Mã vùng 92 ở đâu

Câu hỏi: Xin cho hỏi ký hiệu biển số xe số 92 là của tỉnh nào ở nước ta? Xe ô tô không gắn biển số theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Xem Ký hiệu Biển số xe của tất cả các tỉnh, huyện trong nước

Biển số xe 92 là của tỉnh nào?

Căn cứ quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA thì ký hiệu biển số xe số “92” là của tỉnh Quảng Nam.

Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp với các tỉnh Thừa Thiên – Huế [biển số xe 75], thành phố Đà Nẵng [biển số xe 43], tỉnh Quảng Ngãi [biển số xe 76], tỉnh Kon Tum [biển số xe 82], giáp Biển Đông và một phần giáp với nước bạn Lào.

Ký hiệu biển số xe máy của các thành phố, thị xã, huyện thuộc tỉnh Quảng Nam cụ thể như sau: Thành phố Tam Kỳ: 92B1; Thành phố Hội An: 92C1; Thị xã Điện Bàn: 92D1; Huyện Thăng Bình: 92H1; Huyện Bắc Trà My: 92V1; Huyện Nam Trà My: 92X1

Huyện Núi Thành: 92N1; Huyện Phước Sơn: 92P1; Huyện Tiên Phước: 92M1; Huyện Hiệp Đức: 92K1; Huyện Nông Sơn: 92Y1; Huyện Đông Giang: 92T1; Huyện Nam Giang: 92S1; Huyện Đại Lộc: 92E1; Huyện Phú Ninh: 92L1; Huyện Tây Giang: 92U1; Huyện Duy Xuyên: 92F1; Huyện Quế Sơn: 92G1

Ký hiệu biển số xe ô tô của tỉnh Quảng Nam: 92A, 92B, 92C, 92D, 92LD

Quảng Nam nổi tiếng với Phố Cổ Hội An, hằng năm thu hút hàng triệu lượt khác du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu. Phố Cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.

Ngoài ra, Quảng Nam còn có rất nhiều địa điểm tham quan, du lịch, tìm hiểu lịch sử khác như Thánh địa Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, biển Cửa Đại, tượng đài mẹ Thứ [di tích tưởng niệm người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ],…

Sau đây là một số địa điểm du lịch nổi tiếng mà du khách có thể ghé thăm khi đến với Quảng Nam:

Phố cổ Hội An: Phố cổ Hội An chắc chắn là địa điểm du lịch không thể không đến trong hành trình khám phá Quảng Nam. Hội An là một trong hai di sản văn hoá thế giới của tỉnh Quảng Nam với những giá trị văn hoá và kiến trúc cổ còn được gìn giữ nguyên vẹn qua năm tháng.

Du khách sẽ cảm thấy vô cùng thư thái và bình yên khi tản bộ trên những con phố với những bức tường vàng cổ kính với hai bên là những ngôi nhà mái ngói nhỏ xinh mang kiến trúc giao thoa đặc sắc và những góc bằng lăng tím rực cả khu phố.

Thánh địa Mỹ Sơn: Là một niềm tự hào của người dân Quảng Nam, sở hữu hơn 70 đền tháp cổ theo kiến trúc Chăm được xây dựng từ thế kỷ 4. Trong đó, 20 đền tháp vẫn gìn giữ được vẻ đẹp hoang sơ ban đầu như tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, tháp Khương Mỹ,… Đây đều là những tuyệt tác kiến trúc cực kì độc đáo của một nền văn hoá Chăm-pa lâu đời. Thánh địa Mỹ Sơn đã được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Cù Lao Chàm: Cù Lao Chàm có khí hậu mát mẻ quanh năm, những rặng san hô đẹp ngây ngất cùng nguồn hải sản dồi dào phong phú – là một khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Cù Lao Chàm chắc chắn sẽ thu hút những du khách yêu thích khám phá vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của biển. Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hào hứng như: chèo kayak, lặn ngắm san hô, nhảy dù,…

Bãi biển Cửa Đại: Là một trong những bãi biển hấp dẫn nhất với làn nước xanh trong bên bãi cát trải dài trắng mịn. Đến đây, hãy hòa mình vào làn nước mát và không gian mát mẻ sảng khoái để quên đi bao mệt mỏi nhọc nhằn của cuộc sống bận rộn hàng ngày.

Khu di tích danh thắng quốc gia Hồ Phú Ninh: Hồ Phú Ninh là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Quảng Nam. Với khí hậu mát mẻ, rừng nguyên sinh rộng lớn và hơn 20 đảo lớn cùng mỏ nước khoáng tự nhiên, bạn sẽ được hòa mình trong không gian thiên nhiên xanh mát và tham gia nhiều trò chơi, hoạt động ngoài trời thú vị.

Tượng đài mẹ Thứ: Tượng đài Mẹ Thứ được xây dựng tại xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ với quy mô lớn nhất Đông Nam Á, tượng đài mẹ Thứ là di tích tưởng niệm người mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Tượng làm bằng đá hoa cương khắc hình dáng người Mẹ như đang mở rộng vòng tay ôm trọn che chở những đứa con của đất nước.

Làng gốm Thanh Hà: Là nơi bạn có thể ngắm nhìn những sản phẩm gốm mỹ nghệ tinh xảo được làm nên từ bàn tay khéo léo và tài hoa của những nghệ nhân xứ Thanh Hà. Ngoài ra, du khách cũng có thể tự tay làm nên những sản phẩm cho riêng mình.

Xe ô tô không gắn biển số bị phạt bao nhiêu?

Khoản 3 Điều 16 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới

…3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”

Như vậy: Xe cơ giới phải gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong đó theo quy định tại tại Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì xe cơ giới bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Đồng nghĩa, xe ô tô phải gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trường hợp không gắn biển số là hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt.

Theo đó, tại Điểm b Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 16…

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

…b] Điều khiển xe không gắn biển số [đối với loại xe có quy định phải gắn biển số];”

Như vậy: Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không gắn biển số theo quy định của pháp luật giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.

Biển số xe 92 thuộc về Quảng Ngãi - một trong những vùng đất địa linh nhân kiệt sản sinh ra nhiều kỳ tài trong lịch sử Việt Nam.

Biển số xe 92 ở đâu? Ảnh minh họa

Biển số xe 92 cấp cho xe của Quảng Nam. Quảng Nam luôn mang đến những cảm nhận thú vị riêng chính bởi vẻ đẹp từ chiều sâu giá trị văn hóa và nét giản dị nhưng rất phóng khoáng của con người và thiên nhiên, nơi giao thoa những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa …

Quảng Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi. Nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng - Trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo của miền Trung; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông; cách Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 01 giờ bay.

Nằm ở trung tâm của khu vực ASEAN, trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác thuộc khu vực ASEAN.

Quảng Nam có khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế.

Biển 92 Quảng Nam tự hào là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 di sản văn hóa thế giới là Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An.

Đó là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lưu dấu một thời huy hoàng của các vị vua Chăm. Có thể nói, đền tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ Chămpa. Cho đến nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, kỹ thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chàm vẫn còn là một ẩn số. Điều này góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du khách đến thăm.

Đô thị cổ Hội An - nơi “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa”, nơi tụ cư, hỗ cư và hợp cư của nhiều sắc thái văn hóa của người Việt, người Hoa, người Nhật Bản và người châu Âu … từ thế kỷ XVI. Hội An là một trong số rất ít những đô thị được bảo tồn tương đối nguyên vẹn với một tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng.

Vùng đất Quảng Nam là nơi có độ đậm đặc về di sản văn hoá Chăm nhiều nhất nước ta - là một nền văn hoá mang nhiều bí ẩn trong cả sinh hoạt đời thường và trong cả nghệ thuật kiến trúc. Điều này đã hấp dẫn không ít du khách quốc tế đến với Việt Nam.

Tiếp nhận nền văn hóa Champa, và ngay sau đó, từ rất sớm, con người trên vùng đất mới Quảng Nam là những người Việt đầu tiên tiếp xúc với văn hóa phương Tây, qua các nhà buôn, các giáo sĩ; rồi đến người Hoa, người Nhật, qua cửa khẩu Hội An. Sự giao lưu với nhiều luồng văn hóa khác nhau ấy đã để lại những dấu ấn đậm nhạt khác nhau trên mọi mặt sinh hoạt xã hội, thể hiện trong các hình thái văn hóa dân gian.

Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội. Lễ hội ở Quảng Nam hết sức phong phú và đa dạng.

Các lễ hội của người dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo,... tất cả đều mang yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; để ngợi ca những bậc tiền nhân; hướng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc và thể hiện khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của con người nơi đây.Tiêu biểu như lễ hội Bà Thu Bồn [12 tháng 2 âm lịch]: Bà vốn là một nữ thần Chăm mà người Việt vẫn thờ cúng và kính cẩn gọi là Bồ Bồ phu nhân ; lễ tế cá Ông tại những làng có đền, miếu thờ "Ông": Người Chăm và người Việt ở miền Trung từ lâu đã xem "Ông" [cá voi] là ân nhân của dân chài và những tàu thuyền gặp nạn trên biển ; sau phần tế lễ luôn luôn có hát bả trạo, hát bội, hát hò khoan…

Văn hóa Quảng Nam thì cũng phải nhắc tới kho tàng văn nghệ dân gian của nó với vè Quảng, hò đi cấy, hò xay lúa, hò tát nước, hò giã gạo, hò giã vôi, hò đạp xe nước, hò khoan, hò ba lý, hát bã trạo, hát nhân ngãi, hô bài chòi với thổ ngữ và cái giọng Quảng chắc nịch, đậm đà….

Mảnh đất làm nên tính cách người Quảng: cần kiệm, dè sẻn mà lại phóng khoáng, vui tươi, mộc mạc mà đậm chất nghĩa tình. Tiếng Quảng Nam cũng thế không khoa trương, hoa mỹ, đẹp đẽ như tiếng nói bao vùng miền mà bình dị, gần gũi như người nông dân suốt ngày gắn bó với ruộng đồng lem luốc bùn.

Giọng Quảng không ngọt ngào, sắc sảo và đầy chất nhạc như tiếng Hà Nội. Giọng Quảng cũng chẳng tha thiết, dịu dàng và giàu ân tình như tiếng Huế. Giọng Quảng lại đặc biệt với cách phát âm “vụng về” và quê một cục” không lẫn vào đâu được nhưng đối với người Quảng lại thân thiết như máu thịt, như tâm hồn hòa lẫn giữa đất và người. Vì chỉ có người Quảng mới biết, đó là hồn đất nơi đây.

Các món ăn đất Quảng đi vào đời sống, vào câu ca dao dân ca, vào tâm linh - tâm hồn người Quảng Nam. Những món ăn từ dân dã đến cầu kỳ mà từ cách ăn đến cách chế biến cũng như Từ con cá nục cuốn bánh tráng, rau muống chấm nước mấm “gin” [nguyên chất], cái bánh bèo con con, đến món mì Quảng sợi vàng óng ánh, con bò thui bên trong nhét lá ổi, lá sả thơm phức, cao lầu Hội An, bê thui Cầu Mống, bánh tráng cuốn thịt heo, giò ốc, ốc vú nàng, bánh vạc, bánh bao,bánh tổ, cá chuồn nướng ớt xanh [Núi Thành], cháo lươn xanh [cháo lươn gạo si], bánh tổ hương vị Tết Quảng Nam, gà đèo Le…đã làm nên nét riêng của vùng đất này.

Mì Quảng là món ăn dân dã, quen thuộc với người dân Hội An nói riêng và người dân Quảng Nam nói chung. Trên thế giới, mì Quảng được công nhận là 1 trong 12 món ăn Việt Nam có giá trị ẩm thực châu Á, không thua gì phở Bắc, bún bò Huế, hủ tiếu Mỹ Tho.

Vùng đất học, đất khoa bảng

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Đất Quảng Nam được coi là vùng “đất học”, “đất khoa bảng”. Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài học rộng, đỗ cao, quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc qua các thời kỳ, những con người làm rạng danh đất Quảng như: Phạm Phú Thứ, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Hoàng Diệu, Nguyễn Duy Hiệu,Trần Cao Vân.

Từ đầu Triều Nguyễn, tại Quảng Nam đã hình thành một trung tâm văn học được coi là đứng thứ hai của đất nước sau đất Tràng An.

Biển số xe 92 ở đâu – áp dụng cho xe mô tô

Thành phố Tam Kỳ 92-B1 XXX.XX Thành phố Hội An 92-C1 XXX.XX 92-H1 XXXX Thị xã Điện Bàn 92-D1 XXX.XX Huyện Thăng Bình 92-H1 XXX.XX 92-H6 XXXX 92-N7 XXXX 92-L8 XXXX Huyện Bắc Trà My 92-V1 XXX.XX Huyện Nam Trà My 92-X1 XXX.XX Huyện Núi Thành 92-N1 XXX.XX 92-L1 XXXX 92-R1 XXXX Huyện Phước Sơn 92-P1 XXX.XX Huyện Tiên Phước 92-M1 XXX.XX. 92-H9 XXXX Huyện Hiệp Đức 92-K1 XXX.XX Huyện Nông Sơn 92-Y1 XXX.XX Huyện Đông Giang 92-T1 XXX.XX Huyện Nam Giang 92-S1 XXX.XX 92-L3 XXXX Huyện Đại Lộc 92-E1 XXX.XX 92-H3 XXXX 92-S3 XXXX Huyện Phú Ninh 92-L1 XXX.XX 92-H8 XXXX Huyện Duy Xuyên 92-F1 XXX.XX 92-H4 XXXX Huyện Quế Sơn 92-G1 XXX.XX 92-H5 XXXX.

 

Biển số xe 47 ở đâu – Biển số xe 47 thuộc về tỉnh Đắk Lắk ,địa danh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên. Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống.

 

Biển số xe 43 ở đâu – Biển số xe 43 thuộc về thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội khu vực miền Trung.

 

Biển số xe 15-16 của thuộc về Hải Phòng - Thành phố cảng phía Bắc đã nổi tiếng với tên gọi thành phố Hoa Phượng đỏ.

Video liên quan

Chủ Đề