Ban quản lý dự an là gì

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng là bộ phận “đầu não” trong một dự án xây dựng, đóng vai trò chính trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm về hoạt động thi công và đầu ra của dự án đó. Pháp luật Việt Nam đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng. Mời bạn đọc cùng MISA AMIS tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng là gì?

Trong quản lý dự án nói chung, Ban Quản lý dự án đóng vai trò quan trọng và là bộ phận gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động từ khâu lập kế hoạch đến vận hành, giám sát, quản lý dự án đó ở nhiều khía cạnh.

Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ liên quan và phù hợp vào mọi hoạt động của dự án nhằm đảm bảo đạt được những tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra trước đó.

II. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng:

1. Chức năng của Ban Quản lý dự án:

Từ khi được thành lập, Ban Quản lý dự án xây dựng sẽ đảm nhiệm các chức năng xuyên suốt từ khâu chuẩn bị dự án cho đến khi kết thúc và nghiệm thu dự án, đó là trực tiếp quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự án, tổ chức, giám sát, thực hiện dự án và một số công việc khác cho chủ đầu tư.

Các hoạt động trên của Ban Quản lý dự án xây dựng đều nhằm mục tiêu đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ, không vượt phạm vi ngân sách đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, và đạt chỉ tiêu về chất lượng cũng như các mục tiêu cụ thể đã đề ra đối với dự án. Đồng thời, Ban Quản lý dự án còn có nhiệm vụ đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành và tính khả thi của dự án.

Các chức năng chính của Ban Quản lý dự án xây dựng có thể kể đến như:

  • Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
  • Tuân thủ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan.
  • Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.
  • Thực hiện bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
  • Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Với tất cả các chức năng nêu trên, Ban Quản lý dự án có chức năng chính là quản lý trực tiếp dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đã đề ra đối với mỗi dự án xây dựng trong thực tiễn.

2. Nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án:

Đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng, Ban Quản lý dự án sẽ có những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Tiến hành các thủ tục giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dựng,… để chuẩn bị cho việc bắt đầu xây dựng công trình.
  • Lập hồ sơ dự án gồm: dự toán ngân sách, thiết kế, tổng hợp dự toán xây dựng công trình để cấp có thẩm quyền tiến hành thẩm định, phê duyệt.
  • Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu; chuẩn bị hồ sơ để Trưởng Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng với các nhà thầu.
  • Quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập Ban quản lý dự án về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.
  • Báo cáo kịp thời nếu xét thấy bên nhận thầu làm không đúng hoặc không đạt yêu cầu theo quy định của công tác nghiệm thu; đề xuất, kiến nghị xử lý theo đúng luật định.
  • Kiến nghị với chủ đầu tư và Hội đồng quản trị những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công trình hoặc đảm bảo tiến độ thi công [kể cả việc thay thế hoặc sửa đổi những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng kinh tế nếu cần thiết].
  • Giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu, tổng quyết toán xây dựng phần công trình đã hoàn thành trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo nội dung nêu trên thì Ban Quản lý dự án được thành lập với nhiệm vụ chính để: giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng và thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.

3. Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án:

  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật xây dựng năm 2014, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng năm 2014.
  • Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.
  • Thực hiện tư vấn quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật xây dựng năm 2014.

Tạm kết

Một dự án xây dựng có được triển khai, hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng mục tiêu và các tiêu chí về tính hiệu quả kinh tế, tính hợp pháp… hay không phụ thuộc rất nhiều vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và việc Ban Quản lý thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. 

Các nội dung tìm kiếm khác liên quan đến “Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng”

Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Ban quản lý dự án xây dựng chuyên ngành
Mô hình Ban quản lý dự án xây dựng Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự an
Ban quản lý dự án xây dựng một dự án Ban quản lý dự án, cấp xã gồm những ai
Ban quản lý dự án của chủ đầu tư Sơ đồ tổ chức Ban quản lý dự án
 

Nhận tư vấn về AMIS Công Việc phần mềm quản lý dự án xây dựng tốt nhất hiện nay công cụ đắc lực cho các dự án xây dựng:

  • TAGS
  • quản lý dự án xây dựng

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN QLDA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

1. Chức năng

Chức năng của Ban Quản lý Dự án quy định tại Khoản 2 Điều 63 của Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể như sau:

- Làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, trừ các trường hợp do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tổ chức khác làm chủ đầu tư;

- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn để đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan;

- Thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án theo quy định tại Điều 8  Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng;

- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư;

- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý Dự án thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Luật Xây dựng năm 2014, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, cụ thể:

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư gồm:

+ Lập kế hoạch dự án: Lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó phải xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;

+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: Thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc chuẩn bị dự án khác;

+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án: Thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng [theo phân cấp]; chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư [nếu có] và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;

+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: Tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;

+ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: Tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban quản lý dự án theo quy định;

+ Các nhiệm vụ hành chính, điều phối và trách nhiệm giải trình: Tổ chức văn phòng và quản lý nhân sự Ban quản lý dự án; thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý; thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án gồm:

+ Tổ chức thực hiện các nội dung quản lý dự án theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Luật Xây dựng năm 2014;

+ Phối hợp hoạt động với tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án để bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường;

+ Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ đầu tư giao hoặc ủy quyền thực hiện.

- Nhận ủy thác quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu, phù hợp với năng lực hoạt động của mình.

- Giám sát thi công xây dựng công trình và các hoạt động tư vấn khác khi đủ điều kiện năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Tham gia tư vấn quản lý các dự án khác khi có yêu cầu.

3. Cơ cấu tổ chức

a] Các chức danh chủ chốt của Ban Quản lý Dự án:

Các chức danh chủ chốt của Ban Quản lý Dự án gồm: Giám đốc, không quá 03 Phó Giám đốc, Kế toán trưởng.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.

b] Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý Dự án:

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý Dự án có 05- 06 Phòng, gồm:

- Văn phòng Ban Quản lý Dự án [thực hiện cả nhiệm vụ kế hoạch, tổng hợp];

- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định;

- Phòng Tài chính - Kế toán;

- Phòng Điều hành dự án 1;

- Phòng Điều hành dự án 2;

- Phòng Dịch vụ tư vấn.

Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Giám đốc Ban Quản lý Dự án quyết định theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp quản lý cán bộ, viên chức của tỉnh. Trường hợp khối lượng công việc ít thì chỉ thành lập một phòng Điều hành dự án.

Nguồn: Quyết định số 3343/QĐ-UBND ngày 22/9/2017

Video liên quan

Chủ Đề