Bệnh cảm thương hàn là gì

Sốt thương hàn là một trong các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan thành dịch, thường xuất phát từ nguyên nhân là vi khuẩn Salmonella typhi. Bệnh là mối đe dọa lớn cho sức khỏe của con người khi có mức độ lây lan cao. Do vậy, mỗi người hãy nhận biết và có biện pháp phòng ngừa từ sớm qua những thông tin mà MEDLATEC chia sẻ sau đây.

1. Sốt thương hàn là gì

Sốt thương hàn bệnh thuộc hệ tiêu hóa có mức độ lây lan cao trong cộng đồng. Nguyên nhân gây bệnh được xác định chủ yếu là do vi khuẩn Salmonella typhi. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 8 đến 14 ngày, thời gian toàn phát phụ thuộc vào tỷ lệ vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.

Salmonella typhi được xác định là nguyên nhân gây sốt thương hàn

Đây là bệnh có mức độ lây nhiễm cao, thông qua tiếp xúc gần, các thực phẩm bị ô nhiễm hoặc nước. Dấu hiệu để nhận biết bệnh thường là đau đầu, sốt cao, tiêu chảy hoặc táo bón.

Bệnh sốt thương hàn ở trường hợp nhẹ thường khó nhận biết do triệu chứng không rõ ràng. Tuy nhiên, với trường hợp nặng nếu không được nhận biết và xử lý kịp thời thì sẽ gây nguy cơ tử vong cao, thủng ruột hoặc loét thanh mạc.

2. Sốt thương hàn thường do nguyên nhân nào

Truyền nhiễm

Nguồn truyền nhiễm đến từ người bệnh và người lành mang vi khuẩn là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt thương hàn. Người bệnh có khả năng lây lan cho những người xung quanh ngay cả trong thời gian ủ bệnh.

Hầu hết các trường hợp dù đã chữa khỏi nhưng vẫn còn vi khuẩn Salmonella typhi trong người, do đó vẫn phải tiếp tục đào thải vi khuẩn này ra môi trường ngoài trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần.

Lây nhiễm qua trung gian

Theo các chuyên gia, vi khuẩn thương hàn có khả năng sống sót và phát triển ngay cả trong các chế phẩm thức ăn, sữa mà không hề làm thay đổi mùi vị. Phương pháp đun sôi cũng có thể loại bỏ bớt một phần nguy cơ lây nhiễm do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, tuy nhiên không thể chắc chắn hoàn toàn.

Ngoài ra, bệnh còn có thể lây thông qua tiếp xúc với các đồ dùng bị nhiễm vi khuẩn này từ người mang bệnh, hoặc tiếp xúc với chất thải của bệnh nhân. Tuy nhiên hiện nay, ý thức giữ gìn vệ sinh chung của cộng đồng cũng được cải thiện nhiều, cùng với đó là các chất thải được xử lý tối ưu. Nhờ đó mà việc lây nhiễm thương hàn theo con đường này cũng được cải thiện đáng kể.

3. Các giai đoạn của sốt thương hàn

Bệnh sốt thương hàn gồm những giai đoạn và triệu chứng sau:

Giai đoạn 1: Ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 đến 15 ngày và hầu như không xuất hiện triệu chứng điển hình nào.

Giai đoạn 2: Khởi phát

Giai đoạn này thường diễn biến trong khoảng thời gian 1 tuần với những dấu hiệu điển hình như:

  • Sốt cao, tăng dần và kéo dài, nhiệt độ từ 39 đến 41 độ C.

  • Đau đầu, ăn ngủ kém.

  • Mệt mỏi.

  • Ù tai.

Giai đoạn 3: Toàn phát

Thời gian của giai đoạn toàn phát thường kéo dài khoảng 2 tuần với các biểu hiện như: Sốt cao, đào ban, nhiễm độc thần kinh.

Ở giai đoạn này, người bệnh sốt cao liên tục từ 39 đến 40 độ C. Kèm theo đó là các dấu hiệu nhận biết của nhiễm độc thần kinh như tay run, gặp ác mộng khi ngủ, đau đầu triền miên, ù tai. Người bệnh thường nằm bất động với vẻ mặt vô cảm và mắt nhìn kém linh hoạt, trở nên đờ đẫn hơn. Nặng hơn có thể dẫn đến li bì hoặc hôn mê sâu.

Người bệnh sốt cao liên tục

Các nốt đào ban ở giai đoạn toàn phát chủ yếu mọc ở vùng mạn sườn, bụng và ngực. Thời gian đầu, số lượng ban ít, từ khoảng 7 đến 12 ngày của bệnh, tỷ lệ mọc tăng dần lên.

Ngoài ra, người bệnh sốt thương hàn còn gặp những vấn đề liên quan đến hệ tiêu quá như đi ngoài phân có màu vàng nâu, sệt và nhiều lần [khoảng 5 đến 6 lần], bụng của bệnh nhân có dấu hiệu đau nhẹ kèm chướng bụng lan dần ra vùng hố chậu phải.

Giai đoạn 4: Lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh của sốt thương hàn thường kéo dài trong khoảng thời gian 1 tuần. Nhiệt độ cơ thể bệnh nhân lúc này đã giảm dần và ổn định hơn. Kèm theo đó là những biểu hiện phục hồi tích cực như ăn ngủ tốt, không còn mắc vấn đề về tiêu hóa, hết cảm giác mệt mỏi.

4. Phòng ngừa

Theo chuyên gia, bệnh sốt thương hàn có thể được ngăn ngừa qua những cách như:

  • Khi phát hiện đã mắc thương hàn thì cần lập tức cách ly, điều trị kèm theo những biện pháp phòng ngừa từ sớm để tránh tình trạng lây lan thành dịch bệnh.

  • Tăng cường quản lý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ về những thói quen ăn uống tốt, tránh các thực phẩm bẩn và mất vệ sinh.

Giáo dục mọi người về các thói quen ăn uống tốt như rửa tay bằng xà phòng tiệt khuẩn

  • Lúc ăn rau sống hay các loại quả tươi thì cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng tiệt khuẩn trước khi ăn, rửa sạch rau củ quả và hạn chế dùng tay để bốc thức ăn.

  • Quản lý chặt chẽ việc xả phân, không uống nước khi chưa qua tiệt trùng hoặc nấu sôi. Luôn bảo vệ nguồn nước trong sạch, tránh ô nhiễm.

  • Phát hiện sớm và kịp thời những người mang mầm bệnh, cần kiểm tra sức khỏe những nhân viên trong ngành hàng ăn uống một cách thường xuyên và định kỳ để đảm bảo an toàn tối đa.

  • Phân của người bệnh cũng cần được xử lý nghiêm ngặt, lượng bột tẩy cho vào gấp hai lần, trộn đều sau đó để trong vòng bốn giờ rồi mới cho xuống hố phân.

  • Những dụng cụ cá nhân của người bệnh như quần áo, đồ chơi cần được để riêng, rửa với bột tẩy hoặc tiệt trùng bằng nước sôi.

  • Người chăm sóc bệnh cũng cần thường xuyên rửa tay thật sạch, tắm gội và đặc biệt phải luôn luôn mặc đồ cách ly.

  • Hiện nay, bệnh sốt thương hàn đã có vaccin dự phòng, do đó, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên đi tiêm phòng để tối ưu việc ngăn ngừa dịch bệnh.

Các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tiêm vaccin thương hàn để phòng ngừa hiệu quả

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tìm đến các trung tâm tiêm chủng uy tín hoặc bệnh viện lớn để có thể yên tâm hơn về chất lượng vaccin, tránh các rủi ro không mong muốn xảy ra.

Tóm lại, sốt thương hàn là một bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để tránh bệnh lây lan thành dịch thì bạn cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết cũng như biện pháp phòng ngừa mà MEDLATEC đã chia sẻ trên đây. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi cho MEDLATEC qua số hotline 1900565656 để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn miễn phí.

  1. Typhoid and paratyphoid fever
  2. Typhoid facts in Vietnamese

Typhoid facts in Vietnamese

  • Bệnh thương hàn là một bệnh nhiễm trùng dòng máu do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra. Hầu hết mọi người ở Hoa Kỳ bị thương hàn khi đến thăm quốc gia khác do ăn hoặc uống thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm khuẩn. Ở các quốc gia đang phát triển, bệnh thương hàn thường xảy ra thành dịch [nhiều người bị bệnh cùng một lúc].
  • Vi khuẩn gây bệnh thương hàn được tìm thấy trong máu và phân của những người bị nhiễm bệnh và có thể tiếp tục có trong phân [cứt] từ hàng tuần đến hàng tháng hoặc lâu hơn sau khi phục hồi.

Triệu chứng thường bắt đầu từ 1 đến 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi khuẩn và có thể bao gồm:

  • sốt cao
  • đau đầu
  • nôn mửa hoặc đau bụng
  • tiêu chảy
  • mất cảm giác ngon miệng
  • phát ban trên da
  • yếu ớt

Bệnh lây lan như thế nào?

  • Bệnh thương hàn lây lan khi một người ăn thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm phân người có chứa vi khuẩn Salmonella typhi.
  • Một số người ["người mang mầm bệnh"] khỏi bệnh tiếp tục thải ra vi khuẩn trong phân của họ. "Những người mang mầm bệnh" phải đặc biệt cẩn thận để tránh lây bệnh cho người khác [xem Cách Phòng Bệnh, dưới đây]. Họ không nên làm việc trong các nhà hàng hoặc những nơi xử lý thực phẩm cho đến khi một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xác định rằng họ không còn có vi khuẩn trong phân của họ.

Bệnh được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

  • Bệnh thương hàn thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu hoặc phân.
  • Bệnh thương hàn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Phòng ngừa bệnh thương hàn như thế nào?

  • Gặp một nhà cung cấp dịch vụ y tế hoặc đến phòng khám để tìm hiểu xem quý vị có cần tiêm vắc-xin bệnh thương hàn trước khi bạn đi du lịch hay không. Nếu có, hãy chủng ngừa từ 1 đến 2 tuần trở lên trước khi đi.
  • Khi đến những khu vực có bệnh thương hàn, hãy tránh các thực phẩm/đồ uống có nguy cơ cao:
    • Chỉ uống nước đóng chai hoặc nước tinh khiết bằng cách đun sôi trong 1 phút trước khi uống. Nước có ga đóng chai an toàn hơn nước không có ga.
    • Gọi đồ uống không đá trừ khi đá được làm từ nước đóng chai hoặc nước đun sôi. Tránh ăn kem que và kem có hương vị mà có thể được làm từ nước bị nhiễm bẩn.
    • Ăn thức ăn đã được nấu kỹ, vẫn còn nóng và bốc hơi.
    • Tránh ăn rau sống và trái cây mà không thể gọt vỏ. Các loại rau như rau diếp dễ dàng bị nhiễm bẩn và rất khó rửa sạch.
    • Khi bạn ăn trái cây hoặc rau sống có thể gọt vỏ, hãy tự mình gọt vỏ chúng. [Hãy rửa tay bằng xà phòng trước.]
    • Tránh những thức ăn và đồ uống của những người bán hàng rong. Rất khó để giữ những thực phẩm đó sạch và nóng trên đường phố và nhiều du khách bị bệnh do những thực phẩm mua từ những người bán hàng rong.
  • Luôn luôn rửa tay cẩn thận bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng nhà tắm và không chế biến hoặc phục vụ đồ ăn cho những người khác nếu bạn bị nhiễm Salmonella typhi. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bạn truyền bệnh cho người khác.

  • Last Updated February 21, 2018    

Video liên quan

Chủ Đề