Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu là gì

Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ một nền kinh tế khép kín đã trở thành một bộ phận năng động của nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo giảm, và ngày càng là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, song nền kinh tế đã và đang bộc lộ những thách thức và vấn đề nội tại, năng lực cạnh tranh còn yếu trên nhiều mặt. Mức thu nhập của Việt Nam còn thấp, ngay cả so với các nước láng giềng trong khu vực. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, khoảng cách thu nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các nước đang phát triển tại châu Á ngày càng dãn ra. Hơn nữa, những bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn đang hiện hữu cho thấy tăng trưởng của Việt Nam còn mong manh. Bên cạnh đó, những diễn biến và thay đổi của môi trường bên ngoài đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp, ngày càng tác động nhiều hơn tới nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, trong giai đoạn mới cần đặt năng lực cạnh tranh và hiệu quả bền vững làm trung tâm khi lựa chọn định hướng chiến lược và mô hình tăng trưởng cho nền kinh tế.

Đánh giá NLCT quốc gia của Việt Nam theo phương pháp luận và hệ thống các chỉ số khác nhau. Nhưng nhìn chung Việt Nam được đánh giá ở mức khiêm tốn, thường thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Hiện nay, xếp hạng NLCT trên thế giới được thực hiện theo hai hình thức. Một là các báo cáo thường niên đánh giá các yếu tố khác nhau của NLCT.

  1. Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report ) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF)

Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, trong hai năm gần đây, Việt Nam liên tiếp tụt hạng và mất 16 bậc. GCR 2012-2013 xếp Việt Nam ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, thấp hơn 10 bậc so với xếp hạng năm trước. Việt Nam hiện xếp áp chót trong 8 nước ASEAN được khảo sát, chỉ cao hơn duy nhất Campuchia.

Báo cáo NLCT toàn cầu 2012-2013 của WEF cho thấy việc tiếp cận tín dụng, lạm phát cao, cơ sở hạ tầng và không đáp ứng yêu cầu về lao động qua đào tạo là những vấn đề đáng lo ngại nhất trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu là gì

Hình 2. Điểm số thành phần của Việt Nam trong Báo cáo NLCT toàn cầu 2011-2012 và 2012-2013 (Giá trị cao nhất là 7)

2. Báo cáo Môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới

Báo cáo Môi trường kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới đưa ra bảng xếp hạng tổng hợp về môi trường kinh doanh dựa trên bộ chỉ số đánh giá về các quy định liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và về bảo vệ quyền sở hữu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

Những thay đổi về vị trí xếp hạng của Việt Nam trong Doing Business

(√: thể hiện những cải cách có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh) thể hiện những cải cách có tác động tích cực, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh)

Chỉ số

DB2005

DB2006

DB2007

DB2008

DB2009

DB2010

DB2011

DB2012

DB2013

Xếp hạng tổng thể

99/155

104/175

91/178

92/181

93/183

90/183

98/183

99/185

  1. Thành lập doanh nghiệp

97

97

108

116

100 √

102

108√

  1. Giải quyết thủ tục cấp GP/Cấp phép xây dựng

25 √

63

67

69

62 √

67

28

  1. Đăng ký quyền sở hữu tài sản

34

38

37

40

43

47

48

  1. Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư

170

165 √

170

172

173

166 √

169

  1. Tuyển và sa thải lao động/ Tuyển lao động

104 √

84

90

103

  1. Tiếp cận tín dụng

83

48 √

43 √

30

15 √

24

40

  1. Nộp thuế

120

128

140

147 √

124

151

138

  1. Giao dịch TM qua biên giới

75

63

67

74 √

63

68

74

  1. Tiếp cận điện năng

135

155

  1. Thực hiện hợp đồng

94

40

42

32

31

30

44

  1. Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

116

121

124

127

124

142

149

3. Xếp hạng môi trường kinh doanh của Tạp chí Forbes

Báo cáo môi trường kinh doanh của Forbes năm 2011 ghi nhận những kết quả tích cực của Việt Nam so với BCB2010 ở các lĩnh vực như Tự do tiền tệ và Gánh nặng thuế. Forbes cũng chỉ ra các yếu tố làm giảm điểm của Việt Nam như Tự do thương mại và Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Còn lại, ở các tiêu chí khác, xếp hạng của Việt Nam không có sự thay đổi.

4. Báo cáo xếp hạng chỉ số tự do kinh tế của Quỹ hỗ trợ di sản và Tạp chí phố Wall.

Việt Nam được xếp hạng trong Báo cáo thường niên về chỉ số tự do kinh tế của Quỹ hỗ trợ di sản và Tạp chí phố Wall từ năm 1995. Theo tiêu chí xếp hạng của Quỹ hỗ trợ di sản và Tạp chí phố Wall, Việt Nam có điểm số và vị trí xếp hạng rất thấp. Từ báo cáo xếp hạng năm 1995 đến nay, điểm xếp hạng chung của Việt Nam chỉ xoay quanh mức điểm 50. Trước năm 2006, Việt Nam được xếp vào nhóm nền kinh tế bị kìm nén. Năm 2006, Việt Nam có tăng nhẹ về điểm xếp hạng và được vào nhóm nước “Gần như không tự do”. Năm 2007 và 2010, Việt Nam lại quay về nhóm “nền kinh tế bị kìm nén”. Hai năm gần đây, Việt Nam có sự cải thiện về điểm và vị trí xếp hạng, tuy vẫn còn ở mức rất thấp.

5. Chỉ số Quản trị toàn cầu (Worldwide Governance Indicators) của Ngân hàng thế giới.

Từ năm 2004, Việt Nam được xếp hạng thuộc nhóm có mức quản trị thấp nhất về chỉ số “Tiếng nói và trách nhiệm giải trình”. Chỉ số “Ổn định chính trị và không có bạo lực” được đánh giá cao nhất trong 6 chỉ số, xếp trong nhóm từ 50-75. Bốn chỉ số còn lại thuộc nhóm từ 25-50.

6. Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International).

Chỉ số CPI 2011 dựa trên 17 nguồn dữ liệu của 13 tổ chức, xem xét các khía cạnh như việc thực thi pháp luật về chống tham nhũng, khả năng tiếp cận thông tin và các xung đột về lợi ích. Có 11 nguồn dữ liệu đã được sử dụng cho CPI 2011 của Việt Nam, gồm: ADB - Báo cáo đánh giá quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á; BF_TI - Chỉ số Cải tổ Bertelsmann; EIU_CRR - Khảo sát rủi ro của Cơ quan Tình báo Kinh tế; GI_CRR - Xếp hạng rủi ro quốc gia của Tổ chức Global Insight; PERC 2010 - Báo cáo về tình hình rủi ro châu Á 2010 của Cơ quan Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị; PERC 2011 - Báo cáo về tình hình rủi ro châu Á 2011 của Cơ quan Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị; PRS_ICRG - Hướng dẫn đánh giá rủi ro quốc gia của Tổ chức Tư vấn về rủi ro chính trị; WB_CPIA - Đánh giá thể chế và tình hình thực thi tại các quốc gia của Ngân hàng Thế giới; WEF2010 - Khảo sát ý kiến chuyên gia năm 2010 của Diễn đàn Kinh tế thế giới; WEF2011 - Khảo sát ý kiến chuyên gia năm 2011 của Diễn đàn Kinh tế thế giới; WJP_ROL - Chỉ số Nhà nước pháp quyền trên thế giới.

Điểm và xếp hạng về chỉ số CPI của Việt Nam (2004-2011)

Điểm

Xếp hạng

2011

2.9

112/183

2010

2.7

116/178

2009

2.7

120/180

2008

2.7

121/180

2007

2.6

123/179

2006

2.6

111/163

2005

2.6

107/158

2004

2.6

102/145

Người thực hiện: Ông Nguyễn Bá Ân, Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia về PTBV và Nâng cao Năng lực Cạnh tranh