Tại sao quá trình quan trọng hơn kết quả

Chúng ta dành phần lớn cuộc sống để chờ đợi: chờ đợi một điều gì đó xảy ra, chờ đợi một chuyện gì đó kết thúc, chờ đợi một cái gì đó để bắt đầu. Nhưng tại sao chúng ta lại phải tốn thời gian chờ đợi? Đã đến lúc đối diện với sự thật phũ phàng của cuộc sống và thay đổi bản thân. Với bài chia sẻ này,Prudential hi vọng sẽ giúp bạn đối diện những sự thật phũ phàng của cuộc sống để trở nên mạnh mẽ hơn; từ đó dành thời gian quý báu của mình để vươn lên một tầm cao mới – điều mà bạn từng nghĩ mình không thể.

1. Không có ai bận rộn tới mức không thể trả lời tin nhắn của bạn

Không có cô nàng hay anh chàng nào quá bận rộn đến nỗi không thể trả lời tin nhắn của bạn. Không một nhà tuyển dụng nào không có thời gian để liên lạc với bạn. Hãy nhớ rằng, mọi người chỉ dành thời gian cho những việc họ thấy quan trọng.

Nếu bạn không nhận được hồi âm từ một người nào đó, có nghĩa là họ đã cố tình không trả lời bạn. Vì vậy, càng sớm rời xa họ, bạn sẽ càng có cơ hội gặp được người thực sự tôn trọng mình.

2. Mọi người đều đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên

Cho dù mọi người có đáng yêu, tốt bụng và quan tâm đến người khác như thế nào thì họ vẫn sẽ đặt lợi ích cá nhân của mình lên đầu tiên. Trong công việc, thậm chí, những vị sếp tâm lý nhất cũng không thể tự nhận ra được việc họ đã vô tình giao quá nhiều công việc nếu bạn không lên tiếng.

Hầu hết, mọi người thường yêu cầu nhiều hơn những thứ bạn có thể đáp ứng. Vì vậy, hãy cố gắng thiết lập giới hạn của riêng bạn và để những người xung quanh biết về giới hạn đó. Một người can đảm sẽ không ngần ngại nói "không" để từ chối hay sẵn sàng lên tiếng khi cần thiết. Họ biết rằng chỉ có họ mới có thể giúp được bản thân mình và không thể trông đợi ai khác làm việc đó cho họ.

3. Bạn không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người

Sự thật là bạn sẽ không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người. Dĩ nhiên, bạn có thể thử nhưng bạn sẽ không bao giờ thành công. Sẽ luôn có một ai đó không tán thành con đường mà bạn đã chọn. Vì vậy, hãy nhớ quyền quyết định là của chính bạn và hãy can đảm theo đuổi những gì bản thân cho là đúng. Nên nhớ rằng, vị thẩm phán duy nhất bạn cần làm hài lòng trong cuộc sống này là chính bạn.

4. Thế giới không nợ bạn điều gì

Bạn có thể là người điềm tĩnh nhất, thông minh nhất hay thú vị nhất trên thế giới nhưng nếu chẳng có ai công nhận những điều đó thì bạn cũng không là gì cả.

Bạn đơn thuần chỉ có hai sự lựa chọn có sẵn: hoặc dùng cả cuộc đời để than trách rằng bạn xứng đáng được nhiều hơn những thứ bạn đang nhận được, hoặc bước vào thế giới và cố gắng đạt được những gì bạn muốn. Bạn nghĩ đâu sẽ là sự lựa chọn mà những người thành công thường làm?

5. Bạn thường bào chữa cho chính mình

Suốt cuộc đời, bạn có thể đổ lỗi cho thế giới hoặc người khác rằng bạn không có đủ thời gian, tiền bạc, năng lượng hay nguồn lực để thực hiện mục tiêu của mình. Và, bạn biết không, một sự thật nghiệt ngã rằng mỗi người trên thế giới này đều có ít nhất một lý do hoàn hảo để biện minh tại sao họ không sống như điều họ muốn.

Những người thành công trong cuộc sống không tìm lời bào chữa. Họ tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại thay vì bị đánh gục. Đó là lý do tại sao họ luôn thành công trong cuộc sống.

6. Hành động mới là thứ quyết định cuộc đời bạn, không phải suy nghĩ

Bạn có thể ngồi trong nhà cả ngày để suy nghĩ về một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại, nhưng chỉ khi thực hiện điều bạn suy nghĩ thì bạn mới có thể tạo nên sự khác biệt. Một kế hoạch hay chỉ có ích khi nó được triển khai bằng hành động, nếu không nó vẫn chỉ là sự ảo tưởng. Hãy nhớ rằng: chúng ta được đánh giá bởi hành động chứ không phải là theo ý định.

7. Không ai có thể cứu bạn khỏi cuộc đời của bạn

Trong cuộc sống, chúng ta luôn chờ đợi điều gì đó. Có thể là chờ đợi gặp được quý nhân hay tri kỷ, chờ đợi giấc mơ trở thành hiện thực hoặc chờ đợi kết quả phỏng vấn. Khi không hài lòng với cuộc sống hiện tại, chúng ta hy vọng một cách phi lý rằng có một phép lạ xảy ra giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề.

Nhưng sự thật, cuộc sống không phải như vậy. Vấn đề không thể được giải quyết bằng một cây đũa thần. Nếu muốn thay đổi cuộc sống và đạt nhiều hơn những gì đang có thì bạn phải là người thực hiện những mục tiêu đề ra.

Những người mạnh mẽ luôn nắm trong tay một sự thật đơn giản: Lúc gặp khó khăn, bạn không cần chờ ai đó tới giúp – hãy tự vượt qua bằng chính bản thân mình.

Nguồn: Theo BrightSide

Nếu bạn đang thất bại, thì hãy xem video này. Đừng tự ti vì bạn thất bại. Hãy tự hào vì bạn đã cố gắng hết sức mình.

Trong bữa ăn, khi anh trai đang kể với bố mẹ về thành tích học tập của mình qua kết quả bài thi vừa xong. Cậu em ngồi lặng trầm ngâm không biêt phải bắt đầu nói với mẹ như thế nào khi kết quả của cậu quá kém so với anh trai mình. Đến khi bố lên tiếng hỏi cậu về kết quả, lúc đó cả nhà mới biết điểm số của cậu kém vậy.

Bài thi được 60 điểm, cậu ấy không dám đưa cho mẹ vì sợ bị mẹ mắng

Mẹ lặng im hồi lâu không nói gì, không khí gia đình có chút căng thẳng, còn cậu thì lo lắng không biết đối diện với bố mẹ thế nào? Lúc này mẹ nhẹ nhàng gắp thức ăn cho cậu và nói: Con đã làm rất tốt rồi….

Kỳ thực trước kỳ thi, cậu đã rất cố gắng ôn bài, thức rất muộn… nhưng kết quả thì không như ý. Mẹ là người đã nhìn thấy quá trình cậu ôn bài trước kỳ thi nên đã có thái độ như vậy, điều đó làm cậu rất xúc động.

Trong cuộc sống không phải lúc nào, chuyện gì cũng đều diễn ra như ý của bạn, vậy nên kết quả thế nào đôi khi nó đã có định số.

Nhưng quan trọng nhất là bạn đã cố gắng hết mức, làm nó hết sức, đó mới là điều quan trọng nhất. Vậy nên kết quả dù thế nào cũng đừng quá buồn hay nản trí. Có lẽ điều tốt đẹp vẫn đang chờ đợi bạn ở phía trước!

Mời bạn xem video:

Nền giáo dục của chúng ta đang tích cực đổi mới về dạy học phát triển năng lực học sinh. Nhiều thói quen cũ của giáo viên cần phải được xóa bỏ thế nhưng chúng ta lại cứ hay bị lặp lại ngay khi chúng ta soạn giáo án. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng PGS. TS Nguyễn Hữu Hợp xem xét thảo luận, điều gì là quan trọng trong dạy học phát triển năng lực cho học sinh, thói quen nào nên bỏ, điều gì nên giữ.

Chia sẻ 

Một người đi làm bằng xe máy có mặt ở cơ quan trước giờ quy định 10 phút. Đó là kết quả. Kết quả này chưa phản ánh được là người này có năng lực điều khiển xe máy hay không. Biết đâu, trên đường đi, anh/chị ta vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, quá tốc độ cho phép… Đó là quá trình điều khiển xe. Nếu vi phạm những điều này, anh/chị này chưa có năng lực điều khiển xe.

Như vậy, kết quả chưa phản ánh được năng lực trong dạy học phát triển năng lực

Đối với năng lực, quá trình quan trọng hơn kết quả. Bởi vì quá trình đúng dẫn đến kết quả đúng, còn kết quả đúng chưa chắc nhờ quá trình đúng.

Trong dạy học phát triển năng lực học sinh [HS], điều quan trọng là quá trình HS tìm ra, phát triển kiến thức, kỹ năng [kết quả] như thế nào. Do đó, giáo viên phải tổ chức hoạt động thích hợp cho HS tư duy, trải nghiệm, giải quyết vấn đề mà không được cấp sẵn “món ăn liền” chán ngắt, kém bổ béo.

@Khi thiết kế bài học phát triển năng lực, trước hết, giáo viên cần xác định mục tiêu năng lực [gồm quá trình và kết quả]. Chừng nào còn xác định mục tiêu kiến thức, kỹ năng [chỉ là kết quả] thì lại quay về cái “máng lợn cũ” của ông lão đánh cá, còn con cá vàng cũng không giúp được gì.

Ví dụ:

Phân biệt mục tiêu bài học [MTBH] truyền thống và MT BH phát triển năng lực với nội dung tri thức là cách tính diện tích hình tam giác.

1] MTBH truyền thống: HS phát biểu được cách tính diện tích hình tam giác. 
2] MTBH phát triển năng lực: HS so sánh được diện tích các hình tam giác và hình chữ nhật và từ đó khái quát hóa được kết quả thành cách tính diện tích hình tam giác.

So sánh 2 MTBH trên:

1] Giống nhau: Đều có 2 yếu tố là HS và kết quả [tri thức về cách tính diện tích hình tam giác].

2] Khác nhau: MTBH phát triển năng lực còn có yếu tố QUÁ TRÌNH [so sánh và khái quát hóa].

MT trên ảnh hưởng đến cách dạy như thế nào?

Để giúp HS có kiến thức, GV có thể sử dụng các phương pháp như: giảng giải, thuyết trình, giải thích – minh họa kết hợp với trình bày trực quan… Cách này chỉ được kiến thức, khó giúp HS phát triển năng lực.

Để giúp HS đạt được MTBH năng lực, GV tổ chức cho các em làm việc nhóm đôi với các bài tập 1, 2, 3 so sánh diện tích các hình tam giác và hình chữ nhật [HS được cấp các tấm bìa và các dụng cụ thước kẻ, kéo, bút chì]. Từ đó, HS khái quát hóa kết quả [diện tích hình tam giác bằng một nửa diện tích hình chữ nhật] thành cách tính diện tích hình tam giác [với các bài tập 4, 5].

Qua đó, HS góp phần phát triển các năng lực khác nhau như: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, toán học…

@Để dạy được như thế này, GV phải giỏi về lĩnh vực toán học và rành về phát triển năng lực. Khó lắm thay!

Tham khảo thêm: Các mẫu câu hỏi theo mức độ nhận thức của học sinh

PGS. TS Nguyễn Hữu Hợp 

Video liên quan

Chủ Đề