Viết đoạn văn nêu nội dung chính của bài thơ Bánh trôi nước trong đó có sử dụng quan hệ từ

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước

  • Đoạn văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước mẫu 1
  • Đoạn văn cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước mẫu 2
  • Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước mẫu 3

Mời các bạn tham khảo tài liệu Ngữ văn 7: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước bao gồm 3 đoạn văn mẫu khác nhau cho các em tham khảo, hiểu hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Mời các bạn tham khảo để xây dựng cho mình đoạn văn hoàn chỉnh và đạt điểm cao nhé.

Đoạn văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước mẫu 1

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "Bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đây, tác giả Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng.

Đoạn văn cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước mẫu 2

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương thật tài tình khi hóa thân người phụ nữ vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp của người phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp phúc hậu, mềm mại. Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người con gái Việt. Người phụ nữ mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi. Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm “với nước non”. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như nào thì người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của nữ sĩ và đó cũng là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt.. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn - bình đẳng giới.

Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước mẫu 3

Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

....................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp các em nâng cao kỹ năng viết đoạn văn, biết tạo lập cho mình những đoạn văn hay, đủ ý, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra văn sắp tới. Chúc các em học tốt.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh để có kiến thức tổng quát, đầy đủ các môn, chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1 và kỳ thi học kì 1 sắp tới đạt kết quả cao.

Tài liệu liên quan:

  • Soạn Văn 7: Bánh trôi nước
  • Phân tích bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
  • Văn mẫu lớp 7: Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Xác định thành ngữ trong bài thơ "Bánh Trôi Nước" của Hồ Xuân Hương và nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.

Thành ngữ "bảy nổi ba chìm " tác dụng nhấn mạnh số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ

...Xem tất cả bình luận

Thành ngữ được sử dụng trong bài: Bảy nổi ba chìm.
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.

Thành ngữ được sử dụng trong bài: Bảy nổi ba chìm.
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.

Thành ngữ " Bảy nổi ba chìm" nói lên sự lênh đênh, lận đận của người phụ nữ trong xã hội cũ =.=

Bảy nổi ba chìm


 tác dụng: nói về cuộc đời bấp bênh ko biết sau này sẽ đi về đâu của phụ nữ thời phong kiến

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.
                                     












                                                                 ...THE END...

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt.
 

Hay nhất

Nội dung: Bài thơ vừa miêu tả hìnhảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phépẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinhđẹp nhưng không tự chủđược bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻđẹp người phụ nữ nhưng cũng là một lờiđồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..

Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện cảm hứng nhânđạo trong văn học viết Việt Nam.

- Ca ngợi vẻđẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sựđồng cảm sâu sắcđối với thân phận nổi chìm của họ.

Video liên quan

Chủ Đề