Bài hát dù sao cũng còn nhau nguyên văn hiên năm 2024

Sáng 15-12, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến cho biết tình trạng sức khỏe của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên đã được cải thiện tốt sau thời gia được gia đình đưa vào bệnh viên đa khoa Vạn Hạnh cấp cứu.

Từ ngày chủ nhật anh không tỉnh dậy vào buổi sáng, gia đình đã cấp tốc đưa anh vào bệnh viện. Cách đây không lâu từ TP.HCM ra Hà Nội công tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên đã bị đột quỵ và được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Bạch Mai - Hà Nội. Và lần này ông may mắn qua cơn nguy kịch.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên được giới nhạc sĩ yêu mến, do đó khi ông gặp sự cố về sức khỏe, ông được bạn bè nhạc sĩ tại TP HCM quan tâm.

Vừa qua tại cuộc gặp gỡ nhạc sĩ nhân dịp báo Người Lao Động tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc vận động sáng tác ca khúc mang chủ đề "Đất nước trọn niềm vui", ông đã đến tham dự và phát biểu, đóng góp nhiều ý kiến chân thành.

Ca sĩ Kiều Bạch - vợ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên nhiều ngày qua đã túc trực bên giường bệnh, lo lắng cho sức khỏe của chồng.

Bài hát dù sao cũng còn nhau nguyên văn hiên năm 2024

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên

Hiện tại, các bác sĩ vẫn đang tiến hành xét nghiệm để điều trị bệnh lý nền giúp nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên nhanh chóng bình phục. Ông là một mẫu người hoạt náo và quảng giao. Ông kết nối và tổ chức nhiều đợt sáng tác cho các nhạc sĩ TP HCM cũng như các tỉnh phía Nam. Ông hiện giữ chức Chi hội trưởng Chi hội sáng tác 3 thuộc Hội Âm nhạc TP HCM.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sinh năm 1953 tại Bình Định. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP HCM, ông được giữ lại để làm chuyên viên phòng công tác chính trị. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên cũng tốt nghiệp khoa sáng tác của Nhạc viện TP HCM năm 1993.

Bài hát dù sao cũng còn nhau nguyên văn hiên năm 2024

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên tham gia Ban chấp hành Hội Âm nhạc TP HCM nhiều khóa, và từng là đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên không chỉ viết tình ca, mà còn có sở trường viết nhạc thiếu nhi. Ông có ca khúc "Hổng dám đâu" được bình chọn là một trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.

Bên cạnh đam mê giai điệu, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên còn có nghề MC. Thỉnh thoảng, ông viết báo ký tên Thiên Hằng (nói lái là... Thằng Hiên).

Điều đặc biệt, với ca khúc “Chiều biên giới” ông đã tìm được người bạn đời của mình. Nguyễn Văn Hiên là một nhạc sĩ trưởng thành trong phong trào thanh niên TP. Hồ Chí Minh trong những năm đầu sau giải phóng. Ông sáng tác nhiều bài hát cổ vũ tinh thần chiến đấu, lao động sản xuất, xây dựng vùng kinh tế mới ở các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, ông còn viết nhiều ca khúc thiếu nhi, trong đó nổi bật hơn cả là ca khúc “Hổng dám đâu”.

Trong cuộc trò chuyện với ông sau cánh gà của chương trình Quán Thanh xuân, ông cho biết mình đến với âm nhạc như một sự ngẫu nhiên kỳ diệu của số phận. Một trong những món quà lớn nhất mà âm nhạc dành cho là ông đã làm quen và sau đó kết hôn với một cô ca sĩ xinh đẹp, đảm đang có cái tên rất đẹp, Kiều Bạch.

Tuổi thơ ông đắm chìm trong âm nhạc. Nhiều đêm, bạn bè của người cha tụ tập ở nhà ông để cùng hòa tấu đàn mandoline, guitar, sáo trúc... Và cũng nhiều đêm ông ngủ quên trong tiếng nhạc êm đềm bên tai. Lớn lên, ông chơi đàn mandoline, guitar, đệm nhạc trong các buổi sinh hoạt lớp hoặc liên hoan của trường nhưng chưa bao giờ nghĩ sau này sẽ trở thành nhạc sĩ. Với ông, nhạc sĩ là người ở một “cái cõi” nào đó thiêng liêng mà ông khó lòng mơ ước. Với vốn liếng ít ỏi về âm nhạc, trong phong trào sinh viên, được bạn bè động viên, ông đã mạnh dạn tập tành sáng tác những ca khúc cho bạn bè cùng hát. Và từ đó, như cái nghiệp, ông bước chân vào con đường sáng tác lúc nào không biết. Năm 1987, ông thi vào Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. 5 năm học đại học đã cho ông biết bao kiến thức và càng học ông càng thấy mình bé nhỏ trước một biển nhạc mênh mông.

Cuối tháng 7/1978, khoảng 400 sinh viên khóa A Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lên đường đến biên giới Tây Nam đào hào, đắp các tuyến đê biên giới và cắm chông. Giữa những tiếng súng rền vang đêm ngày, các bạn sinh viên đã hăng say lao động không mệt mỏi. Chính trong thời gian này ông đã sáng tác ca khúc “Chiều biên giới” và lần đầu tiên ông nghe ca khúc của mình được trình bày trên màn ảnh nhỏ của Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh qua tiếng hát của cô ca sĩ Kiều Bạch. Ông đã thấy lòng xao động, nhận ra mình đã yêu cô ca sĩ này ngay từ lần ấy.

Nhưng trong ký ức của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên thì người vợ của ông lại cho rằng ông không phải là mẫu người mà bà thích. Nhược điểm lớn nhất là ông nhỏ con quá, nhưng ông lại tạo ấn tượng bởi chính cặp mắt trong sáng và mơ màng. Sau này, vợ ông từ giã nghiệp cầm ca để làm nhà giáo. Đó cũng là một sự “hy sinh” cho gia đình, biết lùi lại để chồng tiến. “Tuy không còn là ca sĩ nhưng vợ tôi vẫn say mê âm nhạc. Những lúc làm việc nhà cô ấy lại hát những bài hát xưa của tôi. Lúc rảnh rỗi, tôi đàn cho bà xã hát những khúc tình ca gợi lại một thời đong đầy kỷ niệm”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên kể.

Có lẽ trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, “Chiều biên giới” là một bài hát đặc biệt, bởi có đến 4 nhạc sĩ cùng lấy nhan đề này. Ngoài Nguyễn Văn Hiên thì còn các sáng tác của các nhạc sĩ Trần Chung phổ thơ Lò Ngân Sủn, Thiếu tướng, nhạc sĩ Vũ Hiệp Bình và nhạc sĩ Đức Miêng. Cũng trong chương trình, nhạc sĩ đã chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Những giọt sương trắng”. Đó là bài hát được ông viết tại Lạng Sơn năm 1979 trong lần cùng đồng đội ra Bắc phục vụ chiến sĩ và bà con trong cuộc chiến tranh biên giới.

Có thể nói với những câu chuyện của thời kỳ đầy khó khăn ấy của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên đã làm đậm nét hơn chủ đề “Ơi cuộc sống mến thương” của chương trình. Và đó như để khẳng định, dù cuộc chiến đấu với kẻ thù và với cái đói khổ rất gian nan nhưng đã có một thời chúng ta lạc quan, tự tin vào sự tươi sáng của ngày mai.