Biên tập hình ảnh là gì

Nhân viên biên tập video [Video editor] dùng thao tác với các đoạn phim và cảnh quay video để thô để tạo ra một video sản phẩm hoàn chỉnh, mạch lạc, mô tả chính xác video mà biên kịch và đạo diễn hình dung, kỳ vọng. Nhân viên biên tập video vừa có tư duy nghệ thuật, có con mắt tinh tế lại vừa có kỹ năng, kỹ thuật dùng các phần mềm chỉnh sửa phức tạp để ghép ảnh tĩnh, cảnh quay, hiệu ứng âm thanh, lời thoại và các hiệu ứng khác với nhau để video phù hợp phát sóng, công chiếu trên các trang mạng và có lượt xem lý tưởng.

Việc làm Nhân viên biên tập video

Công việc của Nhân viên Biên tập video là gì?

1. Mô tả công việc của Nhân viên biên tập video

Nhiệm vụ cụ thể của một Nhân viên biên tập video sẽ khác nhau tùy vào nơi làm việc, ví dụ như các bộ phận chuyên xử lý video quay ngoại cảnh thì công việc sẽ không giống những bên chuyên về video tại studio. Nhìn chung, các trách nhiệm chính của một Nhân viên biên tập video sẽ là:

  • Nhận một bản tóm tắt kịch bản, bản phác thảo các cảnh quay hoặc danh sách cảnh quay để nắm được mạch câu chuyện, thông điệp muốn truyền tải.
  • Xử lý các thước phim và video bằng kỹ thuật dựng phim hiện đại.
  • Duy trì tính liên tục, nhất quán, logic trong khi chuyển hình ảnh, sắp xếp theo giá trị cảnh.
  • Cắt cảnh và ghép lại.
  • Chèn lời thoại, hiệu ứng âm thanh, nhạc, đồ họa và các hiệu ứng đặc biệt khác tùy vào từng nội dung video.
  • Đảm bảo nội dung video tuân theo một trình tự hợp lý, dễ hiểu.
  • Trao đổi với đạo diễn, quay phim và biên kịch trong quá trình biên tập để có sản phẩm video cuối cùng tốt nhất.
  • Chỉnh sửa lần cuối, đảm bảo nội dung không bị thừa thiếu, cảnh không có lỗi, chất lượng và thời gian video phù hợp với các tiêu chuẩn, yêu cầu.

Những phẩm chất, kỹ năng Nhân viên biên tập video cần có

2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Nhân viên biên tập video

Nhân viên biên tập video có thể không cần bằng cấp chuyên nghiệp như tốt nghiệp đại học nhưng nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ai học về Điện ảnh, Quay phim, hoặc liên quan. Về cơ bản, các yêu cầu sẽ xoay quanh kinh nghiệm và portfolio, càng tham gia nhiều dự án thì bạn sẽ càng dễ ứng tuyển làm Nhân viên biên tập video, ngoài ra, bạn sẽ cần có:

  • Kinh nghiệm làm việc trong các vị trí liên quan đến quay, dựng phim, video, chỉnh sửa hình ảnh, truyền thông và quảng cáo, thiết kế.
  • Thành thạo các phần mềm và công cụ chỉnh sửa, biên tập video.
  • Con mắt tinh tường với các chi tiết và tư duy phê phán.
  • Sáng tạo và yêu thích công việc chỉnh sửa, biên tập video.
  • Kiên nhẫn và tập trung.
  • Hiểu về nội dung số, các xu hướng video mới nhất.
  • Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt, có khả năng lắng nghe và tiếp thu.
  • Kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc.
  • Khả năng làm việc dưới áp lực và thời hạn.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

Mô tả công việc Nhân viên biên tập video bao gồm những thông tin đầy đủ về một trong những công việc hấp dẫn nhất cho người trẻ hiện nay. Nhân viên biên tập video có thể làm việc tự do hoặc xin vào các công ty truyền thông, báo chí, các doanh nghiệp phát triển mạnh marketing và quảng cáo, đài truyền hình, v.v.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Nhân viên biên tập video
2. Yêu cầu trình độ và kỹ năng với Nhân viên biên tập video

Đọc thêm: Việc làm liên quan đến video, dựng phim hấp dẫn

Đọc thêm: Công việc của Nhân viên quay dựng phim là làm gì?

Hiện nay, nghề biên tập viên tuy không là nghề “hot”, nhưng vẫn là nghề dành được nhiều tình cảm của các bạn trẻ. Những người trẻ yêu viết lách hẳn sẽ yêu biên tập. Người biên tập đến với nghề bằng đam mê, và có theo đuổi nó hay không, phụ thuộc vào khả năng và đam mê của chính họ. Vậy nghề biên tập viên là gì?

Định nghĩa đúng nghề biên tập viên là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt [NXB TP. HCM] : “Biên tập là biên soạn, góp ý kiến với tác giả, kiểm tra những sai sót của bản thảo tài liệu, đưa đi xuất bản”. Một cách chính xác, biên tập viên không phải là một nghề mà là một vị trí công việc, xuất hiện trong các lĩnh vực như Báo chí, Truyền hình, Xuất bản…

Đây thường là vị trí yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm, đòi hỏi kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của người làm bởi những người biên tập chính là người nâng cao chất lượng, đảm bảo tính chính xác của các bản thảo văn học, bài viết của phóng viên hoặc chỉnh sửa kịch bản cho các chương trình truyền hình.

Nghề biên tập viên là gì, làm gì?

Có lẽ sẽ rất nhiều người muốn biết nhiệm vụ thực sự của nghề biên tập viên là gì? Nếu câu hỏi này được đặt cho một người bình thường thì có thể câu trả lời chỉ là sửa lỗi các bài viết. Nhưng nếu đặt câu hỏi này với một biên tập viên thực sự thì câu trả lời sẽ khác: từ nghe ngóng họp bàn về tin tức, chỉ định đề tài, làm việc với phóng viên, cho tới sửa bài và chỉ dẫn dàn trang….

Kiểm tra thông tin, đọc lại, sửa chữa bài viết

Đối với lĩnh vực Báo chí, khi một phóng viên đi viết bài về, việc đầu tiên họ làm chính là giao bài cho biên tập viên, người sẽ kiểm tra thông tin, đọc lại, góp ý về cách viết và sửa chữa bài viết. Ngoài các lỗi về diễn đạt thông thường, bài viết có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như thông tin bị xuyên tạc, bịa đặt một cách cố tình [hoặc vô tình].

Biên tập viên sẽ là người bảo vệ uy tín của toàn soạn và các phóng viên bằng việc kiểm định các thông tin này trước khi chúng được xuất bản. Vì kinh nghiệm và kỹ năng uyên bác, họ cũng tham gia vào công việc định hướng nội dung cho cả tòa soạn. Nói cách khác, vai trò của họ trong tòa soạn chính là tạo ra sản phẩm có chất lượng và diện mạo tốt nhất tới tay người đọc.

Xem thêm:

  • Giám chế là gì?
  • Giám đốc sản xuất là gì?

Lên ý tưởng, tìm kiếm nguồn tin

Nếu ai hỏi vai trò nghề biên tập viên là gì trong lĩnh vực Truyền hình, các biên tập viên thực chất chính là các phóng viên truyền hình. Không “nhàn nhã” như hình ảnh chỉ ngồi đọc tin lúc lên hình, trước đó họ là người lên ý tưởng, tìm kiếm nguồn tin, lấy tin, biên tập thành bản tin, đọc tin và đảm bảo công việc ghi hình để bản tin của mình luôn “đáng xem” nhất.

Họ phải luôn sáng tạo trong việc dẫn dắt, khai thác vấn đề, lựa chọn và khai thác nhân vật phỏng vấn phù hợp, cũng như ứng biến với muôn vàn tình huống có thể xảy ra khi bắt đầu ghi hình;

Tố chất cần có của một biên tập viên

Phẩm chất cần có đầu tiên của người biên tập thực sự là tính cẩn thận và tỉ mỉ. Để “gia công” một bài viết, người biên tập phải sửa từ những lời văn thô ráp, câu văn lủng củng, trùng lặp đến những chi tiết “sạn” rất  nhỏ: chính tả, từ ngữ. Vì công việc biên tập tưởng đơn giản nhưng lại là công việc khá phức tạp.

Người biên tập phải là người tâm lý và khéo léo, biết cư xử. Vì người biên tập là người trung gian giữa tác giả và độc giả nên người biên tập phải hiểu được tâm lý của cả đối tượng này. Hầu hết, những người viết văn, viết báo rất kị và không thích bài viết của mình bị sửa chữa quá nhiều.

Không chỉ hiểu tâm lý của tác giả. Người biên tập cần hiểu được tâm lý của công chúng. Xét cho cùng, sản phẩm báo chí có hoàn thiện cũng để phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.

Người biên tập vừa là người giúp tác giả diễn đạt thông điệp gửi đến công chúng vừa là người định hướng công chúng hiểu được trọn vẹn thông điệp của tác giả muốn hướng tới. Vì thế, người biên tập khi biên tập tin bài cần cân nhắc mức độ ảnh hưởng, độ khách quan của thông tin.

Biên tập viên làm việc ở đâu?

+ Làm việc tại các toà soạn báo, đài phát thanh, truyền hình, nhà xuất bản

Chiếm số lượng đông đảo và phong phú nhất vẫn là những biên tập viên hoạt động trong các toà soạn báo in, đài phát thanh, đài truyền hình và toà soạn báo Internet. Trong từng toà soạn, đài truyền hình, tùy thuộc vào mục đích, tôn chỉ, đối tượng khán giả, độc giả mà biên tập viên được phân công cụ thể về các ban, tiểu ban như ban Nội chính, Khoa học – Giáo dục, Văn hoá- Xã hội, Kinh tế, Quốc tế…

+ Làm việc trong lĩnh vực chỉ đạo hoặc quản lý Nhà nước về báo chí

Trong lĩnh vực này, tuỳ vào khả năng, điều kiện và kinh nghiệm công tác, bạn có thể làm việc tại:

– Vụ báo chí [Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương].

– Cục báo chí [Bộ Văn hoá- Thông tin]

– Các sở văn hoá – Thông tin tỉnh, thành phố…

+ Làm việc trong các phòng Thông tin – Báo chí của các cơ quan, các Bộ, ban, ngành, lực lượng vũ trang hoặc các tổ chức chính trị- xã hội, các công ty truyền thông, các doanh nghiệp…

– Làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo báo chí ở các trường đại học, viện nghiên cứu có ngành báo chí.

– Làm việc trong các tổ chức quốc tế, tùy viên báo chí các Đại sự quán trong và ngoài nước.

Video liên quan

Chủ Đề