Thiết bị có kết nối không dây là gì

Trước đây, để truy cập internet toàn cầu, những máy vi tính sẽ có một cổng để kết nối với dây mạng trong hệ thống mạng LAN được thiết lập [Mạng internet có dây], những thiết bị di động như điện thoại thông minh sẽ không được hỗ trợ.

Thế nhưng, với công nghệ thiết bị internet phát triển người tiêu dùng có thêm một lựa chọn mới, đó là mạng wifi với những kết nối không dây tiện dụng và rất hiện đại.

Mạng kết nối không dây là gì ?

Mạng kết nối không dây [hay còn gọi là mạng wifi, mạng Wireless, 802.11 ] là mạng giúp kết nối các thiết bị như máy vi tính có adpter không dây, PDA, những thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng…lại với nhau, sử dụng sóng vô tuyến truyền trong không gian mà không dùng đến hệ thống dây dẫn.

Vậy mạng kết nối không dây hoạt động như thế nào ?

Mạng kết nối không dây sử dụng sóng điện từ [vô tuyến và tia hồng ngoại] để truyền thông tin từ điểm A sang điểm B, nó không sử dụng các kết nối vật lý. Các sóng vô tuyến thường là các sóng mang vô tuyến bởi vì chúng thực hiện chức năng phân phát năng lượng đơn giản tới máy thu ở xa.

Các thông tin, dữ liệu được truyền sẽ chồng lên sóng mang vô tuyến để giúp máy thu nhận đúng dữ liệu cần. Khi thông tin dữ liệu được chồng thì tín hiệu vô tuyến chiếm nhiều hơn 1 tần số đơn. Các sóng mang vô tuyến sẽ được truyền với các tần số khác nhau để chúng không thể làm nhiễu cho nhau.

Trong một mạng kết nối không dây, một AP [access point ] là một điểm thu phát, sử dụng cáp để nối với mạng có dây nhận lưu vào bộ nhớ đệm, và truyền dữ liệu giữa mạng WLAN và cơ sở hạn tầng mạng nối dây. Các thiết bị nhận dữ liệu sẽ bắt sóng vô tuyến phát ra từ một AP và loại bỏ các AP với tần số còn lại.

Ưu và nhược điểm của mạng kết nối không dây

Ưu điểm

Độ tin tưởng cao trong nối mạng doanh nghiệp, khả năng phục vụ, tiện nghi, và các lợi thế về chi phí hơn hẳn các mạng nối dây truyền thống.

Khả năng lưu động rất tốt, không cố định 1 chỗ như hệ thống mạng có dây, khi tiến hành lắp đặt thi công nhanh chóng, tiện lợi, không rườm rà dây dợ

Những nơi mà mạng có dây khó có thể đến như hải đảo, vùng rừng núi, địa hình hiểm trở thì hệ thống mạng kết nối không dây wifi vẫn hoàn toàn làm chủ.

Hệ thống mạng WLAN [mạng không dây] được lắp đặt dựa theo mô hình topo khác nhau, để đáp ứng nhu cầu và cài đặt cụ thể, rất linh hoạt.

Hạn chế

Bảo mật là một trong những hạn chế lớn nhất của hệ thống mạng kết nối không dây, môi trường kết nối không dây là không khí nên khả năng bị tấn công của người dùng là rất cao.

Hiện tượng bị nhiễu sóng do các thiết bị như lò vi sóng, ti vi, điện thoại bàn gây ra vẫn chưa được khắc phục.

Tốc độ cần phải cản thiện hơn rất nhiều để có thể đáp ứng được nhu cầu người dùng

Nếu khách hàng cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với Toàn Cầu Việt, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí !

Mạng không dây [tiếng Anh: wireless network] là mạng điện thoại hoặc mạng máy tính sử dụng sóng radio làm sóng truyền dẫn hay tầng vật lý.

Một mạng không dây là một mạng máy tính sử dụng các kết nối dữ liệu không dây giữa các nút mạng. Mạng không dây được ưa thích bởi các hộ gia đình, các doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh vừa và lớn có nhu cầu kết nối internet nhưng không thông qua quá nhiều cáp chuyển đổi. Các mạng không dây được quản lý bởi hệ thống truyền thông vô tuyến của các nhà mạng. Những hệ thống này thường được đặt tập trung hoặc rời rạc tại những cơ sở lưu trữ của các nhà mạng. Cấu trúc mạng thường được sử dụng là cấu trúc OSI.

Những ví dụ điển hình về mạng không dây là: mạng wifi, mạng 3G, mạng điện thoại di động, mạng bluetooth, mạng nội bộ không dây [WLAN], mạng cảm biến không dây, mạng truyền thông vệ tinh và mạng sóng mặt đất.

  • mạng MAN không dây [WMAN] - mạng đô thị không dây
  • mạng LAN không dây [WLAN] - mạng cục bộ không dây
  • mạng PAN không dây [WPAN] - mạng cá nhân không dây
  • GSM - Chuẩn toàn cầu cho truyền thông di động số, thông dụng tại hầu hết các nước ngoại trừ Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Mạng di động tùy biến [Mobile ad-hoc network]
  • Wi-Fi - một tập các chuẩn tương thích sản phẩm dành cho các mạng WLAN dựa trên đặc tả IEEE 802.11
  • Warchalking
  • Wireless mesh network
  • University of California, Berkeley
  • University of Pennsylvania
  • Massachusetts Institute of Technology
  • Helsinki University of Technology
  • Royal Institute of Technology [Stockholm, Sweden]
  • Stanford University
  • Thiết bị mạng, thiết bị cầm tay
    • Nokia
    • Apple
    • Samsung
    • Sony Ericsson
    • Motorola
    • Ericsson [chỉ có thiết bị mạng]
    • Siemens AG
    • Sony Ericsson [chỉ có thiết bị cầm tay]
  • NYCwireless
  • RedLibre
  • FreeNetworks
  • Personal Telco
  • Mạng cộng đồng không dây
  • Mạng LAN không dây
  • Công nghệ mạng không dây

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mạng không dây.
  • Wireless Networking Tutorials
  • Online tutorials from IEEE Communications Society

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mạng_không_dây&oldid=68619819”

Chắc hẳn bạn đã nghe tới mạng wifi, mạng 3G, mạng điện thoại di động, mạng bluetooth, … Đây là những loại mạng không dây được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy, mạng không dây là gì? Hãy cùng ddos.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Mạng không dây là một mạng có thể ghép nối 2 hay nhiều thiết bị có khả năng thu sóng [như PDA, máy vi tính có gắn Adapter không dây, …] lại với nhau bằng giao thức chuẩn. Mạng không dây không sử dụng dây dẫn mà sử dụng sóng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát sóng.

Mạng không dây là gì?

Mạng không dây được ưa thích và sử dụng rộng rãi ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp hay các cơ sở kinh doanh vừa và lớn có nhu cầu kết nối internet nhưng không thông qua quá nhiều cáp chuyển đổi.

Các mạng không dây sẽ được quản lý bởi hệ thống truyền thông vô tuyến của nhà mạng. Những hệ thống này thường được đặt tập trung hoặc rời rạc tại những cơ sở lưu trữ của nhà mạng.

Ví dụ về mạng không dây:

  • Mạng wifi
  • Mạng 3G
  • Mạng điện thoại di động
  • Mạng bluetooth
  • Mạng nội bộ không dây [WLAN]
  • Mạng cảm biến không dây
  • Mạng truyền thông vệ tinh
  • Mạng sóng mặt đất

Mọi người thường hiểu mạng không dây là mạng không sử dụng cáp. Nhưng trong hầu hết các trường hợp điều đó là không đúng. Hầu hết mạng không dây thực sự bao gồm các thành phần không dây kết nối với mạng sử dụng cáp được gọi là mạng ghép. Người ta chia ra ba loại mạng không dây tuỳ theo kỹ thuật của nó:

  • LAN
  • Extended LAN
  • Mobile computing

Sự khác nhau cơ bản giữa các loại mạng này là trong các tiện ích truyền dẫn. Mạng không dây LAN và extended LAN thường sử dụng Transmitter và receiver của chính công ty đó. Mobile computing sử dụng vật mang công cộng như là công ty điện thoại đường dài với các dịch vụ của họ để truyền và nhận tín hiệu.

Giống mạng LAN bình thường trừ một điều là nó sử dụng một card mạng không dây với một transceiver được cài trong mỗi máy tính. LAN sử dụng bốn kỹ thuật sau để truyền dữ liệu:

  • Truyền tia hồng ngoại
  • Truyền tia Laser
  • Tín hiệu radio băng hẹp
  • Tín hiệu radio phổ rộng

Tất cả mạng không dây sử dụng tia hồng ngoại hoạt động bởi sử dụng chùm tia hồng ngoại để truyền dữ liệu giữa các thiết bị. Hệ thống cần phát một tín hiệu rất lớn vì tín hiệu dễ bị ảnh hưởng bởi các vật chắn. Đây là phương thức truyền tín hiệu tốc độ lớn vì tia hồng ngoại hoạt động ở băng thông rộng. Một mạng sử dụng tia hồng ngoại có thể đạt tốc độ 10Mbps. Có bốn loại mạng sử dụng tia hồng ngoại:

  • Mạng Line-of-sight: Trong mạng này sữ liệu chỉ được truyền và nhận khi tia hồng ngoại không bị vật cản.
  • Mạng Scatter infrared: Trong mạng này thiết bị truyền quảng bá có thể đặt ở trên tường , trên sàn thậm trí ngay ở cuối của thiết thị truyền nhận.Các thiết bị này có kết quả trong khoảng 30,5 mét.
  • Mạng Reflective: Một thiết bị truyền nhận quang thích hợp đặt gần máy tính truyền dữ liệu tới một vị trí chung và từ đây phản hồi tới máy tính thích hợp.
  • Mạng Broadband optical telepoint: Mạng không dây dùng tia hồng ngoại này cung cấp một dịch vụ băng rộng cho phép truyền và nhận sữ liệu cần thiết.

Kỹ thuật Laser tương tự như tia hồng ngoại nhưng tia Laser nếu bị vật chắn cản lại thì sẽ không thể truyền dữ liệu.

Nó tương tự như hệ thống radio quảng bá cả máy phát và máy thu điều chỉnh tới một tần số thích hợp và phát quảng bá trong khoảng 3000 mét. Nhưng vì tín hiệu ở tần số cao nên dễ bị suy giảm trên đường truyền. Phương pháp này truyền tốc độ chậm, khoảng 4.8 Mbps.

Sử dụng sóng radio phổ rộng tránh được các nhược điểm của sóng radio băng thông hẹp. Các tần số được chia thành các kênh do đó tăng khả năng bảo mật.

Một loại mạng không dây khác là môi trường mạng LAN mở rộng – một cầu nối của mạng LAN cho phép nối mạng trong khoản 4.5 Km. Một cầu không dây là một thành phần để kết nối giữa các toà nhà không sử dụng cáp.

Mạng không dây Mobile Computing sử dụng đường điện thoại và dịch vụ công cộng để truyền và nhận tín hiệu sử dụng:

  • Packet-radio communication.
  • Cellular networks.
  • Satellite stations.

Hệ thống chia tín hiệu thành các gói để truyền. Các gói radio này cũng giống các gói mạng khác nó bao gồm:

  • Địa chỉ nguồn
  • Địa chỉ đích
  • Thông tin lỗi

Các gói này truyền lên vệ tinh để quảng bá chúng cho các thiết bị thích hợp truy cập.

Sử dụng kỹ thuật giống như hệ thống tế bào mà hệ thống điện thoại sử dụng.

Khi sóng truyền đi trong một khoảng cách xa thì nên dùng các trạm vệ tinh.

Mạng WLAN sử dụng sóng điện từ để truyền thông tin từ điểm này sang điểm khác mà không dựa vào bất kỳ kết nối vật lý nào khác. Các sóng vô tuyến thường là các sóng mang vô tuyến bởi vì chúng thực hiện các chức năng phân phát năng lượng đơn giản tới máy thu ở xa.

Dữ liệu truyền được chồng lên trên sóng mang vô tuyến để nó được nhận lại được đúng ở máy thu. Đó là sự điều biến sóng mang theo thông tin được truyền. Một khi dữ liệu được chồng hay được điều chế lên trên sóng mang vô tuyến, thì tín hiệu vô tuyến chiếm nhiều hơn một tần số đơn, vì tần số hoặc tốc độ truyền theo bit của thông tin biến điệu được thêm vào sóng mang. Nhiều sóng mang vô tuyến tồn tại trong cùng không gian tại cùng một thời điểm mà không nhiễu với nhau nếu chúng được truyền trên các tần số vô tuyến khác nhau.

Mạng không dây hoạt động như thế nào?

Để nhận dữ liệu, máy thu vô tuyến bắt sóng hoặc chọn một tần số vô tuyến xác định trong khi loại bỏ tất cả các tín hiệu vô tuyến khác trên các tần số khác. Trong một cấu hình mạng WLAN tiêu biểu, một thiết bị thu phát, được gọi một điểm truy cập [AP – access point], nối tới mạng nối dây từ một vị trí cố định sử dụng cáp Ethernet chuẩn. Điểm truy cập [access point] nhận, lưu vào bộ nhớ đệm, và truyền dữ liệu giữa mạng WLAN và cơ sở hạn tầng mạng nối dây.

Một điểm truy cập đơn hỗ trợ một nhóm nhỏ người sử dụng và vận hành bên trong một phạm vi vài mét tới hàng chục mét. Điểm truy cập [hoặc anten được gắn tới nó] thông thường được gắn trên cao nhưng thực tế được gắn bất cứ nơi đâu miễn là khoảng vô tuyến cần thu được. Các người dùng đầu cuối truy cập mạng WLAN thông qua các card giao tiếp mạng WLAN mà được thực hiện như các card PC trong các máy tính để bàn, hoặc các thiết bị tích hợp hoàn toàn bên trong các máy tính cầm tay. Các card giao tiếp mạng WLAN cung cấp một giao diện giữa hệ điều hành mạng [NOS] và sóng trời [qua một anten]. Bản chất của kết nối không dây là trong suốt với NOS.

Mạng không dây là một mạng được ưu thích và sử dụng rộng rãi hiện nay. Thế nhưng, mạng không dây cũng có những ưu điểm tuyệt vời và nhược điểm của chúng. Hãy cùng xem ngay sau đây!

Ưu nhược điểm của mạng không dây là gì?

  • Giá thành của mạng không dây rất thấp
  • Không bị hạn chế về vị trí kết nối
  • Dễ mở rộng
  • Tiết kiệm thời gian lắp đặt
  • Khả năng di động cao và sự tự do sử dụng
  • Các thiết bị được kết nối với nhau mà không gặp rắc rối nào về dây nối
  • Mạng không dây cho phép kết nối từ bất kỳ thiết bị nào
  • Tốc độ của mạng không dây [1 – 125 Mbps] rất chậm so với mạng sử dụng cáp [100 Mbps đến hàng Gbps]
  • Nếu hệ thống mạng không dây không được cấu hình chuẩn, các dịch vụ của bạn sẽ bị gián đoạn ngay lập tức
  • Mạng không dây có thể bị nhiễm sóng radio do thời tiết, hoặc các thiết bị không dây khác
  • Khả năng bảo mật của mạng không dây thấp vì môi trường kết nối là không khí nên sẽ khả năng bị tấn công
  • Phạm vị của mạng không dây khá nhỏ, chỉ phù hợp với diện tích của hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được mạng không dây là gì? Nguyên lý hoạt động của mạng không dây và ưu nhược điểm của chúng. ddos.com.vn xin chân thành cảm ơn bạn, nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết này.

Video liên quan

Chủ Đề