Benh kawasaki ki là gì

Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên trẻ lớn hơn vẫn có khả năng mắc bệnh. Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng ở các nước châu Á có tần suất mắc bệnh cao hơn. Bệnh Kawasaki là tình trạng sưng viêm của các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim, nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ. Sở dĩ có cái tên Kawasaki vì bệnh được bác sĩ Tomisaku Kawasaki [Nhật] mô tả lần đầu vào năm 1967. Đặc biệt nguy hiểm là khi để bệnh lâu trẻ bị biến chứng viêm tắc mạch vành dẫn đến giãn mạch vành. Từ đây sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị nhồi máu cơ tim như người lớn. Biến chứng này rất nguy hiểm và có thể bị tử vong.


Bệnh Kawasaki ở trẻ cần được phát hiện sớm để điều trị Mùa nào hay xuất hiện bệnh và cách phòng ngừa như thế nào?
Trẻ bị mắc bệnh này rải rác quanh năm. Vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên chưa biết cách phòng bệnh. Một số trẻ sẽ tự hết bệnh nhưng một số khác bị biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên có thể phòng biến chứng bằng cách khi trẻ bị phát ban, sốt nên đưa đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi ngay.Trẻ sẽ có những triệu chứng gì ???
Bệnh Kawasaki thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Sốt cao 39-40 độ, kéo dài trên 5 ngày.
  • Kết mạc mắt sung huyết, đỏ
  • Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ
  • Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ
  • Bong tróc da ở đầu ngón tay,ngón chân khi không được điều trị
  • Phát ban trên cơ thể
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây
  • Viêm loét họng
  • Nổi hạch ở cổ
Lưỡi đỏ như tái dâu tây Bong tróc da ở đầu ngón tay và ngón chân

Bệnh Kawasaki có lây nhiễm hay không ??? Kawasaki không phải là một bệnh lây. Nó không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác. Cũng rất hiếm trường hợp cả 2 trẻ trong một gia đình cũng mắc bệnh Kawasaki.

Nếu không được điều trị, cứ 5 trẻ mắc bệnh Kawasaki sẽ có 1 trẻ bị các tổn thương mạch vành. Đối với hầu hết trẻ mắc bệnh, tổn thương này thường nhỏ và không kéo dài. Tuy nhiên ở một số trẻ, tổn thương có thể tồn tại cho tới khi trẻ trưởng thành, khiến cho thành động mạch vành trở nên yếu và hình thành túi phình động mạch. Các túi phình động mạch này rất nguy hiểm, chúng có thể cản trở máu chảy tới các cơ tim.

Theo dõi bệnh nhân sau điều trị: Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng -1 năm. Dùng thuốc theo đúng thời gian và hướng dẫn của bác sĩ . Tại đây, trẻ sẽ được sử dụng các thuốc để ngăn ngừa những tổn thương tại động mạch vành. Hiện nay, tại các bệnh viện có ngừa biến chứng giãn mạch vành bằng cách truyền thuốc Gamma Globulin. Thuốc này có hiệu quả khoảng 80% với điều kiện truyền trước ngày thứ 10 của bệnh.

Một số trẻ sẽ cần phải điều trị lần hai với IVIG hay những loại thuốc khác.

Dinh dưỡng và vận động đối với trẻ mắc bệnh Kawasaki:
Duy trì một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với trẻ đã mắc bệnh:

  • Tăng cường ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho tim mạch
  • Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tập luyện thể dục thể thao
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tim mạch như hút thuốc lá

Các vấn đề cha mẹ cần lưu ý Sau khi được điều trị bằng globulin miễn dịch, không tiêm vaccine cho trẻ trong vòng 3 tháng. Tiêm vaccin quá sớm sẽ làm giảm hiệu lực của vaccin. Trẻ vẫn có thể sử dụng vaccin cúm như bình thường. Nếu trẻ đang sử dụng aspirin thì nên tránh để trẻ mắc bệnh thủy đậu. Sử dụng aspirin khi đang mắc thủy đậu có thể gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm.

Chăm sóc trẻ bệnh thế nào? Trước tiên, các bà mẹ trẻ cần biết rõ những thông tin về bệnh, để tránh nhầm lẫn với bệnh khác [tưởng trẻ sốt vì mọc răng, nghi ngờ sốt xuất huyết, nghi ngờ viêm mắt đỏ]. Bệnh Kawasaki rất khó phát hiện vì triệu chứng thường xuất hiện không đầy đủ cùng lúc trong giai đoạn đầu. Đã có những trường hợp, bệnh tự lành khiến phụ huynh chủ quan dù sau đó tái đi tái lại nhiều lần. Chỉ đến khi trẻ có biến chứng tim mới phát hiện ra thì đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cách duy nhất để bảo vệ trẻ là luôn cẩn thận theo dõi khi con bị sốt kéo dài. Trẻ sốt 2 – 3 ngày đưa trẻ đến bệnh viện thay vì chủ quan chỉ chăm sóc tại nhà. Nếu được phát hiện bệnh trong vài ngày đầu thì không nguy hiểm vì bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu phát hiện bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi mắc phải, các bác sĩ có thể ngăn ngừa biến chứng ở tim.

Trường hợp việc điều trị bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà.

NHƯ HƯƠNG – KHOA TIM MẠCH
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Bệnh Kawasaki là bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây là bệnh khá nguy hiểm nên các mẹ không nên coi thường, những kiến thức dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Có thể hiểu nôm na, đây là một hội chứng viêm mạch máu toàn thân, đi kèm sốt cấp tính, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể phát thành dịch trong các nhóm trẻ. Bệnh nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh có nguy cơ biến chứng vào tim, dẫn đến tử vong vì vỡ túi phình mạch vành.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt cao dài ngày [ít nhất là 5 ngày], kèm theo cảm giác mệt mỏi toàn thân, thường có hạch ở một bên cổ, xung huyết miệng, hầu hoặc miệng; hầu bị khô, nứt nẻ, có khi biểu hiện bằng những nốt ban đỏ ở môi. Ngoài ra, bệnh nhi có biểu hiện phù chi, nổi ban đỏ, tróc da quanh móng hoặc tróc da toàn thân.

Thông thường, nốt ban đỏ có nhiều hình dạng khác nhau ở toàn thân, đặc biệt ở vùng hông và có thể diễn biến theo trình tự từ dạng các nốt ban giống nốt sởi sang dạng ban kiểu mề đay, sau cùng là dạng tróc da đi cùng với các biểu hiện viêm đa mạch.

Vì vậy, bạn cần nghĩ ngay đến Kawasaki nếu con bạn dưới 5 tuổi và trẻ bị sốt liên tục khoảng 5 ngày trở lên, kèm theo hàng loạt các biểu hiện như:

– Viêm kết mạc 2 bên mắt [Mắt đỏ]

– Môi khô đỏ, nứt, lưỡi đỏ màu dâu tây.

– Niêm mạc miệng và hầu đỏ lan tỏa.

– Đỏ lòng bàn tay, chân.

– Phù cứng bàn tay, chân.

– Tróc da đầu ngón.

– Hồng ban đa dạng ở thân, tróc da quanh hậu môn.

Đặc biệt, nếu trẻ bị tróc da quanh hậu môn kèm theo sốt thì chắc đến trên 80% là đã mắc bệnh này. Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.

Dấu hiệu điển hình của bệnh kawasaki

+ Giai đoạn 1: Bệnh nhân sốt cấp tính, trung bình khoảng 10 ngày, thân thể bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, phù chi hoặc có biểu hiện nội ban, viêm kết mạc.

+ Giai đoạn 2 [giai đoạn bán cấp]: Thường kéo dài khoảng 2 tuần, biểu hiện bởi tăng tiểu cầu, tăng máu lắng, tróc da và bệnh nhân dần dần hạ sốt.

+ Giai đoạn 3: Là giai đoạn hồi phục với sự mất dần các triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn này thường kéo dài. Sau khi hồi phục, thể trạng bệnh nhân bị suy yếu cần được bồi dưỡng.

Kawasaki có thể gây biến chứng lên tim mạch cho trẻ, làm tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Nguy hiểm nhất là biến chứng của bệnh có thể làm viêm tắc và giãn mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sưng khớp, viêm màng não, hay viêm phổi, viêm ruột. Xét nghiệm cho thấy bạch cầu trong máu tăng cao, siêu âm tim thấy mạch vành bị giãn ra, v.v..

Biểu hiện phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành thường chiếm tới 15 – 25% số bệnh nhi. Tuy nhiên, điều may mắn là tỷ lệ này sẽ giảm xuống thấp nếu trẻ được phát hiện kịp thời, đưa đến bệnh viện sớm, điều trị đúng cách trong vòng 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát.

Trẻ nhỏ bị bệnh kawasaki dễ gặp phải biến chứng tim mạch

Trước tiên, các bà mẹ trẻ cần biết rõ những thông tin về bệnh, để tránh nhầm lẫn với bệnh khác [tưởng trẻ sốt vì mọc răng, nghi ngờ sốt xuất huyết, nghi ngờ viêm mắt đỏ]. Bệnh Kawasaki rất khó phát hiện vì triệu chứng thường xuất hiện không đầy đủ cùng lúc trong giai đoạn đầu. 

Cách duy nhất để bảo vệ trẻ là luôn cẩn thận theo dõi khi con bị sốt kéo dài. Chỉ cần sốt 2 – 3 ngày chưa khỏi, trẻ cần được phụ huynh đưa đến bệnh viện thay vì chủ quan chỉ chăm sóc tại nhà. Nếu được phát hiện bệnh trong vài ngày đầu thì không nguy hiểm vì bệnh có thể được điều trị hiệu quả.

Đặc biệt, nếu phát hiện bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi mắc phải, các bác sĩ có thể ngăn ngừa biến chứng ở tim.Trường hợp việc điều trị bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được tái khám suốt đời. Cũng cần lưu ý là đối với những trẻ đang được điều trị bệnh Kawasaki, cần tạm ngưng tiêm ngừa vắc xin phòng các bệnh như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, ít nhất trong vòng 3 tháng vì thuốc có thể làm giảm tác dụng của vắc xin.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề