Tại sao gọi là 3 tàu

Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”!

Một số người nghĩ đơn giản rằng sở dĩ ta gọi người Trung Quốc là “Tàu” bởi vì họ sang ta bằng “tàu”! Từ nguyên học đâu có dễ dàng và ngộ nghĩnh như thế.

Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu [trong tàu bè] là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 艚 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào 艚 này cũng thông với chữ tào 漕, mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ [Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999] thì đều còn có nghĩa là “xe”. Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt. Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa [nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ]. Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay. Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài.

Chúng tôi khẳng định rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan”. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9-1945 tại Sài Gòn, dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì theo họ hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan - đây là tuyệt đại đa số - cũng được “vinh dự” gọi là “Tàu”. Thế là cái danh xưng “Tàu” có một lịch sử đặc biệt và nét đặc biệt này gắn liền với sự cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta, nước ta.

Học giả AN CHI

Tại sao lại gọi người Việt gốc Hoa là Ba Tàu?| Ký Ức Sài Gòn

Người Hoa thực chất là người Việt vì họ là người Trung Quốc di cư và sinh sống lâu đời các chúa Nguyễn đã đồng ý cho họ đến sinh sống và lập nghiệp trên đất Việt Nam. Cớ sao người Việt vẫn thường hay gọi họ với cái tên ‘tàu’, ‘ba tàu’? Từ này từ đâu mà có được? Mặc dù có nhiều lý giải khác nhau, nhưng dù có lý giải thế nào, những người Việt gốc Hoa cũng vẫn hiểu “Ba Tàu” mang ý nghĩa kỳ thị và phân biệt đối xử rất nặng, nên tốt hơn hết là những con người có giáo dục đường hoàng chúng ta nên hạn chế tối đa sử dụng cụm từ này để nói đến những người Hoa sinh sống trên đất Việt vì họ cũng là người đang sinh sống góp phần làm cho nước ta tốt hơn trong nhiều mặt và cũng rất yêu thương đất nước này.

Từ xa xưa, Việt Nam ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời bởi Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như lối sống, ngôn ngữ, phong tục…Mặc dù vẫn có nhiều cuộc tranh cãi về nguồn gốc thực sự của văn hóa nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc đến nền văn hóa nước nhà. Số người gốc Hoa sinh sống trên đất Việt không ít, mà người Việt chúng ta thường hay gọi là dân “Ba Tàu”, hầu hết đều được hiểu như một thái độ kỳ thị, phân biệt đối với người gốc Hoa. Vậy sự thật hai từ này có nguồn gốc từ đâu và tại sao lại gọi người Hoa như vậy.

Không những có một bộ phận rất đông người Hoa sinh sống ở Việt Nam, ở thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt có những khu Quận 5, Quận 6 hay khu Chợ Lớn là những khu vực đông người Hoa sinh sống điển hình và thường được gọi là phố Ba Tàu. Từ lâu đời, người Trung Quốc và người Việt ta đã có mối quan hệ làm ăn, sinh sống lâu đời. Họ bắt đầu di cư dần vào nước Việt kể từ thời kì mà Việt Nam ta gọi là Ngàn năm Bắc thuộc, tùy vào thời kỳ lịch sử mà họ [tự xưng] được gọi với những cách khác nhau như người Đường, người Thanh, Ngô…Vậy với cách hiểu như biểu lộ sự miệt thị và phân biệt đối xử của cách gọi “Ba Tàu” thì cũng không hẳn là sai, nhưng cũng không hoàn toàn đúng.Tại sao cách gọi Ba tàu lại không hẳn là có ý phân biệt đối xử?

✪Xin kính chào Quý khán giả của Ký Ức Sài Gòn, kênh YouTube #KýỨcSàiGòn chia sẻ những hoài niệm của người Sài gòn xưa. Hãy cùng chúng tôi ôn lại kỷ niệm qua các video được up lên mỗi ngày với sự tổng hợp, đóng góp, chia sẻ của những người yêu Sài Gòn.
✪Quý khán giả có thể gửi thư chia sẻ câu chuyện của mình cho chúng tôi qua email: [email protected]

✪Đăng ký //goo.gl/93sB1r để nhận video mới nhất từ Ký Ức Sài Gòn.

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

[Hoàng Trọng góp nhặt]

Ở Việt Nam, người Hoa từ Trung Quốc sang còn được gọi là người Tàu hay Ba Tàu. Theo lịch sử thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc [xem Phản Thanh phục Minh] và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tị nạn ở Nam Bộ và quan quân Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu.

Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa ở Nam Bộ. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi.
Thời đó, đất phương Nam là vùng đất kênh rạch nhiều, địa hình sông nước vô cùng chằng chịt, nạn thảo khấu cướp bóc không phải là hiếm….

Vì thế nên người Hoa khi chạy nạn thì cũng đi thành từng đoàn tàu xuôi Nam an cư lập nghiệp…. Và để tránh tình trạng bị cướp bóc khi đến vùng đất lạ, khi neo đậu tàu, thuyền, người Trung Hoa đã đi thành từng nhóm nhỏ 3 chiếc tàu, thuyền….

Đêm về thì cột 3 chiếc lại với nhau đặng có gì mà dể thông báo cho nhau và tự bảo vệ nhau….

Theo ghi chép của Huỳnh-Tịnh Paulus Của:
“Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu.

Một ý kiến khác của nhà nghiên cứu Trung Quốc Vương Duy Trinh cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo.

Tuy nhiên, theo học giả An Chi, lúc bấy giờ là quận Giao Chỉ và một phần quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô chứ không thuộc về Bắc Ngụy [Chính vì thế mà bấy giờ người Việt đã gọi người Trung Hoa là người Ngô…] cho nên cách giải thích của Vương Duy Trinh xem ra vẫn chưa thỏa đáng.

Vả lại, tại sao người ta không gọi thẳng bằng tên nước Ngụy mà phải dùng họ Tào để gọi?

Học giả An Chi cho rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “quan”. Trong thời kỳ Bắc thuộc, nói chung quan cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là tàu, nghĩa là quan. Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9 năm 1945 tại Sài Gòn: Dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan cũng được “vinh dự” gọi là Tàu. Chữ “ba” ý rằng nhiều không đếm được hoặc không muốn đếm, ví dụ như ta hay nói:

Nấu ba hột gạo [ ba không có nghĩa là chỉ nấu đúng ba hột , ai ăn ai nhịn].

Thằng ấy ba hoa, nhiều chuyện. Nhậu ba sợi, nhậu lai rai

Thằng này ba trợn …

Ba Tàu có thể dùng để chỉ người Tàu khi ấy đi rất nhiều tàu qua mà không đếm được hoặc không muốn đếm.
Tuy nhiên khi dùng từ ba, có hàm ý coi thường, không quan tâm. Do đó dùng từ Ba Tàu để chỉ người Hoa còn có hàm ý coi thường.

===

Cớ sao gọi người Trung Quốc là “Tàu”?

Một số người nghĩ đơn giản rằng sở dĩ ta gọi người Trung Quốc là “Tàu” bởi vì họ sang ta bằng “tàu”! Từ nguyên học đâu có dễ dàng và ngộ nghĩnh như thế. Chúng tôi khẳng định rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan”.

Tàu là một yếu tố Hán cổ và trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt còn có nghĩa là “xe”. Tàu [trong tàu bè] là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 艚 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa là “thuyền”. Chữ tào 艚 này cũng thông với chữ tào 漕, mà theo biện luận của Lưu Quân Kiệt trong Đồng nguyên tự điển tái bổ [Ngữ văn xuất bản xã, Bắc Kinh, 1999] thì đều còn có nghĩa là “xe”.

Cái nghĩa “xe” của từ tàu vẫn hiện hành trong tiếng Việt. Cứ so sánh tiếng Bắc, tiếng Nam thì thấy ngay. Cái mà trong Nam gọi là tàu thì ngoài Bắc gọi là thuyền. Rồi ngoài Bắc gọi là tàu hỏa thì trong Nam gọi là xe lửa. Thế là cái nghĩa “xe” đã thấp thoáng trong danh ngữ tàu hỏa [nếu không đi sâu vào từ nguyên thì dễ hiểu lầm đây là cách dùng theo ẩn dụ].

Rồi ngược lên đầu thế kỷ XX, cả trong Nam ngoài Bắc đều gọi máy bay là tàu bay. Thế là cái nghĩa “xe”, mở rộng là “phương tiện chuyên chở”, đã nằm ngay trong danh ngữ tàu bay. Cho nên, trong thành ngữ tàu bay tàu bò thì cả hai thứ “tàu” này chẳng qua đều cùng là “xe”. Vậy thì có lẽ ta sẽ biện luận rằng vì ngày xưa Tàu sang ta bằng xe nên tổ tiên ta đã gọi họ là “Tàu” chăng? Nên nhớ rằng họ đã sang ta từ xưa và sang thành nhiều đợt, lẻ tẻ có, thành đoàn có và đây là cả một câu chuyện dài.

Chúng tôi khẳng định rằng Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan”.

Nếu cho rằng đây là một nếp nghĩ vô lý thì xin nhớ lại chuyện đã xảy ra hồi tháng 8, tháng 9-1945 tại Sài Gòn, dân Việt Nam đã đánh bất cứ người Pháp nào mà họ gặp ngoài đường vì theo họ hễ là người Pháp thì đều là “thực dân”. Do quan niệm trên mà về sau tất cả mọi người Trung Hoa dù không làm quan – đây là tuyệt đại đa số – cũng được “vinh dự” gọi là “Tàu”. Thế là cái danh xưng “Tàu” có một lịch sử đặc biệt và nét đặc biệt này gắn liền với sự cai trị của phong kiến phương Bắc đối với dân ta, nước ta.

[Nguồn: vietnamesecommunity]

Video liên quan

Chủ Đề