Công văn phụ cấp độc hại thiết bị trường học năm 2024

Ông Ka hỏi, trường hợp của ông có được hưởng phụ cấp độc hại như nhân viên thư viện các trường khác không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Nhân viên thư viện - thiết bị trong trường tiểu học thuộc nhóm vị trí việc làm chuyên môn dùng chung, được tuyển dụng để thực hiện nhiệm vụ công tác thư viện trường học và được áp dụng quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp độc hại, các phụ cấp khác được áp dụng như quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (tại Điều 8 và Khoản 5 Điều 20 Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập).

Theo đó, chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm viên chức làm thư viện trường học được áp dụng như quy định tại Thông tư số 26/2006/TT-BVHTT ngày 21/2/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hoá - thông tin.

Em làm việc trong phòng thiết bị trường học nhưng đến nay vẫn không hưởng được chế độ phụ cấp nào, trong khi đó ở một số nơi khác nhân viên thiết bị làm việc trong môi trường giống như em được hưởng phụ cấp (VD: TX. Long Khánh, huyện Cẩm Mỹ và nhiều nơi khác). Xin cho em hỏi theo các văn bản pháp luật qui định về trợ cấp khi làm việc trong phòng thiết bị, em có được hưởng chế phụ cấp nào không? Nếu được thì dựa vào công văn hay thông tư nào? (Nguyen Thi Loan)

  • Về nội dung câu hỏi của em chưa rõ ràng. Em chưa cho biết trình độ chuyên môn nghiệp vụ của em hiện nay là gì?. Do đó, Sở Giáo dục và Đào tạo không thể trả lời cụ thể trường hợp của em có được hưởng phụ cấp gì hay không. Một số văn bản quy định về phụ cấp đối với công việc độc hại, nguy hiểm như sau: - Công văn số 9552/TCCB ngày 26 tháng 9 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho CB, CC, VC làm việc trong phòng thí nghiệm. - Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 5 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Theo quy định tại mục III của Thông tư này thì hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm: + Công văn đề nghị của Bộ, ngành Trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. + Bản thuyết minh điều kiện lao động được cơ quan y học lao động xác nhận. Trường hợp nghề hoặc công việc đã được công nhận là nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì kèm theo danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm đã được ban hành. Hiện nay trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đang có hiệu lực thi hành, không có danh mục cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, thực hành của các trường học. Do vậy trường hợp của bạn vẫn chưa đủ điều kiện được hưởng chế độ phụ cấp độc hại. - Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg' onclick="vbclick('1005', '18519');" target='_blank'>Quyết định 244/2005/QĐ-TTg. Về đối tượng được hưởng theo quy định tại điểm b, khoản 1, mục I của thông tư này quy định như sau: + Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm. + Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP) vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo. Để thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi thống nhất trong toàn tỉnh, ngày 30 tháng 12 năm 2011, Sở Nội vụ Đồng Nai ban hành văn bản số 2412/SNV-CBCC về việc thực hiện chế độ đối với viên chức. Nội dung văn bản này xác định: Giáo viên thiết bị, thí nghiệm (kể cả giáo viên lý, hóa, sinh được bố trí phụ trách thiết bị, thí nghiệm đúng chuyên môn) ở các cấp học (bao gồm cả các trường hợp xếp mã ngạch giáo viên hoặc không xếp mã ngạch giáo viên) được hưởng chế độ ưu đãi theo đúng quy định tại điểm b, khoản 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC như các giáo viên đứng lớp. Đối với các trường bố trí giáo viên không đúng chuyên môn tạm thời được chuyển sang làm thiết bị, thí nghiệm là không phù hợp quy định đề nghị các trường rà soát lại có kế hoạch bố trí trở lại làm giáo viên theo đúng chuyên môn. Đối với các trường hợp nhân viên có bằng thiết bị, thí nghiệm (không có chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ quản lý ngành) thì trong khi chờ trung ương có hướng dẫn cụ thể tạm thời xếp ngạch hành chính (01.003,01a.003,01.004) và không được hưởng phụ cấp ưu đãi. Trường hợp nhân viên có bằng thiết bị, thí nghiệm đã có đầy đủ tiêu chuẩn của giáo viên theo quy định thì xếp ngạch giáo viên và hưởng phụ cấp ưu đãi theo đúng quy định. Trên đây là ý kiến trả lời của Sở Giáo dục - Đào tạo về nội dung câu hỏi của bạn đọc. Mong bạn đọc tham khảo và vận dụng vào trường hợp của mình. Trân trọng./.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]