Bài tập luật dân sự 1 câu hỏi tình huống năm 2024

0% found this document useful (0 votes)

2K views

9 pages

Original Title

102-câu-hỏi-nhận-đính-đúng-sai-môn-Luật-Dân-sự

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Download as docx, pdf, or txt

0% found this document useful (0 votes)

2K views9 pages

102 câu hỏi nhận đính đúng sai môn Luật Dân sự

Download as docx, pdf, or txt

Jump to Page

You are on page 1of 9

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Bài tập luật dân sự 1 câu hỏi tình huống năm 2024

TÌNH HUỐNG 1: Khi phát hiện ra con trâu lạc vào đàn trâu nhà mình, ông An đã báo cho UBND xã biết. Theo lời cán bộ UBND xã, ông An đem trâu về nhà mình nuôi giữ, chờ nguời mất trâu đến nhận lại. Ba tháng sau, ông Bình là người có con trâu bị thất lạc biết tin đã đến gặp ông An đòi lại trâu và yêu cầu ông An phải bồi thường thiệt hại vì vụ mùa vừa qua ông phải thuê trâu để cày ruộng. Ông An không đồng ý vì cho rằng ông không bắt trộm trâu và đòi ông Bình phải thanh toán tiền công và các chi phí nuôi giữ trâu ba tháng. Là Tổ viên Tổ Hoà giải, theo ông (bà) việc này nên hòa giải như thế nào?

Căn cứ giải quyết:

– Pháp luật: Điều 242, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định “Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc” như sau:“Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được”.

– Đạo lý: Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Không tham của người”, “Nhặt được của rơi, trả lại người bị mất” là một việc làm rất tốt, có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ mọi người. Đó cũng chính là bản chất thật thà, bình dị, của người Việt Nam từ ngàn xưa, nhất là phát huy tình làng, nghĩa xóm, “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” …

TÌNH HUỐNG 2: Hai anh em nhà ông Mão và ông Dậu ở kề sát nhau. Ông Dậu ở phía trong, ông Mão ở phía ngoài, hai nhà cùng chung một ngõ (đây là lối đi duy nhất vào nhà ông Dậu). Con trai ông Dậu thường xuyên tụ tập bạn bè ở đầu ngõ, dựng xe bừa bãi, gây ồn ào. Sau nhiều lần nhắc nhở em trai và cháu mình nhưng không thấy có chuyển biến gì, ông Mão đã rào ngõ lại, không cho gia đình nhà ông Dậu đi qua. Là Tổ viên Tổ Hoà giải, theo ông (bà) việc này nên hòa giải như thế nào?

Căn cứ giải quyết:

– Pháp luật: Khoản 1, Điều 275, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định “Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”, cụ thể: “Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.”

– Đạo lý: Phát huy truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tình cảm gia đình “Anh em như thể tay chân, anh em hòa thuận song thân vui vầy”; thực hiện nếp sống gia đình văn hoá, xây dựng thôn, khu phố văn hoá. “chuyện anh em trong nhà đóng cửa nhẹ nhàng bảo nhau”…

TÌNH HUỐNG 3: Nhà bà Lan và nhà ông Tư sát cạnh nhau, khi sửa nhà, bà Lan làm thêm mái tôn che mưa nhưng không làm đường thoát nước. Do vậy, mỗi khi trời mưa, nước từ mái tôn nhà bà Lan chảy sang mái bằng nhà ông Tư và thấm xuống các phòng bên dưới. Khi ông Tư yêu cầu bà Lan phải làm đường thoát nước thì bà Lan cho rằng việc nhà ông Tư bị thấm nước là do mái nhà ông đã không được xử lý chống thấm, việc này không can hệ gì tới bà. Ông Tư đã tới gặp Tổ trưởng Tổ hòa giải đề nghị giúp đỡ. Nếu được giao việc này, ông (bà) sẽ hoà giải mâu thuẫn giữa hai gia đình như thế nào?

Căn cứ giải quyết:

– Pháp luật: Điều 269, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định “Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa”, cụ thể như sau: “Chủ sở hữu nhà phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề”.

– Đạo lý: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”; “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”; Truyền thống tương thân tương trợ lẫn nhau “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”… Không nên để “cái sảy nảy cái ung”, ông bà ta từng nói “bà con xa không bằng láng giềng gần”, “tối lửa tắt đèn có nhau”…

TÌNH HUỐNG 4: Ông bà Sử có người con đẻ là anh Hà và người con nuôi là chị Lê. Ông bà Sử nhận chị Lê về nuôi từ lúc chị Lê một tuổi và đã làm thủ tục đăng ký tại UBND xã. Sau khi ông bà Sử mất, chị Lê yêu cầu được chia thừa kế tài sản của ông bà Sử để lại nhưng anh Hà không đồng ý vì cho rằng chị Lê là con nuôi của bố mẹ anh nên toàn bộ số tài sản đó thuộc quyền sở hữu của anh. Ông (bà) hãy cho ý kiến về việc làm của anh Hà và phương án hoà giải trường hợp này?

Căn cứ giải quyết:

– Pháp luật: Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 676, Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì anh Hà và chị Lê thuộc hàng thừa kế thứ nhất: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Đồng thời, khoản 2, Điều 676, Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần thừa kế di sản bằng nhau”.

– Đạo lý: “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”; “Anh em như thể tay chân, anh em hòa thuận song thân vui vầy”, không nên để những chuyện toan tính, nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi và lợi ích vật chất đánh mất đi tình cảm anh em trong một gia đình…