Bánh tổ là một trong bốn loại bánh truyền thống của người dân nơi nào

Trong dịp Tết cổ truyền, bên cạnh những món ăn mặn trên mâm cơm truyền thống, người Hoa còn dùng một số loại bánh ngọt để cúng tổ tiên, thần linh với nhiều ý nghĩa khác nhau. Tại một số tuyến phố và chợ tại quận 5, TP HCM vào những ngày cận Tết, các gian bánh truyền thống của người Hoa đón rất đông khách.

Bánh đường

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn trưng bày bánh làm từ những khối đường ngọt có nhiều hình thù, màu sắc gắn liền với phong tục thờ cúng như bánh hình rồng, đào tiên, quýt, bưởi, hoa sen...

Hình ảnh con rồng theo quan niệm phương Đông thể hiện sự linh thiêng, cao sang, phú quý, quyền cao chức trọng. Đào tiên tượng trưng cho sự trường thọ. Trái quýt đồng âm với từ "cát" trong tiếng Hoa giúp mang lại sự may mắn.

Các khối bánh đường được bảo quản trong hộp trong suốt dùng để trưng lâu dài.

Các loại bánh trên có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy mục đích cúng ban thờ khác nhau. Bánh để trưng nên đều bảo quản được khá lâu, từ nửa tháng đến một năm.

Hiện nay bánh truyền thống của người Hoa mang ý nghĩa tốt đẹp nên cũng được nhiều gia đình Việt mua về để cầu mong những điều may mắn trong năm mới.

Bánh tài lộc

Bánh tài lộc [còn gọi là bánh "chính túi", bánh trái lựu] có thành phần chính là bột gạo hoặc bột mì được nhào với mạch nha, nhân bánh gồm đường thẻ, đậu phộng rang trộn cùng cốm nếp. Bánh được người thợ nắn tròn, phủ mè rồi làm cánh hoa trước khi cho vào chảo dầu chiên cứng lại.

Những chiếc bánh được tạo hình giống trái lựu bắt mắt.

Tên bánh "chính túi" theo tiếng Hoa là "kim đại" nghĩa là chiếc túi đựng vàng. Do đó, bánh tài lộc được người Hoa dùng để cúng giao thừa, ngày rằm, thờ trời đất, tổ tiên và một số vị thần thánh với mục đích cầu tiền tài, lộc phúc cho gia đình hạnh phúc con cháu đầy đàn trong năm mới.

Bánh phát tài

Bánh phát tài, phát cao [hoặc cao phát theo phiên âm tiếng Hoa] có chất liệu dạng xốp giống bánh bò lai, bông lan. Nguyên liệu chính của bánh là từ bột gạo lên men, được nướng hoặc hấp cho đến khi xòe thành bốn múi như bông hoa.

Người Hoa thường làm bánh phát tài cỡ lớn để cúng năm mới.

Tên bánh trong tiếng Hoa cũng là một từ đồng âm khi vừa diễn tả quá trình hình thành của bánh "nở ra", đồng thời cũng là "phất lên". Đúng như tên gọi, bánh phát tài được người Hoa bày cúng dịp năm mới để cầu sự thịnh vượng, của cải, may mắn trong công việc làm ăn.

Bánh tổ

Bánh tổ có hình dáng dẹp tròn được làm từ bột nếp mịn pha với đường mật, trên có rắc mè rồi hấp chín. Cùng tên gọi và nguyên liệu nhưng bánh tổ của người Hoa ở Sài Gòn khác bánh tổ của người dân xứ Quảng miền Trung bởi màu sắc và trang trí: bánh tổ của người Hoa chỉ có hai màu trắng và vàng được in chữ đỏ ở mặt trên.

Bánh tổ lúc mới ra lò rất dẻo thơm, để lâu bánh sẽ cứng, muốn ăn chỉ cần hấp hoặc chiên lại.

Gọi theo tiếng Hoa thì bánh tổ tên là bánh dính, để gia đình cùng ăn sẽ luôn gắn kết với nhau. Bên cạnh đó, tên bánh còn đồng âm với "niên cao" có nghĩa là năm mới sẽ tốt đẹp hơn năm cũ. Chính vì thế món bánh nếp này tuy giản đơn nhưng không bao giờ thiếu trong mâm cúng năm mới của người Hoa.

Tâm Linh

Bánh tổ là bánh được làm từ bột gạo nếp, đây là loại bánh thường dùng để cúng lễ theo văn hóa của người Trung Quốc và có thể được dùng để làm thành món tráng miệng hoặc ăn vặt.

Ý nghĩa tên gọi của bánh tổ là tượng trưng cho sự may mắn và sự thịnh vượng của cả năm, nó thường được ăn vào Tết Đoan Ngọ.

Hơn nữa, loại bánh này có độ dính cao nên đây cũng được xem là món ăn dành cho Táo quân để vị thần này không nói những điều không tốt của gia đình trước mặt Ngọc Hoàng, thay vào đó là những điều tốt đẹp để Ngọc Hoàng ban thêm nhiều sự may mắn hơn cho gia đình.

2 Nguồn gốc của bánh tổ

Bánh tổ xuất hiện từ rất lâu, khoảng từ năm 386 - 589 sau Công Nguyên ở các triều đại phương Bắc và phương Nam. Không những thế, trong tài liệu nông nghiệp Qimin Yaoshu đã từng đề cập đến công thức của bánh tổ với tên gọi một loại bánh được biết đến lúc bấy giờ - đó là bánh ye [䊦].

Vì thế, bánh tổ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau đó, bánh tổ đã được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 - 17 vào Hội An [thuộc tỉnh Quảng Nam] và đã trở thành món bánh đặc sản của người dân xứ Quảng.

Ngoài ra, tùy theo phong tục của mỗi vùng miền bánh tổ có hình dáng và màu sắc khác nhau như:

3 Bánh tổ làm từ gì?

Nếu bạn có dịp ăn thử bánh tổ, bạn sẽ cảm nhận được bánh có độ dẻo, hay bám dính và có vị rất ngọt. Lý do là vì bánh tổ được làm chủ yếu từ bột gạo nếp và đường. Ngoài ra, nguyên liệu bánh tổ có thể xuất hiện thêm mè, gừng hoặc đậu đỏ tùy theo bí quyết người làm bánh.

4 Cách làm bánh tổ

Sử dụng ít nguyên liệu nên bánh tổ cũng được làm rất đơn giản. Đầu tiên, bạn chỉ cần nấu hỗn hợp bánh gồm có nước lọc, đường và gừng [nếu có]. Sau đó, bạn cho bột gạo nếp vào khuấy đều. Cuối cùng, bạn đổ vào khuôn có lót lá chuối và đem đi hấp.

Nếu bạn thích ăn mè, thì hãy rắc mè lên bề mặt bánh trước khi tắt bếp khoảng 3 phút. Vậy là bạn đã hoàn thành cách làm bánh tổ rồi đấy!

Tham khảo cách làm bánh tổ truyền thống thơm ngon:

Bộ nồi xửng inox 5 đáy Sunhouse SHG507-24

Bộ nồi xửng inox 5 đáy Sunhouse SSP25124

Bộ nồi xửng inox 3 đáy Fivestar ST28-3DG

1.143.000₫ 1.270.000₫ -10%

Bộ nồi xửng inox 3 đáy Fivestar ST30-3DG

1.440.000₫ 1.600.000₫ -10%

Bộ nồi xửng inox Fivestar HT Cook HTNX28001

Bộ nồi xửng inox 3 đáy Happycook ST32-2

Xem thêm:

Với những chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã biết thêm về bánh tổ là bánh gì cũng như nguồn gốc của bánh tổ và loại bánh này được làm từ nguyên liệu gì rồi nhé!

Biên tập bởi Nguyễn Loan Minh Trang • 17/11/2021

Từ thời xa xưa, bánh Tổ [hay còn gọi là Niao Gao] là một món quà đặc sản dân dã và trở thành một món đặc sản rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong dịp Tết. Đây thực sự là một món bánh thú vị của nền ẩm thực Trung Quốc mà du khách nên thử khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.

Tên bánh "Nian Gao" ngụ ý chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Tên gọi của chiếc bánh này còn bắt nguồn từ một câu chuyện cổ. Xưa kia, có một con quái vật tên là Nian ở trên núi cao. Khi mùa Đông đến, mọi loài vật đều ngủ đông nên con quái vật không kiếm được thức ăn, nó đành phải xuống núi, đến các thôn ăn thịt người khiến người dân rất sợ hãi. Trong thôn có chàng trai thông minh tên Gao, anh ta làm những cái bánh gạo nếp đặt cạnh cửa ngôi nhà trống để dụ con quái vật. Đúng như dự đoán, con quái vật vào nhà nhưng lại không tìm thấy người nào để ăn thịt, nhưng nó đói quá, khi thấy bánh gạo nó đành phải ăn, ăn đến nỗi nghẹn. Nó không muốn phải ăn bánh gạo nữa nên nó đành phải lên núi tiếp tục săn những con thú khác. Từ đó người trong thôn không còn thấy con quái vật nữa. Để ăn mừng thoát khỏi quái vật, cứ mỗi khi mùa Đông đến, người dân lại làm bánh gạo nếp và đặt tên cho bánh này là "Nian Gao" [phiên âm tiếng Việt là "niên cao"]. Ngày nay, loại bánh này trở thành món quà biếu/tặng phổ biến trong năm mới.

Hương vị của món bánh này có chút thân quen, có thể tìm thấy đâu đó trong vài món bánh tại Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn có đôi nét đặc trưng mới lạ của bánh tổ ở Trung Hoa.

Ở Trung Quốc, bánh Tổ được làm từ gạo nếp loại tốt để đảm bảo độ dẻo thơm cho bột bánh, đường nếp được thắng kỹ để loại bỏ tạp chất, và cuối cùng là một chút gừng tươi, phần nguyên liệu quan trọng này giúp mang lại hương vị đặc trưng cho chiếc bánh.

Người dân mỗi vùng lại biến tấu và thưởng thức bánh Tổ theo một cách khác nhau. Bánh tổ của Thượng Hải màu trắng và có thể được cắt nhỏ cho vào trong món canh, món xào. Người dân phía Nam Trung Quốc lại ưa dùng bánh tổ ngọt, có thể là bánh hấp hoặc rán. Người Bắc Kinh thường có táo tàu trên bánh dùng bột gạo nếp trắng hoặc gạo nếp non. Người Phúc Kiến lại làm bánh từ bột gạo và khoai môn, họ cắt bánh nhỏ ra trước khi ăn hoặc tẩm bột ngô, nhúng qua trứng gà rồi rán lên...

Bánh Tổ được bày bán quanh năm, không chỉ được bán ở những siêu thị, chợ mà còn có mặt tại các khách sạn, nhà hàng lớn. Nhưng món bánh này lại đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Theo truyền thống, vào dịp tết cổ truyền, tất cả các mâm cỗ của người Trung Hoa đều không thể thiếu chiếc bánh Tổ, bởi loại bánh này tượng trưng cho sự gắn bó và tình yêu thương bền vững của người thân trong gia đình.

Ngày nay tại Trung Quốc, Bánh Tổ được chế biến theo nhiều kiểu, với nhiều hình dáng và bao bì khác nhau, tuỳ thuộc với nhu cầu cúng kiếng và thưởng thức. Nhưng hương vị của món bánh vẫn không thay đổi luôn được lưu giữ được nguyên vẹn về vị truyền thống, lẫn những đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của nó, như một niềm tự hào của người Trung Hoa.

Nếu có dịp du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành là Viet Viet Tourism, du khách đừng quên thưởng thức hương vị ngọt ngào của những chiếc bánh Tổ dân dã này nhé! Chắc chắn du khách sẽ phải "say lòng" vì chúng.

Video liên quan

Chủ Đề