Các đặc trưng cơ bản của sàn giao dịch thương mại điện tử

KHOÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ [TMĐT]

TMĐT  là một hình thức kinh doanh thương mại trên cơ sở  của các phương tiện điện tử, vi tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông trên toàn cầu. Nó được dự báo là phương thức hoạt động chủ yếu trong nền  kinh tế số. Thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã được các nước quan tâm và  phát triển.


 Theo nghĩa rộng

Trong Luật mẫu về  thương mại điện tử  của  ủy ban Liên hợp quốc về Luật  thương mại quốc tế  [UNCITRAL],  thuật ngữ thương mại được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Theo quan điểm này thì  thương mại điện tử bao gồm tất cả các quan hệ mang tính thương mại như: các giao dịch liên quan đến việc cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình, tư vấn, đầu tư, cấp vốn,  liên doanh…; các hình thức khác về hợp tác  công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. 

Theo nghĩa hẹp 

Thương mại điện tử,  hiểu theo nghĩa hẹp,  bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng internet. Theo Tổ chức Thương mại thế giới [WTO],  thương mại điện  tử được hiểu bao gồm việc sản xuất,  quảng cáo,  bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,  nhưng được giao nhận một cách hữu hình.

Thương mại điện tử  là quá trình trao đổi thông tin, hàng hoá hoặc dịch vụ hoặc thanh toán qua đường truyền điện thoại, các mạng máy tính hoặc các phương tiện điện tử khác.  thương mại điện tử  là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào các giao dịch kinh doanh và quá trình sản xuất. thương mại điện tử là công cụ giúp giảm chi phí dịch vụ, nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ,  tăng tốc độ cung cấp dịch vụ của các hãng, người tiêu dùng và quá trình quản lý. thương mại điện tử cung cấp khả năng mua và bán các sản phẩm và thông tin trên Internet và các dịch vụ trực tuyến khác.

Trên thực tế  thương mại điện tử  còn được hiểu một cách đơn giản hơn là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ trên Internet. Song, theo khái niệm mà ta đã nghiên cứu, thương mại điện tử thực tế phong phú và muôn màu, muôn vẻ hơn. Nó không chỉ bao gồm việc xử lý giao dịch mua bán và chuyển tiền qua mạng mà còn bao gồm cả các hoạt động trước [chào hàng, quảng cáo tiếp thị …] và sau [ý kiến khiếu nại, phàn nàn…] khi bán hàng. Đặc biệt, khi Internet phát triển nhanh,  thương mại điện tử  còn phát triển việc mua bán một loại hàng hoá mới, đó là hàng hoá số. 

Tham gia thương mại điện tử có 3 chủ thể chính: doanh nghiệp, công dân và các cơ quan chính phủ. Tuy theo mối quan hệ này mà ta có các loại giao dịch thương mại điện tử B2B, B2C, G2B và G2C, P2P. Trong đó giao dịch B2B chiếm một tỷ trọng lớn trong thương mại điện tử.


CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TMĐT

1. Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử

Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không cần phải tiếp xúc với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.

Trong thương mại truyền thống,  các bên phải gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Và nơi diễn ra các giao dịch theo kiểu truyền thống này thường là chợ: từ các chợ truyền thống đến các cửa hàng,  siêu thị,  trung tâm thương mại. Các đối tác kinh doanh tham gia giao dịch thường phải gặp gỡ nhau và tiếp xúc với nhau để tìm hiểu về thông tin, khảo hàng và thương lượng…

2. Sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia bị xóa mờ

Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn trong thương mại điện tử, nó dần được xoá mờ.

Có thể nói rằng khái niệm biên giới là một cản trở lớn đối với thương mại truyền thống. Đề cập tới khái niệm biên giới trong thương mại truyền thống, người ta thường hay nghĩ tới sự gia tăng của chi phí giao dịch, những rào cản thuế quan và phi thuế quan- những điều có thể cản trở một doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trên những thị trường nước ngoài.

3. Mạng lưới thông tin chính là thị trường

Với thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để các bên tham gia giao dịch có thể trao đổi dữ liệu tiến tới việc thực hiện giao dịch, còn nơi gặp gỡ, tiếp xúc của họ để tiến hành giao dịch kinh doanh là hoàn toàn độc lập. Còn trong thương mại điện tử, mạng lưới thông tin cũng chính là thị trường – nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

Trên Internet đã xuất hiện những khu chợ ảo khổng lồ, tại đó người bán và người mua có thể gặp gỡ nhau,  trao đổi dữ liệu,  thương lượng và tiến hành giao dịch. Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo, America Online…thực sự đã trở thành những khu chợ sầm uất trên Internet.

4. Có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể 

Trong thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia giao dịch giống như trong giao dịch thương mại truyền thống [người mua và người bán] đã xuất hiện thêm một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực…Đây là những người tạo môi trường cho các giao  dịch  thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng có nhiệm vụ chuyển,  lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời, họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử.

5. Độ lớn về quy mô và vị trí của các doanh nghiệp không quan trọng

Nếu như trong thương mại truyền thống, độ lớn và vị trí có ảnh hưởng quan trọng với sự thành công trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì trong thương mại điện tử, điều này không còn đúng nữa. Thật vậy, trong thương mại điện tử, bất kỳ là lớn hay nhỏ, doanh nghiệp đều có thể dễ dàng truy nhập đến các khách hàng tiềm năng. Internet không giống như thế giới hiện thực mà trong đó vị trí và độ lớn của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với khách hàng. Thành công này đã được chứng tỏ bởi các doanh nghiệp như Amazon.com, e-trade và e-toys,  tất cả đã xác định lại các thị trường tương ứng của mình và hiện nay chiếm thị phần lớn trên Internet.

6. Hàng hoá trong thương mại điện tử

Thương mại điện tử  được coi là một loại  hình thương mại có sự trợ giúp của công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính và công nghệ mạng. Ngoài các hàng hoá và dịch vụ ''vật thể '' trong các giao dịch thông  thường khác,  trong  thương mại điện tử còn có cả hàng hoá đặc thù của mình đó là “hàng hoá số” và “dịch vụ số”. Hàng hoá và dịch vụ số là những hàng hóa và dịch vụ có thể phân phối qua cơ sở hạ tầng mạng, bao gồm: các dữ liệu, các số liệu thống kê, thông tin, âm thanh, hình ảnh, phần mềm máy tính, kinh doanh trong bảo hiểm, tài chính, an ninh và các loại hàng hoá khác.

7. Không gian thực hiện thương mại điện tử

thương mại điện tử dùng không gian ảo để tiến hành các hoạt động mang tính thương mại giữa các bên tham gia.  trong đó người mua, người bán khám phá lẫn nhau và tiến hành giao dịch thông qua mạng viễn thông và Internet.

8. Tốc độ giao dịch nhanh chóng

Trước đây để thực hiện một giao dịch thương mại truyền thống chúng ta phải mất một khoảng thời gian dài, đôi khi là cả năm. Bill Gates nói: “Tốc độ quyết định một doanh nghiệp thành công hay thất bại”. Với những ứng dụng TMĐT,  ta chỉ cần bấm một phím, một giao dịch hoặc một hợp đồng đã được ký kết. Sẽ không cần bất kỳ cuộc họp kín hay các hội nghị lớn nào nhận được nhiều thông tin, nhiều sự lựa chọn. Căn cứ vào đó, các doanh nghiệp có thể xác định được khách hàng tiềm năng và tìm cách thoả mãn họ không chút chậm trễ.

9. Thương mại điện tử là một nguồn tài nguyên khổng lồ

TMĐT chính là một nguồn tài nguyên khổng lồ, không những nó không bị cạn kiệt khi được khai thác như các loại tài nguyên thiên nhiên mà trong kỷ nguyên công nghệ thông tin và viễn thông phát triển như vũ bão, nó ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

CÁC MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Mô hình bảng hiệu [Poster/ Billboard Model]

Đây là mô hình đơn giản nhất và cũng là cách dễ nhất để thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng trên Internet. Mô hình bảng hiệu giúp doanh nghiệp đăng các thông tin về công ty và sản phẩm của doanh nghiệp qua giao diện website riêng hay trên một website thông dụng nào đó. Mạng được xem là một xa lộ thông tin, vì vậy mô hình này cũng không khác nhiều so với việc doanh nghiệp treo các bảng quảng cáo ngoài trời. Nó giúp cho khách hàng tìm kiếm được những thông tin cần thiết và những lý do tin tưởng để đưa ra quyết định chọn mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Điểm chính yếu cần làm trong mô hình này là giúp cho khách hàng biết địa chỉ [email, web,  hay địa chỉ thông thường] và cách liên hệ với doanh nghiệp. Do chi phí không cao và đơn giản nên đây là mô hình thông dụng hơn cả và có thể sử dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh.

2. Mô hình những trang vàng [ Yellow Page Model ]

Mọi người đều biết niên giám Điện thoại “Những trang vàng”, một trong những phương cách hay để quảng cáo công ty. Mô hình những trang vàng trên web cũng hoạt động tương  tự. Những tổ chức đứng ra lập trang web này tạo ra một bảng danh mục cho phép con trỏ nhấp đến các nguồn thông tin hay địa chỉ cung cấp sản phẩm. Khách hàng có thể tìm thông tin bằng cách nhấn nút “tìm kiếm” [Search] bằng tên, ngành hay loại hình kinh doanh. Có thể họ thu một khoản phí nhỏ hoặc vì mục đích phi lợi nhuận.

3. Mô hình cuốn sách hướng dẫn điểu khiển [Cyber Brochure Model]

Website sẽ được xây dựng không khác mấy so với một cuốn sách chi tiết hướng dẫn tất cả về sản phẩm và về công ty. Đây là mộ hình cung cấp thông tin và phân loại sản phẩm chi tiết, kể cả tư vấn về cách sử dụng và dịch vụ khuyến mãi, các bài viết liên quan đến sản phẩm. Phạm vi hướng dẫn là tất cả những gì liên quan trong phạm vi một doanh nghiệp, cho phép xem thư mục các mặt hàng theo thể loại và tên, chi tiết về giá cả. Nhiều trang web còn lập ra một mẫu đơn thiết kế sẵn để khách hàng có thể yêu cầu đặt hàng theo những lựa chọn của họ.

4. Mô hình quảng cáo [Advertising Model]

Một loạt những trang web tìm kiếm ra đời mà tiêu biểu là Google, Yahoo, Goto đại diện cho sự phát triển như vũ bão của mô hình này. Đây là các trang web có công cụ tìm kiếm cực mạnh, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian lướt web và có số liệu so sánh giữa các trang với nhau. Không chỉ đưa ra website, mô hình quảng cáo cũng có chức năng hiển thị cung cấp không gian quảng cáo trên trang web bên cạnh việc hỗ trợ tìm kiếm. Một số trang web còn có khả năng “quảng cáo theo yêu cầu”. Chẳng hạn khách hang đang tìm kiếm một loại thông tin nào đó, biểu ngữ [banner] có chứa thông tin về sản phẩm tương ứng sẽ xuất hiện trên màn hình.

5. Mô hình thuê bao [Subscription Model]

Mô hình này được mô pháng như là một câu lạc bộ dành riêng cho hội viên và khách hàng. Nó bắt buộc khách hàng đăng kí tên và mật khẩu để truy cập vào nội dung chính của website, có thể phải trả tiền để có được những quyền lợi đặc biệt. Mô hình đăng ký cũng tương tự như khách hàng đặt mua một kì báo hàng tháng hay hàng quí, nhờ đó khách hàng có thể đọc và tìm thấy những thông tin bổ ích hơn hẳn so với những người chỉ tham quan chứ không đăng ký.

6. Mô hình cửa hàng ảo [Virtual Storefront Model] hay Cửa hàng trực tuyến [E-shop hay Storefront model] 


Với loại mô hình này doanh nghiệp có thể bán hàng hoá, dịch vụ hay thông tin trên mạng. Việc áp dụng hình thức này khách hàng có thể đọc và xem thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và thông tin về doanh nghiệp một cách thuận tiện nhất, và việc tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng khi mua lẻ sẽ là lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đây là loại mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đều có thể áp dụng, đơn giản nhất là đưa thông tin về doanh nghiệp,  sản phẩm hay dịch vụ lên mạng để tạo điều kiện cho khách hàng có thể thu thập thông tin dễ dàng nhất. Rất nhiều doanh nghiệp thành công như Lazada.vn, thegioididong.vn, Sendo.vn, Tiki.vn....

a. Bán hàng trực tuyến [e- selling]

Bán hàng trực tuyến là một trong những ứng dụng của  thương mại điện tử hiệu quả nhất và rất kinh tế không  chỉ cho các công ty kinh doanh đạt lợi nhuận cao mà còn có ý nghĩa rất lớn cho cả xã hội, cho từng quốc gia. Hàng hoá và dịch vụ được cung cấp trên “chợ ảo” có thể của công ty hoặc của công ty môi giới.

Để bán hàng trực tuyến thì các công ty không chỉ thiết kế không gian chợ ảo đơn thuần mà cần phải có các bộ phận kèm theo để thực hiện quá trình mua hàng như:

- Bộ phận quản lý Website;

- Bộ phận bán hàng trực tuyến;

- Hệ thống xác minh thông tin trên đơn đặt hàng của khách hàng [các ngân hàng];

- Các bộ phận kho vận - phân phát, trung chuyển hàng hoá.

b. Mua hàng trực tuyến [e- buying]


Sau khi khách hàng quyết định muốn mua sắm sản phẩm, họ được chuyển sang khu vực phục vụ an ninh. ở đó, họ được điền các thông tin cần thiết theo yêu cầu của mẫu đơn đặt hàng về thông tin cá nhân: tên, địa chỉ,  tài khoản thanh toán, hình thức thanh toán, địa điểm nhận hàng… và các thông tin này sẽ được bên thứ 3 nào đó [ngân hàng, các công ty vận chuyển] xác minh trước khi giao hàng.

7. Mô hình sàn giao dịch đấu giá trực tuyến [Auction model hay e-auction]

Mô hình đấu giá cho phép người mua và người bán tham gia trên một cửa hàng ảo và được quyền đưa giá trên một phòng đấu giá ảo do mình tạo ra. Đây là phương thức hữu hiệu để tìm kiếm sản phẩm hay mua sản phẩm với giá tốt nhất.

8. Mô hình hội thương [Affiliate Model]

Mô hình hội thương là khi một website đứng ra kêu gọi các chủ website tham gia làm các dịch vụ của mình. Mô hình này ít được mọi người biêt đến vì nó mang tính nội bộ, chỉ được giới thiệu trong phạm vi các website với nhau. Tuy nhiên mô hình này lại có một giá trị rất lớn, nhờ nó mà các website xây dựng mối quan hệ với nhau, tạo điều kiện cho người truy cập một cách nhanh chóng và tiện lợi.

9. Mô hình cổng [Portal Model]

Là mô hình cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet trên cùng một trang chủ. Phần lớn các website sử dụng mô hình hội thị ngoài nhiệm vụ chính còn cung cấp một số dịch vụ miễn phí như công cụ tìm kiếm, tin tức trong và ngoài nước, nơi truy tìm hàng bán,  thư điện tử hay phòng thoại [chat room] và các diễn đàn.

10. Mô hình mua theo nhóm [Groupon]


Groupon là mô hình kết hợp giữa thương mại điện tử và quảng cáo. Groupon vốn là từ ghép giữa “group” [nhóm] và “coupon” [phiếu giảm giá], đem lại cho các khán giả trực tuyến những cơ hội giảm giá cho các sản phẩm hay dịch vụ.

Khẩu hiệu của họ là: Hãy nhanh tay, cơ hội này chỉ kéo dài trong vài giờ. Đó là một lời chèo kéo khá quen tai, nhưng đi kèm với nó là một điều kiện hoàn toàn mới mẻ: Bạn chỉ có thể được mua hang giảm giá nếu một lượng nhất định khách hàng cùng mua loại hàng đó vào cùng một ngày đó.

11. Mô hình mạng xã hội [Social network]


Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, [tiếng Anh: social network] là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các trang mạng xã hội nổi tiếng như facebook, Twitter... ở Việt Nam có zalo.

Video liên quan

Chủ Đề