khi bị viêm mũi dị ứng.

Nghệ vàng chứa chất chống oxy hóa, kháng viêm, giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Củ nghệ tươi được đem rửa sạch, gọt vỏ, giã nát. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt nghệ nhỏ vào mũi 2 – 3 lần trong ngày.

  • Cách 2: Sử dụng bột nghệ và mật ong

Trộn 1/2 thìa bột nghệ với 1/2 thìa mật ong nguyên chất. Bỏ hỗn hợp này vào trong miệng ngậm và nuốt từ từ trong khoảng 15 phút. Thực hiện theo cách tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng từ cây giao đã được áp dụng từ lâu trong dân gian. Loại cây này thường được thu hái về nấu nước xông mũi để trị bệnh. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện:

– Chuẩn bị:

  • 20 đốt giao
  • Ấm đun nước
  • 1 tờ lịch khổ lớn có chiều dài khoảng 50cm

– Cách sử dụng:

  • Cây giao rửa sạch, cắt khúc ngắn. Khi cắt nên cẩn thận mang kính bảo hộ để tránh không cho nhựa giao bắn vào mắt có thể gây mù mắt.
  • Đổ 300ml nước vào trong ấm đun sôi, sau đó bỏ cây giao vào nấu thêm 5 phút nữa.
  • Tiếp theo, lấy tờ lịch đã chuẩn bị quấn thành 1 cái ống dài, 1 đầu có kích thước to bằng miệng vòi ấm, đầu còn lại nhỏ hơn.
  • Đặt đầu lớn của tờ giấy vào miệng vòi ấm, và đưa mũi lại gần đầu còn lại để hít hơi nước truyền qua.
  • Với cách này, mỗi ngày bạn nên thực hiện 2 lần, mỗi lần xông mũi trong 20 phút.

Cây cà gai còn có tên gọi khác là cà độc dược. Y học cổ truyền sử dụng lá của cây để làm thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng và nhiều căn bệnh khác. Dược liệu này có tính ấm, giúp tiêu viêm, chỉ thống [ giảm đau].

Lá cà gai được thu hái về phơi khô, đốt lấy khói xông chữa viêm mũi dị ứng

Chuẩn bị:

Cách thực hiện: 

  • Lá cà gai hái với số lượng nhiều đem về rửa sạch, phơi khô. Đóng vào bịch hoặc đựng trong hũ kín dùng dần.
  • Để trị bệnh, lấy một ít dược liệu khô đem đốt cháy rồi hít lấy khói bốc lên bằng mũi, thở ra lối miệng.
  • Lặp lại 2 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 5 phút

Nghiên cứu cho thấy, lá cây hoa xuyến chi chứa các hoạt chất như methanol hay acetone cùng nhiều loại khoáng tố như magie, sắt, mangan. Các chất này có khả năng tiêu độc, sát trùng, giảm viêm niêm mạc mũi

– Chuẩn bị:

  • 1 nắm lá hoa xuyến chi
  • Bông gòn

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá cây đã chuẩn bị và ngâm với nước muối
  • Sau 15 phút, vớt ra cho ráo nước, giã lấy nước
  • Thấm nước cốt lá cây xuyến chi bằng bông gòn rồi nhét vào lỗ mũi 2 lần mỗi ngày
  • Mỗi lần để ít nhất 10 phút mới bỏ ra

Phân tích thành phần của lá bạc hà, các nhà nghiên cứu ghi nhận các hoạt chất có tác dụng dược lý như menthol hay menthyl acetat. Những chất này có tác dụng làm thư giãn thần kinh, chống viêm, kháng khuẩn, diệt virus, làm thông mũi xoang.

Lá bạc hà giúp thông mũi, dễ thở, giảm viêm mũi dị ứng

Trong dân gian còn lưu truyền 2 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng lá bạc hà như sau:

  • Cách 1: Uống trà lá bạc hà

Lấy 10 lá bạc hà đem hãm với nước sôi 15 phút và rót uống vài lần trong ngày. Bạn có thể uống trà bạc hà nguyên chất hoặc thêm vào một chút mật ong cũng khá ngon miệng. Nên uống khi trà còn ấm, tránh thêm đá.

  • Cách 2: Dùng lá bạc hà làm thuốc xông

Với cách này, bạn hãy lấy 1 nắm lá bạc hà tươi đem nấu với 500ml nước trong 5 phút. Khi nước còn đang bốc hơi mạnh, đổ ra tô và tiến hành xông mũi như bình thường. Kiên trì thực hiện mỗi ngày từ 1 – 2 lần sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng.

Lá húng chanh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng ở đường hô hấp nhờ tác dụng sát khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Thảo dược này giúp chữa ho, viêm họng, viêm phế quả, viêm xoang. Các trường hợp bị viêm mũi dị ứng cũng có thể sử dụng lá húng chanh để chống lại tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi, làm loãng đàm nhầy, giảm nghẹt mũi, đảm bảo cho quá trình dẫn lưu không khí qua mũi diễn ra bình thường.

– Chuẩn bị:

  • Lá húng chanh tươi: 1 nắm
  • Mật ong nếu có

– Cách sử dụng:

  • Rửa sạch rồi vò nhẹ lá húng chanh cho hơi nát
  • Bỏ lá vào ấm, thêm lượng nước sôi vừa đủ vào và đậy nắp lại ủ trong 10 – 15 phút
  • Rót trà ra uống 2 – 3 lần trong ngày

Bệnh viêm mũi dị ứng bùng phát khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Chính vì vậy, tránh xa các tác nhân này có thể giúp giảm nhẹ được mức độ nghiêm trọng cũng như các triệu chứng của bệnh, đồng thời hạn chế được các đợt tái phát bệnh diễn ra trong tương lai. Liên quan đến vấn đề này, bạn hãy lưu ý:

  • Không dùng tay dụi mắt mũi hay ngoái mũi
  • Không đến những nơi có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá.
  • Sử dụng máy có bộ lọc chân lông để hút bụi và lau chùi nhà cửa thường xuyên
  • Mỗi tuần nên giặt ga trải giường và vỏ gối 1 – 2 lần và đem sấy ở nhiệt độ cao hoặc phơi ngoài nắng to để tiêu diệt nấm, vi khuẩn, mạt bụi trước khi sử dụng lại
  • Vào mùa phấn hoa, bạn không nên mở cửa sổ.
Tránh tiếp xúc với phấn hoa có thể giúp bạn cải thiện được triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng
  • Khi đi ra ngoài, nên mang khẩu trang, đeo kính râm để ngăn chặn phấn hoa, bụi bẩn và các yếu tố dị nguyên ngoài môi trường xâm nhập vào mắt, mũi
  • Không để thú cưng ngủ chung trên giường hoặc trên ghế sô pha bởi lông và ký sinh trùng trên cơ thể chúng có thể kích hoạt bệnh viêm mũi dị ứng bùng phát dữ dội hơn.
  • Mặc đủ ấm trong những ngày trời lạnh để bảo vệ cơ thể khỏi bị dị ứng trước tác động xấu của thời tiết.

Ngoài ra, một số thực phẩm nhất định cũng có thể kích hoạt phản ứng quá mẫn của cơ thể gây viêm mũi dị ứng. Bạn hãy ghi chép một nhật ký các thực phẩm mình ăn hàng ngày và các triệu chứng bệnh có khuynh hướng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi dùng thì nên loại bỏ thức ăn đó ra khỏi thực đơn.

Bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nếu những cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà không mang lại hiệu quả. Các triệu chứng bệnh diễn ra ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, gây mất ngủ và làm giảm hiệu suất lao động của bạn.

Tại bệnh viện bác sĩ sẽ làm xét nghiệm dị ứng để xác định được kích hoạt bệnh. Bạn có thể được kê đơn thuốc kháng histamin, corticoid, thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene hay thuốc chống nghẹt mũi để ức chế phản ứng dị ứng và cải thiện triệu chứng bạn đang gặp phải.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề