Những mẹo chữa liệt dây thần kinh số 7

Sau một đêm ngủ ngon và thức dậy vào buổi sáng, nhiều người bàn hoàng khi phát hiện mình bị liệt một bên mặt, không thể cử động bình thường và gần như mất cảm giác. Đây là chứng liệt dây thần kinh số 7.

Liệt dây thần kinh số 7

“Chữa liệt dây thần kinh số 7 bằng cách nào, ở đâu và có khỏi được không?” là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Mời bạn cùng chúng tôi tìm câu trả lời của vấn đề trên trong bài viết này.

Liệt dây thần kinh số 7 – biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện: Liệt dây thần kinh số 7 với các biểu hiện thường gặp là mất, giảm vận động ở một bên cơ mặt, kèm theo rối loạn cảm giác, phản xạ, vận mạch, không kiểm soát được tuyến lệ, tuyến nước bọt.

Triệu chứng: Liệt dây thần kinh số 7 khiến người bệnh khó cười nói, không giữ nước được trong miệng. Nhìn vào thấy mặt bị mất cân đối, bên liệt không cảm súc trong như mặt nạ, không còn các nếp nhăn rãnh mũi, má, miệng và nhân trung bị kéo về bên lành. Sự mất cân đối thể hiện rõ khi người bệnh thể hiện cảm xúc như cười, nhe răng,...

Một bên mặt trong như mặt nạ

Đặc biệt, mắt bên bị liệt không thể nhắm kín hoàn toàn, nhãn cầu cũng bị đẩy lên trên để lộ ra một phần tròng trắng. Ngoài ra, vẫn còn một số triệu chứng ít gặp như: tê bên mặt bị liệt, mất vị giác 2/3 lưỡi, khô mắt hoặc nước mắt bị chảy giàn dụa,

Liệt dây thần kinh số 7 có thể chữa khỏi được không?

Khả năng phục hồi sau khi chữa liệt dây thần kinh số 7 còn tùy thuộc vào nhiều yếu tốt như nguyên nhân, vị trí, mức độ, thời gian bị tổn thương,…

Theo thống kê có khoảng 70 – 80% trường hợp khỏi bệnh sau 1 – 3 tháng nếu được chăm sóc và áp dụng chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp tiến triển xấu do người bệnh không quan tâm hoặc bị chuẩn đoán và điều trị sai dẫn đến các di chứng, biến chứng nguy hiểm như: Gây viêm loét giác mạc mắt, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt,…

Người trẻ phục hồi nhanh hơn khi điều trị đúng cách. Đối với người cao tuổi, khả năng phục hồi chậm và thường không khỏi hoàn toàn, khoảng 80% - 90% trường hợp bị méo miệng khi cười.

Cách chữa liệt dây thần kinh số 7

Đối với trường hợp liệt dây thần kinh ngoại biên dạng nhẹ, các phương pháp được áp dụng trong điều trị bao gồm: dùng thuốc, châm cứu và vật lý trị liệu,…

Chữa liệt dây thần kinh số 7 phải kết hợp dùng thuốc, châm cứu và vật lý trị liệu

Đối với trường hợp nặng tổn thương thực thể do tai nạn như dập nát, đứt,… có khả năng phục hồi kém, phải có sự can thiệp của điều trị ngoại khoa để gỡ dính, nối lại hoặc ghép.

Nhiều bệnh nhân thắc mắc chữa liệt dây thần kinh số 7 ở đâu? Quý bệnh nhân có thể đến Phòng Khám Hữu Nhân để được hỗ trợ tư vấn chữa bệnh và hướng dẫn tập vật lý trị liệu phục hồi.

Xem thêm các chủ đề:

Tag:

Liệt dây thần kinh số 7 là một loại bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý vùng mặt. Nếu biết cách điều trị đúng và kết hợp thêm tại nhà với các bài tập vật lý trị liệu dây thần kinh số 7 thì sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất nhanh.

Tại sao lại bị liệt dây thần kinh số 7?

Dây thần kinh số 7 là một trong 12 dây thần kinh sọ não quan trọng của cơ thể, nó đảm nhiệm chức năng về vận động, cảm giác của các cơ vùng mặt, vì vậy mà dây thần kinh số 7 còn có tên gọi khác là dây mặt. Khi bị một nguyên nhân nào đó tác động làm cho dây thần kinh này bị tổn thương sẽ dẫn đến các hệ quả biểu hiện rõ lên vùng cơ mặt và có thể thấy được bằng mắt thường.

Về phân loại có 2 dạng liệt đó là trung ương và ngoại vị. Tuy nhiên đều có những biểu hiện giống nhau như: lệch cơ mặt và nhân trung về bên lành,  ăn uống rơi vãi, không làm được động tác huýt sáo, các cơ bên bị bệnh nhẽo và không của động được.

Để phân biệt giữa hai thể liệt trung ương và ngoại vị, người ta thường dựa vào những đặc điểm sau để phân biệt:

  • Đối với liệt trung ương thì chỉ bị lệch ở 1/4 dưới ở bên lành, khi nhắm mắt 2 bên đều kín. Thể này thường gặp ở những người có tổn thương vùng bán cầu đại não như đột quỵ, u não, áp xe, viêm màng não…
  • Liệt 7 ngoại vi khi quan sát  thấy rõ hơn vì lệch 2/3 mặt trên bên lành, khi nhắm mắt bên bệnh nhắm không kín, không nhăn trán được. Thể này thường do nhiều nguyên nhân tác động trực tiếp đến dây tk số 7 như bệnh lý, ngoại cảnh, chấn thương…
Hình ảnh người bị liệt 7 ngoại biên

Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?

Khi bị liệt mặt bạn cần thực hiện vật lý trị liệu dây thần kinh số 7 sớm nhất. Nhưng bạn cần xác định nó thuộc thể nào. Đối với liệt 7 trung ương thì là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có những tổn thương thực thể ở não. Đây là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Bệnh báo hiệu sự nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân ngay lập tức đến các cơ sở y tế có chuyên môn thực hiện thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp phim để tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị tốt nhất.

Nếu là liệt 7 ngoại biên thì mức độ nguy hiểm ít hơn mặc dù sự ảnh hưởng trông thấy bằng mắt thường nhiều hơn so với liệt & trung ương [1/2 mặt]. Nhưng dù vậy chúng ta vẫn nên đi khám để điều trị sớm nhất. Điều này giúp tránh những biến chứng như giảm trương lực cơ thời gian dài khó hồi phục, mặt bị méo hoàn toàn.

Liệt dây 7 tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó làm mất thẩm mỹ về ngoại hình. Bị méo mặt sẽ khiến con người cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp mà bỏ lỡ những cơ hội tốt đến với bản thân. Hiện nay đa số trường hợp liệt dây thần kinh số 7 đơn thuần là do bị nhiễm lạnh, còn nếu có cả liệt mặt với liệt nửa người thường chủ yếu là triệu chứng sau tai biến mạch máu não.

>>>Xem thêm

  • Vật lý trị liệu cho Trẻ Chậm Phát Triển
  • Vật Lý trị liệu Suy Giãn Tĩnh Mạch

Liệt dây thần kinh số 7 có điều trị được không?

Nhiều trường hợp liệt dây 7 khi điều trị tích cực sẽ khỏi hoàn toàn, tuy nhiên vài trường hợp cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mới đánh giá được quá trình điều trị. Có người do chủ quan ngại đi khám nên đi chữa linh tinh tại các cơ sở không uy tín nhưng không khỏi thành ra để lâu đến lúc điều trị sẽ phục hồi rất chậm.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, người ta có những biện pháp điều trị khác nhau. Từ nặng đến nhẹ mà sử dụng phương pháp từ nội khoa đến ngoại khoa. Trường hợp nội khoa thường sử dụng các thuốc corticoid trong các trường hợp bị viêm nhiễm hoặc sử dụng các thuốc vitamin nhóm B để tăng dẫn truyền thần kinh. Đối với chứng liệt 7 người ta thiên chọn về điều trị đông y nhiều hơn tây y bởi điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền trong trường hợp này cho kết quả rất tốt. Còn đối với các  trường hợp liệt dây thần kinh số 7 do có u chèn cần phải có sự can thiệp của ngoại khoa để giải quyết cắt bỏ khối u thì mới hồi phục được bệnh.

Nói tóm lại liệt dây thần kinh số 7 có thể khỏi hoàn toàn hoặc cũng có thể không khỏi. Tuy nhiên nên điều trị sớm để không mất thẩm mỹ và phòng tránh các biến chứng sau này.

Điều trị bằng Đông y đem lại hiệu quả tốt cho những người bị liệt 7

Bài tập vật lý trị liệu dây thần kinh số 7

Trong thời gian trị liệu nếu kết hợp thêm được các bài tập vật lý trị liệu dây thần kinh số 7 tại nhà có thể sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn mong đợi. Bạn có thể tham khảo các bài tập dưới đây:

Động tác 1

Dùng các ngón tay để massage nhẹ nhàng bên bị bệnh từ vùng trán ra thái dương và vuốt từ miệng lên tới mang tai để kéo phần cơ bị lệnh về. Có thể sử dụng kem massage để làm tránh bị rát da. Nên thực hiện vài lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị, mỗi lần làm khoảng 15 đến 20 phút.

Động tác 2

Dùng tay day ấn nhẹ nhàng vùng cơ mặt bên bệnh từ mũi sang đến 2 bên tai, rồi lên đỉnh đầu sau đó kéo xuống cằm và cổ. Thực hiện lặp lại động tác này vài lần.

Dùng hai tay xoa xát cho ấm rồi áp sát vào vùng má và tai để làm nóng vùng cơ mặt lên giúp cho khí huyết được lưu thông.

Bạn có thể lên các trang mạng điện tử để tìm hiểu thêm vị trí các huyệt vị  của đông y rồi day ấn vào các huyệt này sẽ tăng tác dụng điều trị.

Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị liệt 7 đem lại hiệu quả tốt

Động tác 3

Dùng tay miết dọc hai bên sống mũi sau đó miết vòng quanh mắt bên bệnh khoảng 7 lần, tiếp tục miết dọc theo chiều cung mày ra phía thái dương 7 lần. Day quanh môi khoảng 7 lần, xoa sát cho nóng vùng cơ mặt bên bệnh. Làm nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả.

Động tác 4

Dùng một chiếc thìa sắt cỡ vừa sao cho phần cán thìa dài khoảng 10 cm. Đặt phần cán thìa vào giữa hai môi. Sau đó dùng phần môi nhấn và giữ cán thìa trong vòng 2 phút hoặc càng lâu càng tốt. Nên thực hiện mỗi lần khoảng 15 đến 20 phút để cho cơ vùng miệng được kích thích.

Động tác 5

Làm phồng hai má lên sao cho phần không khí trong miệng không thoát được ra ngoài. Giữ như vậy đến mức tối đa khoảng 5 giây rồi thư giãn như ban đầu và thực hiện lặp lại nhiều lần.

Các bài tập vật lý trị liệu dây thần kinh số 7 khi tập luyện thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong khi điều trị. Đặc biệt là các bài sử dụng lực tác động lên vùng cơ mặt bên bị bệnh giúp cho khí huyết lưu thông, máu đến các vùng cơ này nhiều hơn để nuôi dưỡng cho vùng mặt từ đó mà bệnh cũng được cải thiện.

Video liên quan

Chủ Đề