Tại sao bộ phương pháp nhập sau, xuất trước

Trong quản lý hàng hóa chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các khái niệm FIFO và LIFO. Cùng với FIFO thì LIFO là phương pháp xuất kho được sử dụng để vận hành, khai thác hàng hóa phổ biến nhất hiện nay.

Vậy LIFO là gì? Phương pháp LIFO được ứng dụng như thế nào?

Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Phương pháp nhập sau xuất trước [LIFO]?

LIFO được viết tắt bởi cụm “Last in First Out”. Vậy, Last in First Out là gì?

Ngay từ tên gọi, bạn đã có thể hình dung ra được cách khai thác, vận hành hàng hóa thông qua phương pháp này.

LIFO [Last in First Out – Vào sau Ra trước]

Ở Việt Nam, chúng ta thường gọi phương pháp LIFO là cách quản lý kho theo hình thức nhập vào sau xuất ra trước. Theo đó, khi quản lý kho, những hàng hóa nào mới nhập hoặc được sản xuất gần đây nhất, sẽ được ưu tiên xuất đi trước. Những mặt hàng còn tồn kho ở lại là những mặt hàng cũ đã sản xuất từ lâu.

Cách khai thác của FIFO thì ngược lại so với LIFO. Tại kho, các hàng hóa tồn kho để lâu nhất sẽ được xuất bán trước hay còn gọi là phương pháp nhập trước xuất trước.

2. Phương pháp xuất kho LIFO thường áp dụng cho những doanh nghiệp như thế nào?

Phương pháp LIFO sẽ lấy chi phí các sản phẩm được mua gần đây nhất làm cơ sở chi trả như giá vốn hàng bán.

Với cách thức này, doanh nghiệp có điều kiện cập nhật giá sản phẩm. hàng hóa theo thời giá thị trường một cách chính xác hơn từ đó có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu chi phí – doanh thu bán hàng theo từng kỳ.

Những hàng hóa quản lý theo phương pháp xuất kho LIFO cần đảm bảo là không bị [hoặc ít] giới hạn về thời gian sử dụng cũng như không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mùa vụ, xu hướng.

Đơn vị sử dụng các phương pháp xuất kho LIFO thường là những đơn vị có lượng hàng tồn kho tương đối lớn ví dụ như các đại lý ô tô, nhà bán lẻ, …

3. So sánh giữa phương pháp LIFO và FIFO?

Phương pháp LIFO

Phương pháp FIFO

Với phương pháp LIFO – Nhập sau xuất trước, giá thành của sản phẩm sẽ luôn được cập nhật theo chi phí gần đây nhất của thị trường. Khi đó, các báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được thống kê một cách chính xác hơn, đơn vị sẽ chủ động hơn trong việc sản xuất – kinh doanh.

Phương pháp này giúp doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm giá về thị trường với những mặt hàng mà đơn vị sản xuất. Từ đó, mức rủi ro bị lỗ cũng ít hơn.

Với phương pháp FIFO – Nhập trước xuất trước, doanh nghiệp sẽ giảm được tối đa lượng hàng tồn kho cũ. Việc này giúp đơn vị sản xuất – kinh doanh sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí để tiêu hủy hay giảm thiểu tình trạng rủi ro phải thanh lý các sản phẩm/hàng hóa quá hạn.

Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ vô cùng phù hợp trong bối cảnh lạm phát tăng cao, chúng ta sẽ hạn chế được những rủi ro về việc mất giá hàng hóa

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu sâu hơn về phương pháp LIFO trong xuất nhập hàng hóa và vai trò của phương pháp này trong sản xuất – kinh doanh.

Nếu cần tư vấn thêm về quy trình xuất nhập hàng hóa hay đang tìm kiếm thông tin địa điểm kho hàng quản lý phù hợp cho doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để nhận được thông tin chi tiết nhất.

Chia sẻ bài viết này

20/10/2017 03:54

Những hàng hóa giống nhau được mua với mức giá khác nhau vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn sử dụng giá vốn nào để áp dụng cho hàng tồn cuối kỳ, giá vốn nào áp dụng cho hàng hóa bán ra. Dưới đây Kế toán Đức Minh giới thiệu với các bạn cách tính giá xuất kho theo từng phương pháp

Theo chuẩn mực số 02-  Hàng tồn kho, có 4 phương pháp tính giá xuất kho như sau :

  • Phương pháp nhập trước – xuất trước [ FIFO]
  • Phương pháp nhập sau xuất trước [LIFO]
  • Phương pháp bình quân gia quyền
  • Phương pháp giá thực tế đích danh

1. Phương pháp nhập trước – xuất trước [FIFO]

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả sử là hàng được mua trước hoặc SX trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc SX trước và thực hiện theo trình tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Ưu điểm: Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng, do vậy nó cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối đúng với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.

Nhược điểm : Phương pháp này có nhược điểm là làm cho DT hiện tại không phù hợp với những khoản CP hiện tại. Đối với phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị  vật tư, hàng hoá có được từ cách đó rất lâu. Và nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập - xuất liên tục,  dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc của kế toán sẽ tăng lên nhiều.

Ví dụ: Tình hình nhập – xuất nguyên vật liệu X trong tháng 1/2016 của công ty A như sau

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày 10/1/2016: Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày 15/1/2016: Nhập 15.000 kg NVL X đơn giá 8.300 đồng
  • Ngày 25/1/2016: Xuất 8.000 kg NVL X
  • Đơn giá xuất được tính như sau
  • Ngày 10/1/2016 xuất 21.000 kg

Đơn giá xuất  : 20.000 kg x 8.000 và 1.000 kg x 8.200

Vậy trị giá hàng xuất kho = 20.000 x 8.000 + 1.000 x 8.2000 = 242.000.000 đồng

  • Ngày 25/1/2016 xuất 8.000 kg

Đơn giá xuất : 4.000 kg x 8.200 và 4.000 kg x 8.300

Vậy trị giá hàng xuất kho = 4.000 x 8.200 + 4.000 x 8.300 = 66.000.000 đồng

2. Phương pháp nhập sau – xuất trước [LIFO]

Phương pháp này ngược lại với phương pháp nhập trước – xuất trước

Áp dụng dựa trên giả định hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau sẽ được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng mua hoặc sản xuất trước đó. Đối với phương pháp này giá trị hàng xuất kho tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ.

Ví dụ : Tình hình nhập xuất NVL X của công ty trong tháng 2/2016 như sau :

Tồn đầu kỳ : 10.000 kg đơn giá 5.000 đồng/kg

  • Ngày 10/2/2016 nhập 6.000 kg đơn giá 5.500 đồng /kg
  • Ngày 13/10/2016 xuất 7.000kg

Đơn giá xuất được tính như sau : 6.000 kg x 5.500 và 1.000 kg x 5.000

Vậy trị giá hàng xuất kho = 6.000 x 5.500 + 1.000 x 5.000 = 38.000.000 đồng

Tuy nhiên phương pháp này hầu như không được áp dụng trong thực tế

3. Phương pháp bình quân gia quyền

Bao gồm: bình quân cả kỳ dự trữ, và bình quân sau mỗi lần nhập, bình quân cuối kỳ trước

  • Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

ĐG  xuất kho BQ   =

[Trị giá hàng, NVL tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trong kỳ]

      [SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trong kỳ]

Ưu điểm: Đơn giản,dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.

Nhược điểm: Độ chính xác không cao,  công việc kế toán bị dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hành khác,  phương này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán  tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL X 20.000 kg, đơn giá 8.000 đồng/kg

  • Ngày 05/1/2016 : Nhập 5.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg
  • Ngày  15/1/2016 : Xuất 21.000 kg NVL X
  • Ngày  16/1/2016 : Nhập 8.000 kg NVL X, đơn giá 8.200 đồng/kg

Vậy đơn giá xuất kho sẽ được tính vào cuối kỳ và sẽ được tính như sau :

ĐG BQ cuối kỳ                 =

[20.000 x 8.000] + [5.000 x 8.200] + [8.000 x 8.200]

                  [20.000 + 5.000 + 8.000]

                                          =                  8.079 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 15/1/2016 = 21.000 x 8.079 =169.654.545 đồng

·                     Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

Theo phương pháp này, kế toán phải tính lại giá trị của hàng tồn kho và đơn giá bình bình quân sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hóa đó

ĐG xuất kho lần thứ n =

Trị giá hàng, NVL  tồn đầu kỳ + Trị giá hàng, NVL nhập trước lần xuất thứ n /

           SL hàng, NVL tồn đầu kỳ + SL hàng, NVL nhập trước lần thứ n

Ưu điểm : Phương pháp này khắc phục được những hạn chế của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ

Nhược điểm : việc tính toán phức tạp,  tốn nhiều thời gian.

 Vì vậy mà phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp có ít mặt hàng tồn kho, có số lượng nhập - xuất ít.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL Y 10 kg, đơn giá 5.000 đồng/kg

-          Ngày 05/1/2016 : Nhập 20 kg NVL Y, đơn giá 5.500 đồng/kg

-          Ngày 06/1/2016 : Xuất 25 kg NVL Y

                       ĐG BQ  =

[10x 5.000] + [20 x 5.500] [10 + 20]

                                      =       5.333 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày  06/1/2016 = 25 x 5.333 = 133.325 đồng/kg

  • Phương pháp bình quân cuối kỳ trước

Theo phương pháp này kế toán dựa vào trị giá và số lượng tồn kho của hàng hóa, nguyên vật liệu cuối kỳ trước để tính đơn xuất

ĐG XK bình quân  =

Trị giá hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

     SL hàng, NVL tồn kho cuối kỳ trước

Ưu điểm : dễ tính toán, đơn giản

Nhược điểm : Trị giá hàng xuất kho không chịu ảnh hưởng của sự biến động của giá cả thị trường. Vì vậy phương pháp này làm cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh không chính xác với thực tế.

Ví dụ :

Tồn đầu kỳ : NVL Y 100 kg, đơn giá 6.000 đồng/kg

-          Ngày 02/1/2016 nhập 500 kg NVL Y, đơn giá 6.200 đồng/kg

-          Ngày 05/1/2016 : Xuất 200 kg NVL Y

ĐG XK BQ      =

[100 x 6.000]/100

                        =         6.000 đồng/kg

Trị giá hàng xuất kho ngày 05/1/2016 = 200 x 6.000 = 12.000.000 đồng

4. Phương pháp thực tế đích danh

Theo phương pháp này:  hàng hóa, nguyên vật liệu xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

Ưu điểm :  Đây là phương pháp tốt nhất, tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí  phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra, và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
Nhược điểm : Việc áp dụng PP này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng được phương pháp này.

Ví dụ

Tồn đầu kỳ NVL A 20 kg, đơn giá 5.000 đồng/ kg

-          Ngày 02/1/2016 : Nhập 50kg NVL A, đơn giá 5.100 đồng/kg

-          Ngày 05/1/2016 : Xuất 30 kg NVL A

-          Ngày 13/1/2016 : Xuất 10 kg NVL A

- Trị giá XK ngày 05/1/2016 = 30 x 5.100 = 153.000 đồng

- Trị giá XK ngày 13/1/2016 = 10 x 5.000 = 50.000 đồng

Tùy vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp, kế toán có thể chọn lựa phương pháp tính giá hàng xuất kho sao cho thuận tiện và đúng nguyên tắc nhất quán trong hạch toán.

Kế toán Đức Minh chúc các bạn thành công !

>>> Các khóa học kế toán ở Hà Nội

>>> Danh mục Kiến thức kế toán

>>> đào tạo kế toán hà nội

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: Phòng 610 - Chung cư CT4A2 Ngã tư Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Xiển - Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội. - 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Video liên quan

Chủ Đề