Bảo lãnh diện f3 mất bao lâu

Định cư Mỹ đã từ lâu đã trở thành xu hướng của nhiều người trên toàn thế giới. Trong đó có cả Việt Nam. Điều này là quá rõ ràng khi mà họ có người thân đang sống ở đất nước này. Để đoàn tụ cùng nhau buộc phải trải qua quá trình và thủ tục bảo lãnh đi Mỹ. Nhưng thời gian bảo lãnh đi Mỹ là bao lâu? Nó phụ thuộc vào yếu tố gì? Là những câu hỏi mà nhiều người chưa rõ câu trả lời.

Thời gian hoàn tất hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình

Visa diện ưu tiên gia đình phân bổ cho các nước là có giới hạn. Do đó, thời gian để có được Visa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: quốc tịch của Người được bảo lãnh. Hoặc số lượng hồ sơ nộp vào và tiến độ xử lý hồ sơ. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào lịch phỏng vấn.

Các diện bảo lãnh khác nhau thì có thời gian hoàn tất hồ sơ khác nhau. Đối với các hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ diện đoàn tụ gia đình như F1, F2A, F2B, F3, F4 thì thời gian phải chờ đợi là rất lâu và có Ngày ưu tiên.

Thời gian bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình
  • Diện F1: Cha mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi độc thân có thời gian từ 7 – 10 năm.
  • Diện F2A: Cha mẹ là thường trú nhân Mỹ bảo lãnh con dưới 21 tuổi độc thân có thời gian từ 2 – 5 năm.
  • Diện F2B: Cha mẹ là thường trú nhân Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi độc thân thông thường có thời gian từ 6 – 10 năm.
  • Diện F3: Cha mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi có gia đình
  • có thời gian từ 7 – 10 năm.
  • Diện F4: Anh chị em bảo lãnh nhau thông thường có thời gian bảo lãnh đi Mỹ từ 10 – 12 năm.

Thời gian bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

Thời gian bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng còn tùy thuộc vào hồ sơ của bạn có đầy đủ hay không. Vì vậy thời gian ngắn hay dài sẽ tùy vào từng trường hợp. Điều này cũng áp dụng với những công dân Mỹ có vợ hoặc chồng định cư tại nước ngoài. Khi nộp đơn xin visa định cư sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau. Thời gian được quy định như sau:

Mất bao lâu để bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng

Diện K1: Người bảo lãnh phải là công dân Mỹ độc thân, bảo lãnh hôn phu/hôn thê có thời gian từ 6 – 12 tháng và còn tùy thời điểm nộp hồ sơ.

Diện CR1: Công dân Mỹ bảo lãnh vợ chồng đã kết hôn dưới 2 năm thông thường có thời gian từ 12 – 18 tháng.

Diện CR2: Công dân Mỹ bảo lãnh vợ chồng đã kết hôn trên 2 năm thông thường có thời gian từ 6 – 9 tháng.

Diện F2A: Thường trú nhân bảo lãnh vợ chồng định cư Mỹ có thể bao gồm con dưới 21 tuổi còn độc thân thông thường có thời gian bảo lãnh đi Mỹ từ 1,5 – 3 năm.

Cần làm gì để đảm bảo đúng thời gian bảo lãnh đi Mỹ?

Hàng năm, Sở di trú phải tiếp nhận rất nhiều hồ sơ xin visa Mỹ. Bên cạnh đó phải xử lý rất nhiều hồ sơ không đúng quy trình sẽ dẫn đến tình trạng trì hoãn và chậm trễ. Vì vậy hồ sơ không thể rút ngắn được thời gian hoàn thành. Tuy nhiên, để có thể đảm bảo đúng thời gian. Tránh xảy ra tình trạng bị trì hoãn do những sai sót không đáng có thì cần phải:

  • Xác định đúng diện bảo lãnh.
  • Đảm bảo độ chính xác và đầy đủ giấy tờ ngay từ lúc bắt đầu mở hồ sơ bảo lãnh.
  • Trong thời gian bảo lãnh, cần có sự phối hợp ăn ý giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh.
  • Thường xuyên theo dõi tiến trình của hồ sơ. Xem hồ sơ của mình đã được xử lý đến đâu. Cần bổ sung những gì để đáp ứng kịp thời những yêu cầu của Sở di trú Mỹ.
Cần làm gì để đảm tiết kiệm thời gian bảo lãnh đi Mỹ

Xem thêm:

Chọn thời điểm để mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ

Toàn Cầu Visa – dịch vụ bảo lãnh đi Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hồ sơ bảo lãnh định cư sẽ được nộp tại Sở Di Trú Mỹ. Nếu được chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển đến Trung tâm Chiếu Kháng Quốc gia để tiến hành xét cấp thị thực. Sau khi được Trung tâm Chiếu Kháng Quốc gia thông qua, hồ sơ sẽ được đưa đến Lãnh sự quán Mỹ để được sắp xếp phỏng vấn. Tại đây, người được bảo lãnh sẽ trải qua buổi phỏng vấn để trình bày và thuyết phục các viên chức lãnh sự cấp visa Mỹ.

Mỗi năm, Chính phủ Mỹ sẽ có hạn ngạch nhất định cho mỗi loại visa định cư Mỹ. Vì vậy quá trình làm hồ sơ sẽ không được rút ngắn hay không được giải quyết nhanh hơn. Mà cần phải theo dõi hồ sơ thường xuyên để cập nhật tình hình và bổ sung hồ sơ kịp thời nếu được chính phủ Mỹ yêu cầu.

Với những thông tin chia sẻ trên, hy vọng những ai đang có những thắc mắc tương tự, sẽ biết được thời gian bảo lãnh đi Mỹ là bao lâu.Từ đó sẽ yên tâm hơn và có kế hoạch để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để kịp tiến độ mong muốn.

Đại diện tại Việt Nam: TOÀN CẦU VISA

Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà Sunshine, 21K Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP HCM

Hotline: 0896.162.026

Email:

Fanpage: Bảo Lãnh Định Cư Mỹ – Toàn Cầu Visa

Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện F bao gồm 5 loại: F1, F2A, F2B, F3 và F4. Định cư theo diện này, các thành viên trong gia đình của công dân Mỹ hội đủ điều kiện để thường trú cũng như trở thành Thường trú nhân và được cấp Thẻ xanh Mỹ.


Bảo lãnh định cư Mỹ theo diện F

Diện F được bảo lãnh định cư Mỹ bao gồm các đối tượng sau:

Diện F1

Đối tượng được bảo lãnh theo diện F1 là con độc thân [vẫn chưa kết hôn] của công dân Hoa Kì. Nếu như đã kết hôn, loại thị thực này sẽ chuyển thành diện F3.

Diện F2A

Theo diện này, Thường trú nhân có thể bảo lãnh vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi sang Mỹ. Tuy nhiên, khi người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gởi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia [NVC] hay Lãnh sự quán.

Diện F2B

Diện F2B bao gồm con độc thân trên 21 tuổi và người phụ thuộc [con độc thân dưới 21 tuổi] của Thường trú nhân. Đối với diện này, hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đối tượng kết hôn trước ngày Thường trú nhân nhập tịch Hoa Kỳ.

Diện F3

Người được bảo lãnh diện F3 là con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ. Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của người bảo lãnh được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh nộp NVC hoặc Lãnh sự quán.

Diện F4

Diện F4 là anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ. Theo đó, người bảo lãnh [công dân Hoa Kỳ] phải từ 21 tuổi trở lên, có thể làm hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của mình.


Thủ tục làm hồ sơ bảo lãnh định cư diện F

Theo đó, thủ tục làm hồ sơ bảo lãnh định cư diện F [từ F1, F2A, F2B, F3 đến F4] được tiến hành theo các bước sau:

Nộp hồ sơ bảo lãnh

Người bảo lãnh làm hồ sơ gửi cho Sở Di trú Hoa Kỳ [USCIS] với mẫu đơn I-130 kèm các giấy tờ theo yêu cầu.Khoảng 2 - 6 tuần sau khi gởi I-130, người bảo lãnh sẽ nhận được giấy báo I-797/ I-797C với nội dung “USCIS đã nhận đơn, lệ phí để xem xét và sẽ báo khi cần hoặc khi có kết quả”. Trong giấy báo I-797/ I-797C này cũng có số Receipt number của I-130. Do đó, người bảo lãnh có thể dùng số này để theo dõi hồ sơ trên mạng. Lưu ý, người bảo lãnh phải báo cho USCIS biết nếu thay đổi địa chỉ.Khi đơn bảo lãnh được chấp thuận, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh Thư chấp thuận I-797. Tiếp đến, USCIS chuyển hồ sơ chấp thuận sang Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia  [NVC]. Tại đây, hồ sơ sẽ được mã hóa bằng Case Number và đưa vào danh sách chờ đợi theo thứ tự ngày ưu tiên. Người bảo lãnh và người được bảo lãnh cũng sẽ nhận được thư báo Case Number này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dù không được NVC gửi thư báo Case Number, hồ sơ vẫn được tiến hành bình thường.

Hồ sơ được mở

Khoảng 6 tháng trước khi Visa Bulletin đăng lịch đáo hạn của ngày ưu tiên, các hồ sơ đến lượt sẽ được NVC bắt đầu tiến trình xử lý cấp visa định cư. Cụ thể, NVC gửi cho người bảo lãnh và người được bảo lãnh mẫu đơn DS-3032 để chỉ định người đại diện. Chú ý, người được bảo lãnh cần chuẩn bị các giấy tờ dân sự ngay khi hồ sơ được mở.Về phía người bảo lãnh, NVC sẽ gửi Hóa đơn đóng tiền US$88. Người bảo lãnh cần in ra “Document Cover Sheet” sau khi được xác nhận là PAID. Sau đó, điền và gửi cho NVC mẫu Bảo trợ Tài chánh I-864 và các giấy tờ liên quan.Về phía người được bảo lãnh, sau khi nhận được đơn DS-3032, NVC sẽ gửi Hóa đơn đóng $404/người cho người đại diện ghi trên đơn. Vì vậy, người được bảo lãnh cũng in “Document Cover Sheet” sau khi được xác nhận là PAID rồi gửi cho NVC đơn DS-230 và các giấy tờ dân sự kèm theo “Document Cover Sheet” đã chuẩn bị.


Nhận thư phỏng vấn và chuẩn bị bằng chứngThỏa mãn cả 2 điều kiện sau thì NVC sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn: Hồ sơ đã được hoàn thành đầy đủ theo yêu cầu và ngày ưu tiên  trước ngày đáo hạn của lịch VB hiện hành.Thư phỏng vấn sẽ được gửi cho người được bảo lãnh hoặc/và người đại điện qua email hoặc qua đường bưu điện. Người được bảo lãnh cần in thư phỏng vấn đính kèm trong email thành 2 bộ, đồng thời đi khám sức khỏe và chuẩn bị các giấy tờ NVC yêu cầu mang theo khi phỏng vấn cũng như các bằng chứng để chứng minh mối quan hệ gia đình.

Nhận Visa

Phỏng vấn thành công, không gặp vấn đề trong việc chứng minh mối quan hệ gia đình thì người được bảo lãnh sẽ được NVC cấp Visa, chuẩn bị định cư tại Mỹ.

Khi đã là Thường trú nhân của Mỹ


Thẻ SSN và Thẻ Xanh sẽ được gửi đến địa chỉ mà người được bảo lãnh đã đăng ký cư ngụ khoảng sau 3 tuần, tính từ ngày người được bảo lãnh chính thức nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Lưu ý, nếu thay đổi địa chỉ, người có thẻ xanh/ Thường trú nhân phải báo với USCIS trong vòng 10 ngày. Việc này đôi khi sẽ ảnh hưởng đến kì thi nhập quốc tịch. Do đó, cần tránh những lỗi khiến USCIS từ chối cấp quốc tịch Hoa Kỳ với lí do người được bảo lãnh đã vi phạm luật Di Trú.


Video liên quan

Chủ Đề