Thai ngoài tử cung thoái triển bao lâu thì có kinh lại

Cụm từ thai ngoài tử cung là tình trạng sản khoa đã không còn xa lạ với phụ nữ khi mang thai. Nhưng thuật ngữ thai ngoài tử cung thoái triển nghĩa là gì, có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thai ngoài tử cung là tình trạng phôi thai đã được thụ tinh nhưng không nằm trong buồng tử cung và làm tổ trong vòi trứng, cổ tử cung hoặc ổ bụng. Trong quá trình hình thành phôi thai, thai nhi đã bị cản trở, bởi các yếu tố xuất hiện bất thường của mẹ bao gồm: viêm nhiễm vòi trứng, bệnh phụ khoa, dị dạng vòi trứng, nhiễm độc nicotin, có tiền sản thai ngoài tử cung, có khối u nang buồng trứng,…

Theo thống kê của các chuyên gia, tỷ lệ mang thai ngoài tử cung chiếm 4.5 đến 10.5 phần ngàn, nghĩa là khoảng 1.000 phụ nữ có thai sẽ có từ 4 đến 10 phụ nữ mắc phải chứng mang thai ngoài tử cung này.

Chứng thai ngoài tử cung hiện nay rất khó chẩn đoán, đa phần dựa vào các biểu hiện bất thường trong thai kỳ và đo nồng độ beta hCG dưới 2000Ul/L giảm dần. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh sẽ chuyển hướng thành thai ngoài tử cung thoái triển tự nhiên, khiến không thể sinh nở và bắt buộc phải điều trị, tránh tình trạng vỡ, chảy máu cấp ảnh hưởng đến tính mạng.

Do đó, trong quá trình mang thai những tháng đầu, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường, hãy đến khám các bác sĩ chuyên khoa phụ sản uy tín để được chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh và ngăn chặn biến chứng kịp thời. Đặc biệt, hãy nghiêm túc nói rõ với bác sĩ các vấn đề liên quan đến thai sản trước đó để được điều trị đúng cách, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bản thân sau điều trị.

Thai ngoài tử cung thoái triển không được chữa trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm [Nguồn: dongythaiphuong.com]

2. Dấu hiệu thai ngoài tử cung thoái triển

Các mẹ bầu thường khi trong thời gian thai kỳ hãy tự trang bị cho mình các kiến thức thai sản cần thiết, để phòng tránh cũng như phát hiện chữa trị kịp thời các bệnh không mong muốn nhé. Về dấu hiệu của bệnh thai ngoài tử cung thoái triển, bạn có thể chú ý các biểu hiện cơ bản sau:

Đầu tiên là mất kinh nguyệt và ốm nghén. Ngoài suy luận nguyên nhân gây mất kinh là một trong những dấu hiệu thường thấy do mất cân bằng hormone ở phụ nữ, những tình trạng như chậm kinh, mất kinh và ốm nghén thường xuất hiện như quá trình mang thai thông thường. Phụ nữ mang thai khi gặp biểu hiện như ốm nghén, mệt mỏi, ngực căng, đau và chán ăn kéo dài, hãy cẩn trọng với thai ngoài tử cung nhé!

Việc chảy máu âm đạo âm ỉ, đen sẫm và kéo dài bất thường là dấu hiệu cho thấy thai ngoài tử cung khiến vỡ mạch máu. Ngoài ra, đau bụng dưới và đau lưng xảy ra khi vòi trứng bị giãn cho thai nhi, khiến các mẹ bầu đau bụng âm ỉ bên dưới rốn. Nếu để tình trạng lâu, cơn đau sẽ kéo dài và trở nên dữ dội hơn, lan cơn đau xuống vùng khung xương chậu.

Hãy chú ý các biểu hiện cơ bản của chứng thai ngoài tử cung [Nguồn: vicare.vn]

3. Thai ngoài tử cung thoái triển ra máu bao lâu

Khi phát hiện mắc chứng thai ngoài tử cung, bệnh nhân cần được theo dõi thai ngoài tử cung thoái triển một cách cẩn thận. Thông thường, triệu chứng ra máu bắt đầu từ tuần thứ 5 đến 10 của thai kỳ sau 2 tuần bị trễ kinh. Theo từng cơ địa của mỗi người thì tình trạng chảy máu sẽ diễn ra khác nhau, ra ít, kéo dài sẽ là tình trạng dễ gặp nhất của bệnh nhân mắc phải chứng này.

Theo từng cơ địa của mỗi người thì tình trạng chảy máu sẽ diễn ra khác nhau [Nguồn: vinmec.com]

4. Thai ngoài tử cung thoái triển có bị vỡ không

Hay còn gọi là tình trạng xuất huyết nội thai, có thể gây mất máu đột ngột và tử vong. Các triệu chứng nhận biết là đau bụng dữ dội, chóng mặt và đau một bên vai do máu tự do trong ổ bụng kích thích thần kinh hoành.

Đặc biệt, thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào, ngoài ra, khi tình trạng vỡ nhanh, gây tụt huyết áp, mạch nhanh, nhẹ và có thể hôn mê, nếu trong tình trạng nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí là tử vong. Khi ấy, bệnh nhân cần được xử trí nhanh chóng, cấp cứu kịp thời, mổ, truyền máu tương thích để bù lượng máu mất đi.

Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào và ảnh hưởng đến tín mạng [Nguồn: baomoi.vn]

5. Điều trị thai ngoài tử cung thoái triển

Có thể thấy, thai ngoài tử cung thoái triển là vấn đề khá nghiêm trọng, do đó ngoài việc bổ sung các món ăn bồi bổ sức khỏe, tăng đề kháng cho mẹ bầu thì cũng cần phải được chẩn đoán và chữa trị kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ. Hiện nay, khi phát hiện thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tư vấn hai phương thức điều trị như sau:

Đầu tiên là phẫu thuật. Đây là cách chữa bằng việc lấy khối thai đã thoái triển ra khỏi cơ thể mẹ bằng phương pháp mổ hở hoặc nội soi. Đối với trường hợp thai đã vỡ hoặc xuất huyết máu ở ổ bụng, bác sĩ sẽ không thể mổ nội soi mà phải mổ hở để đưa phần thai ra ngoài, giúp cầm máu tức thời. Đây được xem là phương pháp an toàn, quá trình mổ diễn ra nhanh chóng và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mẹ bầu.

Đây được xem là phương pháp an toàn và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống [Nguồn: wuwm.com]

Nếu được tư vấn cho phép không phải phẫu thuật, bệnh nhân mắc chứng thai ngoài tử cung thoái triển sẽ được kê thuốc Methotrexate, là loại thuốc khá phổ biến hiện nay để điều trị. Thuốc sẽ được tiêm dưới da và cơ thể, ngăn chặn phân chia tế bào, khiến tế bào thai chết và tống tháo ra khỏi cơ thể của mẹ mà ống dẫn trứng vẫn được bảo vệ. Bệnh nhân sẽ phải tùy thuộc vào độ beta hCG để được cấp phát đồ đơn liều hay đa liều và được theo dõi cho đến khi beta hCG trở thành âm tính.

Methotrexate sẽ được tiêm dưới da và có tác dụng tiêu biến tế bào thai [Nguồn: upi.com]

Nếu thai ngoài tử cung không xuất hiện các triệu chứng hoặc chỉ là các triệu chứng nhẹ, nhỏ khó xác định, thì trường hợp này cần được theo dõi gắt gao bởi có thể phần tế bào thai ấy sẽ tự tan và tống ra khỏi cơ thể. Bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình theo dõi, cần được báo cáo chi tiết với bác sĩ để việc điều trị diễn ra suôn sẻ nhất. Thời gian nằm viện điều trị sẽ khoảng 48 giờ sau khi mổ là có thể xuất viện.

Một điều cần lưu ý đó là nếu đã mắc chứng thai ngoài tử cung thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc lại hoặc vô sinh sau đó. Sau khi đã điều trị thai ngoài tử cung, bệnh nhân vẫn có nguy cơ mắc phải lên đến 10%, và cần thực hiện nghiêm túc biện pháp tránh thai khoảng 1 năm để phục hồi chức năng sinh sản. Do đó, hãy bảo vệ chính bản thân mình bằng cách phòng ngừa, kiểm soát việc mang thai, hạn chế tối đa sử dụng thuốc ngừa thai, nạo hút thai. Quan tâm các vấn đề sức khỏe tình dục, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và tránh khói thuốc lá độc hại chứa nicotin.

Hãy sử dụng các biện pháp để bảo vệ sức khoẻ của bản thân [Nguồn: genengnews.com]

Để có được một kỳ thai sản trọn vẹn đầy ý nghĩa, các mẹ hãy trang bị cho mình các kiến thức về bệnh lý thai ngoài tử cung thoái triển và các bệnh phụ khoa khác để bảo vệ chính mình và thai nhi. Ngoài ra, điều cần làm trước nhất khi bắt đầu mang thai, đó chính là hãy đăng ký kỳ thai sản trọn gói tại bệnh viện uy tín, chuyên môn cao để tiện trong việc thăm khám, chẩn đoán, theo dõi và phát hiện các biểu hiện bất thường trong suốt thời gian mang thai.

#Xem thêm một số bài viết về :Thai ngoài tử cung thoái triển là gì, có bị vỡ không, điều trị thế nào

Hỏi - 28/03/2017

Chào bác sĩ! Em năm nay 32 tuổi, bị trễ kinh 17 ngày [vòng kinh em đều 28-30 ngày], sau khi trễ kinh 8 ngày em bị ra dịch nâu ít ít, vài ngày lại ra một ít, nhưng mức độ tăng dần [có xen lẫn màu đỏ và sậm đen] Ngày 16/3/2017 em có đến khám tại bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ cho thử máu kết quả HCG là 1.375, siêu âm không thấy túi thai trong lòng tử cung, thấy khối echo cạnh buồng trứng phải 14mm x16 mm, bác sĩ cho em nhập viện cùng ngày với tình trạng bệnh" Theo dõi thai ngoài" Em nằm viện theo dõi 2 ngày thử máu lại kết quả HCG còn 460, siêu âm vẫn còn khối echo bên buồng trứng phải nhưng kích thước có giảm chút 13mm x 15 mm. Bác sĩ cho em xuất viện chiều ngày 19/3/2017 và hẹn tái khám sau 1 tuần. Trong hồ sơ bệnh án có ghi em bị: THAI NGOÀI THOÁI TRIỂN [Khi em nằm viện,em có hỏi về bệnh của mình và bác sĩ bảo là nghi ngờ Thai ngoài chứ chưa khẳng định là thai ngoài] Sau khi xuất viện 1 ngày em có ra máu nhiều hơn, thành từng cục và có ra 1 cục máu lớn như túi thai [em thấy ngoài máu còn có lớp màu trắng ngà bên ngoài], sau đó máu ra ít hơn và hết dần sau 1 tuần, em cũng không bị đau bụng Ngày 27/3/2017 em tái khám theo lịch hẹn, thử máu kết quả HCG còn 184, bác sĩ chỉ định hẹn tuần sau tái khám tiếp Em xin bác sĩ giải đáp giúp em những vấn đề mà em cũng đang lo lắng [vì em đã bị sảy thai 1 lần[ 5 tuần] và hiện tại chỉ còn 1 bên buồng trứng phải vì đã mổ cắt u nang buồng trứng trái] 1] Tình trạng bệnh của em là THAI NGOÀI TỰ HỦY hay là SẢY THAI TỰ NHIÊN ạ? Vì em thấy biểu hiện giống hệt như lần sảy thai trước, chỉ khác là lần này siêu âm chưa thấy túi thai trong tử cung

2] Cách thời gian bao lâu nữa thì em mới được mang thai lại?

3] Em có cần kiêng cữ gì sau khi xuất viện ạ?

4] Tái khám đến khi chỉ số HCG còn bao nhiêu mới ngừng ạ?

5] Khả năng tái phát sảy thai hoặc thai ngoài có cao không ạ vì em đang rất lo lắng

Trả lời

Chào bạn

Bạn sẽ phải tái khám cho đến khi hCG về dưới 25IU/ml hay không phát hiện được. Trong quá trình theo dõi có thể ra huyết do bong lớp màng rụng và triệu chứng giống như sẩy thai. Kiêng cử thì cũng giống như trong giai đoạn sau sẩy thai thôi. Tuy nhiên bạn phải để ý triệu chứng đau bụng vì trong giai đoạn thoái triển lỡ như có triệu chứng chảy máu trong ổ bụng thì phải mổ cấp cứu đấy. Không đi xa, tránh làm việc nặng. khám kiểm tra lại tình trạng vòi trứng trước khi định mang thai lần sau.

ThS. BS. Phan Thanh Bình
K. Chăm sóc trước sinh

Video liên quan

Chủ Đề