Thế nào là vi phạm luật hôn nhân gia đình

Luật Hôn nhân và gia đình là gì theo quy định pháp luật? Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực...

     Luật Hôn nhân và gia đình là gì theo quy định pháp luật?

Kiến thức của Luật sư về luật hôn nhân và gia đình là gì

 Căn cứ pháp lý về luật hôn nhân và gia đình là gì:

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

 Nội dung tư vấn về luật hôn nhân và gia đình là gì

1. Hôn nhân là gì?

     Hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Theo Luật Hôn nhân và gia đình hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà [Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới] trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện, đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. Cụ thể, khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”.

2. Gia đình là gì?

     Gia đình là tế bào của xã hội, là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia đình thể hiện quan hệ bình đẳng nam và nữ ngoài xã hội. Hôn nhân là một quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, là tiền đề xây dựng gia đình.

     Hiện nay, khái niệm gia đình được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”. Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau, cùng quan tâm giúp đỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần, xây dựng gia đình, nuôi dạy thế hệ trẻ dưới sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Luật Hôn nhân và gia đình là gì?

3. Luật Hôn nhân và gia đình là gì?

     Luật Hôn nhân và gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

  • Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những người thân thích ruột thịt khác.
  • Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của Nhà nước.

4. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

  • Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Một vợ, một chồng;
  • Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch;
  • Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
  • Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

5. Những hành vi nghiêm cấm của chế độ hôn nhân và gia đình

     Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Theo đó, những hành vi nghiêm cấm đối với chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;….

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Luật hôn nhân và gia đình là gì theo quy định của pháp luật:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Luật hôn nhân và gia đình là gì theo quy định của pháp luật hoặc các vấn đề khác liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.        

Luật sư cho hỏi: Một người phụ nữ đã có chồng và con, nhưng lại đi ngoại tình và đã thừa nhận là ngoại tình, vậy người phụ nữ đó đã phạm phải điều luật, điều khoản nào trong luật hôn nhân và gia đình. Khi bị người chồng khởi kiện và li dị, người vợ đó phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ ra sao? Phân chia tài sản trách nhiệm với con cái như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, Về việc người phụ nữ đã có chồng và con, nhưng lại đi ngoại tình và đã thừa nhận là ngoại tình. Người phụ nữ ấy đã vi phạm quy định  tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn Nhân Gia Đình 2014.

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a] Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; 

b] Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c] Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d] Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”

Do đó, trong trường hợp bạn hỏi về người phụ nữ chưa ly hôn nhưng đã có hành vi chung sống với người đàn ông khác nên người phụ nữ này đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì thế, người chồng có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người phụ nữ đó.

Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a] Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b] Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c] Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d] Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ] Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e] Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Thứ hai, về  phân chia tài sản trách nhiệm với con cái .Theo quy định tại Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. 2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây: a] Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; b] Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; c] Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; d] Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. 3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết  Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn 1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Video liên quan

Chủ Đề