Bán hàng hóa không có trong đăng ký kinh doanh năm 2024

Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp chi tiết các thông tin về Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa để Quý khách hàng nắm bắt một cách khái quát nhất.

1. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa là gì?

Bán hàng hóa không có trong đăng ký kinh doanh năm 2024
Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa là gì?

Theo quy định của pháp luật thương mại, Mua bán hàng hoá được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

Do vậy, trước khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa là một loại chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh này.

2. Trường hợp nào phải có Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa?

* Cơ sở thực hiện kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa phải xin cấp Giấy phép tại các trường hợp sau đây

Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa (trừ trường hợp thuộc điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ/CP).
  • Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
  • Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này.
  • Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành.
  • Các hoạt động cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch v

* Lưu ý: Tổ chức kinh tế có cơ sở bán lẻ tại Việt Nam, sau khi nhận vốn góp trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư, phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

* Đối với các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa, cơ sở kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Hồ sơ chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ sau:

* Chủ thể đăng ký là nhà đầu tư trong nước

  1. Giấy tờ đề nghị việc đăng ký hoạt động kinh doanh được ký bởi đại diện pháp luật cho doanh nghiệp.
  2. Bản dự thảo về điều lệ doanh nghiệp được ký trong mỗi trang bởi toàn bộ người được đại diện pháp luật và những cổ đông sáng lập hay bởi người được đại diện dựa vào sự ủy quyền từ các cổ đông sáng lập.
  3. Bản sao được công chứng (hộ chiếu/ căn cước công dân) đối với những cổ đông hay thành viên.
  4. Bản danh sách về các thành viên, cổ đông sáng lập.

* Chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
  2. Bản giải trình (kế hoạch tài chính; tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh; Kế hoạch kinh doanh; ...).
  3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
  4. Bản sao các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

3. Trường hợp nào không phải cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cở sở thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa không phải thực hiện thủ tục đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

* Thứ nhất, chủ thể là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

* Thứ hai, chủ thể là nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ/CP => cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

4. Không có giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa thì bị xử lý như thế nào?

Bán hàng hóa không có trong đăng ký kinh doanh năm 2024
Không có giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa thì bị xử lý như thế nào?

Mức xử phạt theo quy định về trường hợp không có Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP được quy định như sau:

  • Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký => Mức phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng và Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh => phạt tiền từ 50 - 100 triệu đồng.
  • Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh => phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng.
  • Vẫn thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền hoặc Không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc trường hợp phải đăng ký => phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.
  • Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng => phạt tiền 10 - 20 triệu đồng.
  • Tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký => phạt tiền 5 - 10 triệu đồng.

\=> Do vậy, mức phạt tiền cao nhất đồi với cơ sở kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa mà không có giấy phép là 100 triệu đồng theo quy định pháp luật nêu trên.

5. Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa

Tùy thuộc vào chủ thể trong nước hay ngoài nước, thẩm quyền cấp giấy phép hiện nay sẽ được quy định khác nhau:

  • Đối với nhà đầu tư trong nước: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có trụ sở của doanh nghiệp sẽ có thẩm quyền cấp Giấy phép.
  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Bộ Công thương.

6. Thu hồi giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa

Giấy phép kinh doanh bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của dự án có mục tiêu hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bị thu hồi.
  • Nội dung kê khai trong hồ sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh là giả mạo.
  • Ngừng hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quá 12 tháng mà không báo cáo Cơ quan cấp Giấy phép.
  • Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định này trong 24 tháng liên tiếp.
  • Không gửi báo cáo, tài liệu, giải trình theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định này sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn theo yêu cầu.

Trong quá trình tham khảo các thông tin liên quan đến nội dung "Kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa", nếu Quý khách hàng có các vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, mong muốn sử dụng pháp lý, vui lòng liên hệ tới tại Luật Ánh Ngọc chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết nhất.