Quỹ đất có ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp

Mục lục bài viết

  • Cơ sở lý luận:
  • Cơ sở thực tiễn:
  • Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với nông nghiệp:
  • Nhà nước hạn chế đến mức thấp nhất
  • Nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng biện pháp tài chính

Cơ sở lý luận:

  • Đất nông nghiệp là loại đất phù hợp cho trồng cây lương thực, cây hoa màu và chỉ trồng trên đất nông nghiệp thì mới cho hiệu quả cao, đảm bảo cho sự tồn tại, duy trì và phát triển. Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu do quỹ đất nông nghiệp và tính chất đó là yếu tố nền tảng để phát triển nông nghiêp. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp có hạn, do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân, từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia -> ảnh đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
  • Kinh tế: khác với các loại đất khác, đất nông nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp của con người nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa. Nếu không có đất nông nghiệp thì sẽ không có quá trình sản xuất nông nghiệp

Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng không do con người tạo ra mà do tự nhiên tạo ra, cố định về vị trí địa lý và bị giới hạn bởi không gian, diện tích. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì các loại tư liệu sản xuất khác thì con người có thể tạo ra và thay thế được, còn đất đai con người không thể tạo ra và không thể thay thế được.

  • Chính trị - Xã hội: Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp với gần 70% dân số Việt Nam còn sống chủ yếu dựa vào nghề nông. Tỷ lệ khá lớn người lao động và dân cư sống phụ thuộc vào nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ mạnh để thu hút lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp. Chính sách về đất nông nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến đại bộ phận người dân Việt Nam trên nhiều mặt như lao động việc làm, văn hoá, an sinh xã hội…từ đó góp phần giữ gìn ổn định chính trị. Do vậy việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp cần được xem xét trong mọi điều kiện cụ thể, nhằm bảo đảm ổn định, thỏa đáng lợi ích của nông dân. Đây là nguy cơ tiềm ẩn dễ phát sinh mất an toàn xã hội, do vậy phải quản lý chặt chẽ và có chính sách đầu tư cải tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
  • Vai trò của đất nông nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: đất đai là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất nông nghiệp nếu không được sử dụng hợp lý, không được bảo vệ, bổi bổ, cải tạo thì không chỉ làm giảm năng suất lao động nông nghiệp mà còn nảy sinh xu hướng khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ kiệt quệ. Do đó, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hợp lý đất nông nghiệp là trách nhiệm không chỉ của bản thân người sử dụng đất mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội nhằm góp phần giữ gìn cho môi trường sống trong lành

Cơ sở thực tiễn:

  • Nước ta có một nền nông nghiệp truyền thống. Trải nghìn năm để xây dựng nền nông nghiệp phát triển. Minh chứng là xuất khẩu gạo được coi là ngành thế mạnh của Việt Nam khi nhiều năm liền, chúng ta luôn đứng hàng đầu trong Top những quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới. Như vậy bảo vệ quỹ đất nông nghiệp tạo điều kiện để phát huy sở trường nông nghiệp của Việt Nam, tận dụng những ưu thế sẵn có về tự nhiên, xã hội, con người để mở rộng con đường nông sản của Việt Nam ra thế giới, tạo đà cho sự phát triển kinh tế nói chung.
  • Việt Nam là một trong những quốc gia có mức bình quân ruộng đất theo đầu người thấp nhất thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam là 0,25 ha, trong khi đó trên thế giới là 0,52 ha và trong khu vực là 0,36 ha. Nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển chủ yếu dựa vào khoảng 10 triệu hộ nông dân cá thể với trên 76 triệu thửa và mảnh ruộng nhỏ lẻ, phân tán. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu nên nhiều khu đất ở các vùng đồng bằng bị ngập hoặc bị nhiễm mặn không thể khai thác nông nghiệp được; cộng với đất trồng lúa chuyển sang sử dụng mục đích khác khả năng vài chục năm tới diện tích đất trồng lúa của cả nước sẽ chỉ còn khoảng trên dưới 3,5-3,8 triệu ha. Trong khi đó dân số nước ta sẽ vượt ngưỡng 100 triệu và có thể đạt 110-120 triệu dân trong tương lai gần, khi đó nhu cầu đất sản xuất lương thực sẽ thiếu hụt. Diện tích đất nông nghiệp càng bị thu hẹp nhưng yêu cầu đỏi hỏi về sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao vì dân số ngày càng tăng. Đây là nguy cơ lớn đe doạ an ninh lương thực và sự phát triển ổn định của đất nước. Muốn đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo nâng cao mức sống của người dân thì vấn đề bảo vệ và ưu tiên phát triển quỹ đất nông nghiệp là một yêu cầu cấp thiết.

Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc đặc biệt ưu tiên đối với nông nghiệp:

Nhà nước hạn chế đến mức thấp nhất

việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Khoản 1 Điều 57 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép: Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối; Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm; Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Khoản 2 Điều 57 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép: khi người sử dụng chuyển từ đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất chuyên trồng lúa nước, chuyển từ đất phi nông nghiệp thành đất nông nghiệp… thì không cần phải xin phép.

  • Thể hiện sự khuyến khích của nhà nước đối với nhóm đất nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc mở rộng quỹ đất nông nghiệp.
  • Nếu không có cơ chế giám sát của cơ quan có thẩm quyền, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang loại đất khác sẽ không được kiểm soát, dẫn đến thực hiện tràn lan, gây ra nguy cơ suy giảm vốn đất nông nghiệp trầm trọng
  • Vốn đất nông nghiệp suy giảm dẫn đến những người nông dân phải di chuyển đến thành phố để kiếm sống. 1 lượng lớn người mất đất, mất việc làm như thế sẽ đặt gánh nặng lên sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
  • Nhà nước có quy định cụ thể về đất chuyên trồng lúc nước, điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển đổi mục đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

Điều 38 quy định: Những dự án có sử dụng đất trồng lúa vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ [trường hợp chuyển mục đích sử dụng từ 10 ha đất trồng lúa trở lên] hoặc Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh [trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 ha đất trồng lúa].

Điều 134 Nhà nước cũng hạn chế việc nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Cụ thể, tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Như vậy, hàng năm, các địa phương đã có một nguồn kinh phí nhất định để cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại; đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã, ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi trên đất trồng lúa; khai hoang phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại…

Nhà nước khuyến khích phát triển nông nghiệp bằng biện pháp tài chính

Điều 54: Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhà nước giao đất nông nghiệp sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền sử dụng đất nếu sử dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả tiền sử dụng đất.

  • Thể hiện được sự quan tâm của nhà nước trong việc khuyến khích người sử dụng đất sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất

Điều 129: Quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp không phải nộp tiền sử dụng đất

  • Tạo cho người sử dụng đất tâm lý tốt, khuyến khích được việc tăng gia sản xuất

Điều 130: Nhà nước quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp tuỳ từng loại đất, mục đích sử dụng và tuỳ từng địa phương

  • đảm bảo cho mọi người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp đều có đất để sản xuất, đồng thời khuyến khích người dân tích tụ đất một cách hợp lý để phát triển sản xuất
  • Không được tùy tiện mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp, hạn chế việc lập mới trên đất trồng lúa

Khoản 4 Điều 143: quy định để bảo toàn quỹ đất nông nghiệp

  • Nước ta đang trên đà công nghiệp hóa – hiện đại hóa, việc lấn chiếm đất sử dụng cho nông nghiệp để sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình đô thị là không tránh khỏi. Đô thị hóa ngày càng cao dẫn tới việc thiếu đất ở do đó nông nghiệp phải có những biện pháp nhằm dung hòa và sắp xếp lại trât tự này, đảm bảo người dân có đủ đất để ở nhưng không lấn chiếm phần đất nông nghiệp.
  • Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích và tạo điu kiện cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khai hoang, phục hóa, lấn biển... để mở rộng diện tích đất nông nghiệp

Khoản 2 Điều 9: Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư tiền vốn và thành tựu khoa học công nghệ vào các việc sau đây: Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo đúng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.

  • Tăng cường, mở rộng quỹ đất nông nghiệp
  • Nhà nước rất quan tâm, khuyến khích mở rộng diện tích đất nông nghiệp là giải pháp thiết thực, phù hợp tình hình hiện nay. Nước ta có nhiều diện tích đất chưa được sử dụng vào đúng mục đích hoặc chưa được sử dụng. Những phần diện tích này nếu được đưa vào sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch sẽ góp phần phát triển quỹ đất nông nghiệp lên về cả chất và lượng, mang lại những tín hiệu tích cực cho nền nông nghiệp nước ta. Bởi vậy cho nên trong những năm qua nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện khai hoang phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho một số địa phương như Điện Biên, Hà Giang…

Video liên quan

Chủ Đề