Anh/ chị hiểu như thế nào về ý kiến luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

Đề số 9 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lý do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác.[…]

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

[Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn; 2017]

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2:Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”?

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: "học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào"?

Câu 4:Anh/chị có đồng tình với quan niệm: "Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường"? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến: "Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn".

Câu 2:Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt [Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam]. Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo [Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam] để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3:

- “Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào”

- Học là phương tiện tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc mình yêu thích và mong muốn.

- Khi tích lũy đủ tri thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Câu 4:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả

- Vì:

+ Mỗi nghề đều có một vị trí, ý nghĩa trong xã hội, không có nghề nào là cao quý, nghề nào là thấp hèn. Chỉ cần chúng ta lao động chân chính bằng sức của mình thì ấy chính là nghề cao quý nhất.

+ Phải quyết tâm, tâm huyết với nghề mình đã chọn, nỗ lực không ngừng để đạt được thành quả cao nhất, vươn đến đỉnh cao của nghề

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

- Ước mơ là gì? Ước mơ là những gì đó vượt ngoài tầm với, ngoài khả năng của bản thân mà chúng ta mong muốn đạt tới. Nhưng nếu nỗ lực, cố gắng hết mình ước mơ sẽ thành hiện thực.

=> Ước mơ là điều quan trọng với mỗi người, nó là mục tiêu phấn đấu, giúp chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt được mong ước đó. Và chỉ có ước mơ không thôi chưa đủ, cần phải có cách thức hành động đúng đắn thì ước mơ đó mới thành hiện thực.

*Bàn luận vấn đề

- Vì sao chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn:

+ Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó chỉ nằm trong ý nghĩa, đó là ước mơ chết nên “chẳng đưa ta đến đâu cả”.

+ Bởi vậy cần phải hành động để thực hiện ước mơ của chính mình:

=> Nếu cách thức hành động đứng đắn, nhân văn thì sẽ khẳng định được giá trị bản thân, sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho chính mình và cuộc đời.

=> Nếu cách thức thực hiện mưu mô, vụ lợi sẽ đánh mất giá trị của chính mình, bị mọi người xa lánh, bị xã hội loại trừ.

- Cách thức thực hiện ước mơ:

+ Xác định được ước mơ của mình, ước mơ phải mang tính lành mạnh, nhân văn, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

+ Đưa ra những mục tiêu, dự định và không ngừng nỗ lực phấn đấu.

+ Không nản chí, bỏ cuộc khi chưa làm hết năng lực của bản thân.

+ Tin tưởng vào chính mình.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh những người có mơ ước và cách thức thực hiện đúng đắn lại có bộ phận các bạn trẻ lười biếng, chỉ mơ ước và để đấy, không có bất cứ hành động nào thực hiện ước mơ của mình. Các bạn đang tự hủy hoại tương lai chính mình và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

- Liên hệ bản thân: em có ước mơ gì, em đã thực hiện những hành động nào để thực hiện mơ ước của mình.

Câu 2:

1. Mở bài:Giới thiệu tác, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam và nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân – mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Ông viết chân thực và xúc động về đời sống người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lý của họ - những con người gắn bó tha thiết, thủy chung với quê hương và cách mạng. Sáng lên trong tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

- Vợ nhặtlà một trong những sáng tác xuất sắc của ông. Có nhà nghiên cứu văn học đã xếpVợ nhặtvào loại gần như “thần bút”.

- Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu [1945] và được in trong tậpCon chó xấu xí[1962]. Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyếtXóm ngụ cư– được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại [1954], ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Thân bài

2.1. Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật “thị”

* Giới thiệu chân dung, lai lịch:

- Lai lịch: không rõ ràng:

+ Không tên tuổi.

+ Không gia đình, quê hương.

+ Không nghề nghiệp.

+ Không tài sản

+ Không quá khứ.

=>Trong nạn đói khủng khiếp, thân phận con người trở nên hết sức vô nghĩa.

- Chân dung:

+ Ngoại hình: Áo quần tả tơi như tổ đỉa; gầy sọp; mặt lưỡi cày xám xịt; ngực gầy lép; hai con mắt trũng hoáy

⟹ Ngoại hình thảm hại do cái đói tạo ra.

+ Ngôn ngữ, cử chỉ, hành động:

> “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá”, “Hà, ngon. Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”-> đanh đá, chua ngoa, chao chát, chỏng lỏn.

>“Ton ton chạy lại”, “liếc mắt cười tít”, “sầm sập chạy đến”, “xưng xỉa nói”, “cong cớn”, “cắm đầu ăn”, “ăn xong lấy đũa quẹt một cái”, bám lấy câu nói đùa của người ta để theo về làm vợ thật -> vô duyên, táo bạo đến mức trơ trẽn.

*Vẻ đẹp nhân vật:

* Khát vọng sống mãnh liệt:

- Khi nhìn dưới góc độ nhân bản thì tất cả hành động, cử chỉ trơ trẽn, vô duyên của thị lại là biểu hiện của khát vọng sống mãnh liệt⟶ khâm phục thị.

* Vẻ đẹp nữ tính:

- Trên đường về nhà chồng:

+ Rón rén, e thẹn:“Thị cắp cái thúng con, cái đầu hơi cúi xuống; cái nón rách tả tơi nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”

+ Ngượng nghịu:“Chân nọ ríu vào chân kia”.

=> Bẽn lẽn, thẹn thùng như bất kì cô dâu mới nào.

- Khi về đến nhà chồng:

+ Thấy gia cảnh nhà chồng:“nén tiếng thở dài”

+“Ngồi mớm ở mép giường”

- Khi gặp gỡ mẹ chồng:

+ Đứng dậy nghênh đón, lễ phép chào.

+ Ngượng nghịu cúi đầu, tay vân vê vạt áo.

+ Đứng im lắng nghe bà cụ Tứ dặn dò.

- Sáng hôm sau:

+ Dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

+ Bưng bát cháo khoán điềm nhiên và vào miệng.

=>Hiền hậu đúng mực

* Niềm tin vào tương lai:

- Đưa đến thông tin mang tính chất như định hướng để mở ra lối thoát.

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: chú trọng khắc họa cử chỉ, hành động, ngoại hình để người đọc nhận ra vẻ đẹp của thị.

2.2.Liên hệ với nhân vật Thị Nở trong tác phẩmChí Phèo– Nam Cao

* Giới thiệu tác giả Nam Cao và tác phẩmChí Phèo

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam. Tác phẩm của ông xoay quanh đề tài về người trí thức nghèo và người nông dân.

- Chí Phèolà một trong số những sáng tác đặc sắc làm nên tên tuổi của ông và đưa ông lên vị trí là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc nhất trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

* Khái quát nhân vật Thị Nở

* Chân dung, lai lịch:

- Chân dung thảm hại: xấu ma chê quỷ hờn.

- Dở hơi,“ngẩn ngơ như những người đần trong cổ tích”.

- Nghèo.

- Có dòng giống mả hủi.

⟶Không có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc cho bản thân.

⟶Bi đát, thảm hại, đáng thương, tội nghiệp.

* Vẻ đẹp tâm hồn:

- Biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc.

+ Trong đêm gặp gỡ ăn nằm với Chí Phèo, Chí Phèo bị cảm lạnh nôn mửa, Thị Nở chăm sóc ân cần cho Chí: dìu vào lều⟶ đặt nằm lên chõng⟶ nhặt nhạnh những manh chiếu rách đắp cho Chí Phèo cho khỏi lạnh rồi mới ra về.

+ Khi ra về vẫn nghĩ đến Chí Phèo, không ngủ được, thương⟶ thức dậy ý thức trách nhiệm.

+ Sáng sớm hôm sau nấu một nồi cháo hành mang cho Chí Phèo⟶ nhìn hắn toe toét cười, giục hắn ăn nóng….

⟶Ân cần, tình tứ.

⟶Thức tỉnh Chí Phèo.

- Biết khát khao hạnh phúc.

+ Sau khi ăn nằm với Chí Phèo, Thị Nở về nhà và lăn lộn không ngủ được, nghĩ đến những chuyện đã qua, nghĩ đến hai chữ“vợ chồng”và thức dậy cho mình bản năng, khát vọng hạnh phúc đã ấp ủ từ lâu.

+ Sẵn sàng vượt qua định kiến, đến ở với Chí Phèo suốt năm ngày.

+ Về hỏi ý kiến bà cô để hợp thức hóa mối quan hệ với Chí Phèo, để có hạnh phúc bình dị như bao con người bình thường khác.

2.3.Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn:

* Giống: Khắc họa vẻ đẹp con người qua vẻ đẹp về nhân phẩm, về tâm hồn. Đây cũng là chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của hai nhà văn.

* Khác:

- Kim Lân: Nhân vật của ông tìm được con đường sống cho mình.

- Nam Cao: Xây dựng nhân vật bằng bút pháp điển hình, nhân vật bị đặt ra ngoài rìa của xã hội. Nhân vật được khắc họa rõ nét qua diễn biến tâm lý.

3. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 10 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 11 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 12 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 12 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 13 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 14 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 14 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Vợ nhặt - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ nhặt - Kim Lân. Câu 1: Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

  • Soạn bài Vợ chồng A Phủ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Câu 1: - Mị là một cô gái trẻ đẹp, giàu tình yêu, khát vọng sống, là biểu tượng đẹp của người phụ nữ miền núi Tây Bắc:

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu. Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng.

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Văn số 19

Cập nhật ngày 19/03/2020 - Tác giả: Giangdh

Xem ngay đề thi thử môn văn THPT Quốc Gia năm 2020 có lời giải mẫu số 19 với bài Đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn và tác phẩm Sóng

Mục lục nội dung
  • 1. Đề thi thử
  • 2. Đáp án
Mục lục bài viết

Làm đề thi thử THPTQG môn Văn năm 2020 là một cách để học sinh lớp 12 luyện tập các dạng bài, những kiến thức đã được học để rèn luyện cho kĩ năng làm bài, phân bố hợp lí khoảng thời gian là đáng tiếc trong quá trình làm bài thi.

Cùng tham khảo đề thi thử THPT Quốc gia 2020 dành cho môn Ngữ văn mẫu số 19 cùng đáp án tham khảo dưới đây:

Đề thi thử

I. ĐỌC HIỂU [3.0 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những ước mơ xa: đến đỉnh cao nhất. Có những ước mơ gần: Một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điểu khiển đời mình nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng đươc ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác.[...]

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

[Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn- Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017; tr160]

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” ?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?

Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường. Vì sao?

II. LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến sau: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Câu 2 [5.0 điểm]

Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu qua hai khổ thơ sau:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Và:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

[Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12 - Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155-156]

Từ đó, bình luận về những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể hiện khát vọng tâm hồn của người phụ nữ

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn

I. Đọc - Hiểu

Câu 1: phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận

Câu 2: Theo tác giả “chúng ta không thèm khát vị trí cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” vì mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đáng được ghi nhận

Câu 3: Câu "học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào" được hiểu là:

- Học là con đường tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc yêu thích và mong muốn

- Khi tích lũy đủ kiến thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ r

Câu 4: Các em đưa ra quan điểm của mình, đồng tình hoặc không đồng tình sau đó đưa ra lập luận để bảo vệ cho quan điểm đó

Ví dụ:

  • Mỗi nghề đều có một vị trí ý nghĩa xã hội
  • Phải có tâm huyết, nỗ lực với nghề mà mình đã chọn

II. Làm văn

Câu 1: Hướng dẫn làm bài

- Giải thích: Ước mơ chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

- Vì sao chỉ cách thức mà bạn thực hiện mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn

  • Ước mơ mà không hành động thì ước mơ đó không có ý nghĩa, ước mơ chết.
  • Cần có những hành động đúng đắn, nhân văn để thực hiện ước mơ và khẳng định bản thân.

- Cách thực hiện ước mơ:

  • Xác định ước mơ
  • Đưa ra mục tiêu phấn đấu và không ngừng nỗ lực.
  • Tin tưởng bản thân

- Mở rộng

  • Trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.
  • Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn. Cần có những suy nghĩ và hành hành đông tích cực để thực hiện ước mơ

- Kết

  • Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.
  • Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

Câu 2: Gợi ý làm bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm Sóng và vấn đề cần nghị luận

- Phân tích từng khổ thơ để làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu

+/ Khổ 1: Mở đầu bài thơ tác giả soi mình vào sóng để thấy được những nét tương đồng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

- Xuân quỳnh đã rất tinh tế khi quan sát các tính chất của thực thể sóng: dữ dội; dịu êm; ồn ào; lặng lẽ. Hai cặp tính từ mang sắc thái tương phản được đặt liền kề cho thấy trong bản thân thực thể luôn tồn tại nhiều đối cực khác nhau; khi hiền hòa dịu êm, khi lại mạnh mẽ, ồn ào. Mượn hình ảnh sóng nhà thơ muốn nói lên nỗi niềm, tính khí thất thường của người phụ nữ trong tình yêu: khi nhiệt huyết đắm say khi lại giận hờn, trầm lặng. Tình yêu là thế, luôn chứa đựng biết bao cung bậc những xúc cảm thật khó lí giải. Tình yêu khiến cho bản tính con người vì thế cũng có sự giao hòa đan xen khác lạ.

- Để rồi khi đến những câu thơ thứ hai, không kìm nén được cảm xúc người phụ nữ đã xé tan mọi rào cản để vươn mình đến với cánh cửa của tình yêu đích thực:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

+/ Khổ 2: Đoạn thơ thể hiện khát vọng của tác giả muốn hòa cái tôi nhỏ bé vào cái chung rộng lớn [mơ ước được “tan ra” như trăm con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và tình yêu của mình]

+ Ước muốn bất tử hóa tình yêu, để tình yêu luôn còn mãi với thời gian [để ngàn năm còn vỗ”]

=> Khát vọng tình yêu cao cả, mãnh liệt và đầy nữ tính của một trái tim tha thiết yếu thương.

- Tương đồng và khác biệt: Hai khổ thơ thể hiện ấn tượng, sâu sắc những biểu hiện đẹp đẽ, quý giá về cảm xúc và khát vọng của tâm hồn người phụ nữ khi sống trong tình yêu qua tiếng lòng của Xuân Quỳnh, một tâm hồn giàu trắc ẩn và khát vọng yêu thương; Cách dùng hình tượng sóng theo nghĩa ẩn dụ sâu sắc kết hợp cách dùng từ ngữ tương phản hiệu quả, phép nhân hóa sống động, hai khổ thơ gợi rõ những chiều sâu cảm xúc của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu…

- Bình luận những sáng tạo tài hoa của nhà thơ Xuân Quỳnh qua việc thể hiện khát vọng tâm hồn của người phụ nữ:

+ Xây dựng hình tượng sóng: với sự xuất hiện đột ngột ở khổ đầu với sự vận động đối cực, với thủy trình vươn ra biển rộng… để ẩn dụ cho trạng thái cảm xúc sâu sắc, giàu cung bậc hướng tới khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn của người phụ nữ: khao khát được sống với cảm xúc sâu sắc, mãnh liệt của tình yêu, với cuộc đời rộng mở, trong tình yêu lớn lao, đẹp đẽ…; với sự hóa thân trường tồn vĩnh cửu trên biển trong khổ cuối để ẩn dụ cho khát vọng tâm hồn của người phụ nữ: khao khát được yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, bền bỉ…

+ Mượn hình tượng sóng có tính quy luật, sự vận động có nhịp điệu phong phú, để gợi rõ tiếng lòng và nhịp đập trái tim đầy khát vọng đẹp đẽ của tâm hồn của người phụ nữ…nhấn mạnh đó là vẻ đẹp giàu phẩm chất của một tâm hồn.

----------------

Trên đây là mẫu đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn số 19 với những dạng câu hỏi, dạng bài thường được ra trong các kì thi. Còn rất nhiều những bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Văn thuộc của các tỉnh trên cả nước luôn được chúng tôi cập nhật liên tục để các em tham khảo tại đây!

Đề và đáp án bài thi HKI, môn Ngữ văn 12, năm học 2019 - 2020

Đọc bài Lưu

Đề và đáp án bài thi HKI, môn Ngữ văn 12, năm học 2019 - 2020

SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019 – 2020

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN: NGỮ VĂN KHỐI 12

THỜI GIAN: 90 PHÚT

[Không kể thời gian giao đề]

I. PHẦN ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có người mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, thực ra, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. [...]

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

[Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn; 2017; trang 160-161]

Câu 1. [0.5 điểm] Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. [1.0 điểm] Theo tác giả, vì sao “ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả”?

Câu 3. [1.0 điểm] Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?

Câu 4. [0.5 điểm] Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN [7.0 điểm]

Câu 1 [2.0 điểm]

Từ nội dung phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Câu 2 [5.0 điểm]

Có ý kiến cho rằng: Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.

Anh, chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nhận định trên.

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

[Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr 109].

-------------------------

SỞ GD & ĐT CÀ MAU ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Trường THPT Phan Ngọc Hiển MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Nghị luận.

0,5

2

- Theo tác giả, chỉ có cách chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

- Hoặc: Phải biến ước mơ thành hiện thực mới giúp con người trưởng thành, đạt được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

1,0

3

Học sinh có thể trình bày nhiều cách hiểu khác nhau, song cần lí giải hợp lí.

- Có thể lí giải theo hướng sau: Tác giả nêu một trong những mục đích của việc học:

+ Học để đạt được ước mơ của mình một cách tốt nhất [học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất].

+ Đảm bảo cuộc sống [cho bản thân thu nhập].

1,0

4

- Đồng tình với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

- Lí giải:

+ Chúng ta là những người bình thường, nhưng luôn cần cố gắng vươn lên trong cuộc sống, nhất là trong nghề nghiệp của mình để khẳng định giá trị bản thân, đảm bảo các nhu cầu cho cuộc sống, để cống hiến...

+ Ai không nỗ lực vươn lên sẽ thất bại, tụt hậu, đánh mất các giá trị của chính mình...

0,5

II

LÀM VĂN

7,0

1

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Chính quá trình biến ước mơ thành hiện thực mới giúp con người trưởng thành, hoàn thiện bản thân, cống hiến và nhận được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

1,0

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ: Chính quá trình biến ước mơ thành hiện thực mới giúp con người trưởng thành, hoàn thiện bản thân, cống hiến và nhận được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích từ ngữ:

+ Cách thức mà bạn thực hiện ước mơ: quá trình học hỏi, tích lũy, phấn đấu để đạt được điều mong muốn.

+ Đưa bạn đến nơi bạn muốn: giúp bạn có được thành công thực sự, đạt được những giá trị tốt đẹp, cống hiến được cho cộng đồng...

- Cả câu: Chính quá trình biến ước mơ thành hiện thực mới giúp con người trưởng thành, hoàn thiện bản thân, cống hiến và nhận được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

- Khẳng định ý kiến đúng. Vì:

+ Ước mơ mãi chỉ là ước mơ nếu ta không phấn đấu học tập, hành động biến ước mơ thành hiện thực. Dám thực hiện ước mơ là dám đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách...

+ Quá trình thực hiện ước mơ là quá trình tích lũy tri thức, kĩ năng sống, các mối quan hệ, các giá trị sống... làm con người trưởng thành hơn.

[Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh].

- Bàn luận mở rộng vấn đề

+ Có những người dù chưa đạt được ước mơ nhưng kiên trì, phấn đấu không từ bỏ vẫn đáng được vinh danh, tôn trọng.

+ Phê phán kiểu người mơ ước viển vông hoặc không dám dấn thân thực hiện ước mơ hoặc không dám mơ ước...

[Lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh]

- Bài học nhận thức và hành động

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,25

2

Phân tích đoạn thơ để làm rõ nhận định Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định vấn đề cần nghị luận

Phân tích đoạn thơ để làm rõ Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn luôn dễ đi vào lòng người.

0,5

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận

Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

* Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, bài thơ Việt Bắc, đoạn thơ và luận đề.

0,5

* Phân tích đoạn thơ

Học sinh có thể phân tích theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Giải thích ý kiến:

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc là hai đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Nó được thể hiện rất rõ trong 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc.

- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết là giọng thủ thỉ tâm tình; giọng của tình thương mến; đằm thắm, réo rắt, ngân nga, sâu lắng. Bài thơ nói chung, đoạn thơ nói riêng, nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng, lời của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự, cảm xúc. Nó tạo nên âm hưởng trữ tình sâu đậm cùa khúc hát ân tình.

- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc

+ Thể thơ: Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo.
+ Kết cấu: theo lối đốì đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca

+ Ngôn ngữ; dung dị, sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình - ta” linh hoạt.

+ Hình ảnh: gần gũi, quen thuộc, tự nhiên: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; áo chàm đưa buổi phân li, cầm tay nhau…

+ Nhạc điệu: ngọt ngào, lắng sâu, da diết, được tạo bởi thể thơ lục bát với cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh rất nhịp nhàng, hài hoà.

Chứng minh nhận định

- Bốn câu đầu là lời ướm hỏi của Việt Bắc:

+ Hai câu hỏi được láy đi, láy lại “Mình về mình có nhớ ta?”, “Mình về mình có nhớ không?” cho thấy một niềm day dứt khôn nguôi của kẻ ở. Hỏi và nhắc đến “mười lăm năm ấy” là quãng thời gian kháng chiến gian khổ, chiến khu Việt Bắc đã cưu mang, đùm bọc, chở che cho cán bộ, là căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Hình ảnh “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” ngầm gợi đạo lí thuỷ chung, truyền thống ân nghĩa. Đây không phải là những câu hỏi thông thường mà là lời của tình sâu nghĩa nặng.

+ Nhịp thơ lục bát đều đặn, hài hoà tạo nên âm hưởng da diết, lắng sâu, xoáy vào lòng người đi.

- Bốn câu sau là nỗi niềm, tâm trạng của người cán bộ kháng chiến về xuôi:

+ Trước nỗi niềm của kẻ ở, người đi im lặng trong trạng thái trữ tình sâu lắng để tri âm “tiếng ai” ngân nga, đồng vọng trong lòng mình. Sự hô ứng ngôn từ [“thiết tha”- “tha thiết”] đã tạo nên mạch ngầm đồng vọng của tiếng nói tri âm. Hình ảnh “cầm tay nhau” hàm chứa nhiều cảm xúc.

+ Những từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” đặt trong nhịp chẵn 4/4 và sự đối xứng của hình ảnh thơ “bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”, diễn tả cảm xúc day dứt trong lòng người đi.

+ Nhịp chẵn lục bát đang đều đặn 2/2/2, 4/4 bỗng đổi thành 3/3/2 ở câu cuối đoạn thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” rất phù hợp với việc diễn tả sự bối rối trong lòng người.

+ Kết cấu đối đáp, cách xưng hô mình - ta khiến cho cuộc chia tay giữa Việt Bắc và những người cán bộ kháng chiến giống như cuộc chia tay của một đôi bạn tình có nhiều gắn bó sâu sắc, lưu luyến bịn rịn không nỡ rời xa.

+ Ngôn ngữ quen thuộc, hình ảnh thơ gần gũi, lối diễn đạt dung dị khiến cho lời thơ như những lời thủ thỉ, tâm tình. Cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh hài hoà tạo nên nhạc điệu ngân nga, réo rắt, da diết, lắng sâu.

2,0

Bình luận:

Bài thơ nói chung, đoạn thơ nói riêng viết về một sự kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại, viết về nghĩa tình cách mạng nhưng với giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc đã làm cho nó không hề khô khan mà ngược lại rất dễ đi vào lòng người, khơi dậy nhiều rung động sâu sắc cho độc giả. Cũng chính nhờ đặc điểm này mà Việt Bắc không chỉ là một bản hùng ca tráng lệ, nó còn là một bản tình ca tha thiết, sâu lắng, ngọt ngào.

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

0,5

TỔNG ĐIỂM: 10,0

------------------------HẾT----------------------------

Nguồn:Tổ Văn, Trường THPT Phan Ngọc Hiển Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [448.21 KB, 4 trang ]

ĐỀTHITHAMKHẢOSỐ25
BÀITHIMÔN:NGỮVĂN
Thờigianlàmbài:120phút[khôngkểthờigianphátđề]
I.ĐỌCHIỂU[3,0điểm]
Đọcđoạntríchsau:
Mỗingườiđềuphảileolênnhữngbậcthangđờimình.Cónhữngmơướcxa:đến
đỉnhcaonhất.Cóngườiướcmơgần:mộthaibậc,rồisauđó,mộthaibậctiếptheo.
Cóngườicứlặnglẽtiếnbướctheomụctiêucủamình,gạtbỏmọithịphi.Cóngười
đichudumộtvòngthiênhạ,nếmđủ đắngcayrồimớichịutrở về với ướcmơ ban
đầu[…].Tôinhậnrarằng, ướcmơchẳngđưatađếnđâucả,chỉ cócáchthứcmà
bạnthựchiệnướcmơmớiđưabạnđếnnơibạnmuốn.
[.....]Nếutấtcảđềulàdoanhnhânthànhđạtthìaisẽquétráctrênnhữngđường
phố?Nếutấtcảlàbácsĩnổitiếngtrênthếgiớithìaisẽlàngườidọnvệsinhbệnh
viện?Nếutấtcảđềulànhàkhoahọcthìaisẽlàngườitướinướcnhữngluốngrau?
[...]
Phầnđôngchúngtacũngsẽlàngườibìnhthường.Nhưngđiềuđókhôngthểngăn
cản chúngta vươn lên từng ngày.Bởi luôncó một đỉnh caocho mỗinghề bình
thường.
[PhạmLữÂn,Nếubiếttrămnămlàhữuhạn,
NXBHộinhàvăn,2017]
Thựchiệncácyêucầu:
Câu1.Xácđịnhphươngthứcbiểuđạtchínhcủađoạntrích.
Câu2.Emhiểuthếnàovềcâunói:“ướcmơchẳngđưatađếnđâucả,chỉ cócách
thứcmàbạnthựchiệnướcmơmớiđưabạnđếnnơibạnmuốn”?
Câu3.Việctácgiả nhắcđếnnhữngdoanhnhânthànhđạt,nhữngngườiquétrác,
nhữngbácsĩnổitiếng,nhữngngườidọnvệsinhcóýnghĩagì?
Câu4.Anh/chị cóđồngtìnhvớiquanniệm:“Phầnđôngchúngtacũngsẽ làngười
bìnhthường.Nhưngđiềuđókhôngthể ngăncảnchúngtavươnlêntừngngày.Bởi
luôncómộtđỉnhcaochomỗinghềbìnhthường”không?Vìsao?
II.LÀMVĂN[7,0điểm]
Câu1[2,0điểm]


TừnộidungphầnĐọchiểu,anh/chị hãyviết01đoạnvăn[khoảng200chữ]
trìnhbàysuynghĩcủabảnthânvềcáchthứcthựchiệnướcmơ.
Câu2[5điểm]
PhântíchnhânvậtbàcụTứtrongtácphẩm“Vợnhặt”củanhàvănKimLân.
HẾT


HƯỚNGDẪNCHẤMĐỀTHITHAMKHẢOSỐ25
BÀITHIMÔN:NGỮVĂN
Thờigianlàmbài:120phút[khôngkểthờigianphátđề]
PHẦN

I.

II.

CÂU
NỘIDUNG
ĐIỂM
ĐỌCHIỂU
3,0
Phươngthứcbiểuđạtchínhcủađoạntrích:Nghịluận
1.
0,5
Câunói:“ướcmơchẳngđưatađếnđâucả,chỉcócách
thứcmàbạnthựchiện ướcmơ mớiđưabạnđếnnơi
bạnmuốn”đượchiểu:
­Ướcmơ,nếuchỉtrongsuynghĩ,thìchẳngcóíchgìđối 0,25
2.
vớiconngười.

­Chỉ khitacónhữnghànhđộngcụ thể,đúngđắnđể 0,25
thựchiệnnóthì ướcmơ sẽ giúpconngười đếnvới
thànhcông.
Ýnghĩa:Khẳngđịnhrằngmỗingườiđềucómộtvaitrò
3.
riêng trong cuộc đời; không có một công việc lương 1,0
thiệnnàolàtầmthường,thấpkém.
Thísinhcóthể đồngýhoặckhôngđồngýhoặcvừa
đồngý,vừakhôngđồngýnhưngphảilígiảihợplí.
­Đồngývớiquanđiểmcủatácgiả vìtrênthế giới,số
lượngvĩnhânchiếmtỉ lệ rấtthấp.Songkhôngvìthế
mànhữngngườibìnhthườngcònlạitựti,mặccảm.Họ
vẫnluônnỗ lực,phấn đấuđể đạtđếnđỉnhcaocủa
4.
1,0
nghề,mangđếnsựthànhcôngchomình.
­Khôngđồngývìngàynaycórấtnhiềungườithành
đạt.Khiđứngtrướchọ,nhữngconngườibìnhthường
sẽcảmthấyrấtnhỏbévàtựti.Hơnnữa,chẳngthểcó
đỉnhcaochonhữngcôngviệcchântaybìnhthường.
­Vừađồngývừakhôngđồngý[kếthợp2cáchtrên]
LÀMVĂN
7,0
1.
Từ nộidungphầnĐọchiểu,anh/chị hãyviết01
đoạnvăn[khoảng200chữ]trìnhbàysuynghĩcủa 2,0
bảnthânvềcáchthứcthựchiệnướcmơ.
a]Đảmbảoyêucầuvềhìnhthứcđoạnvăn:Họcsinh 0,25



2

cóthể trìnhbàyđoạnvăntheolốidiễndịch,quinạp,
mócxích,songhành,tổng­phân­hợp.
b]Xácđịnhđúngvấnđề nghị luận:Cáchthứcthực
hiệnướcmơ.
c]Triểnkhaivấnđề nghị luận:Thísinhcóthể lựa
chọncácthaotáclậpluậnphùhợpđểtriểnkhaivấnđề
nghịluận.Cóthểtheođịnhhướngsau:
Để biến ướcmơ củamìnhthànhhiệnthựcthìmỗi
chúngtaphải:
­ Trangbị chomìnhđủ trithức,nângcaohiểubiếtvà
khôngngừnghọchỏicũngnhưtíchlũyvốnkinhnghiệm
đểbướcvàođờimộtcáchtựtinnhất.
­ Chuẩnbị tinhthần để vượtquamọikhókhăn,thử
tháchvìkhôngcósựthànhcôngnàomàkhôngcónhững
chônggaihaythấtbại.
d]Chínhtả,dùngtừ,đặtcâu:Đảmbảochuẩnchính
tả,ngữnghĩa,ngữpháptiếngViệt.
e]Sángtạo:Cócáchdiễnđạtmớimẻ,thể hiệnsuy
nghĩsâusắcvềvấnđềnghịluận.
Phântíchnhânvậtbàcụ Tứtrongtácphẩm “Vợ
nhặt”củanhàvănKimLân.
a]Đảmbảocấutrúcbàivănnghịluận:Cóđủmởbài,
thânbài,kếtbài.Mở bàinêuđượcvấnđề nghị luận.
Thânbàitriểnkhaiđượcvấnđè.Kếtbàikhẳngđịnh
vấnđề.
b]Xácđịnhđúngvấnđềnghịluận:NhânvậtbàcụTứ
trongtácphẩm“Vợnhặt”củanhàvănKimLân.
c]Triểnkhaivấnđềnghịluận:Vậndụngtốtcácthao

táclậpluận;kếthợpchặtchẽgiữalílẽ vàdẫnchứng;
cảmnhậnsâusắcvềnhânvật.
*Giớithiệukháiquátvềtácgiả,tácphẩmvàvấnđề
nghịluận.
*PhântíchnhânvậtbàcụTứ:
­Làngườiphụ nữ nghèokhổ:Già,góabụa,nghèođói,
dânngụcư.
­Làngườimẹgiàulòngthươngcon:
+KhiTràngđưangườivợ nhặtvề:bàvôcùngngạc
nhiên.[VìcáchTràngđónmẹ,vìngườiphụ nữ lạ xuất
hiệntrongnhà.]
+Khihiểuracơ sự:bàtủiphận,thươngcon,lolắng
chocon.[cúiđầunínlăng;vừaaioánvừaxótthương
chosố kiếpđứaconmình;Ngườita….Cònmìnhthì…
“Biếtrằngchúngnó….nàykhông”]
+Chấpnhậnnàngdâumớivớitháiđộ cảmthông,bao

0,25

1,0

0,25
0,25
5,0

0,25

0,50

0,50

2,50


dungvàthươngxót.[“Ngườitacógặpbướckhókhăn
đóikhổ này,ngườitamớilấyđénconmình.Màcon
mình mới có được vợ”;Ừ, thôi thì các con đã phải
duyênphảikiếpvớinhau,ucũngmừnglòng…]; ­Là
ngườimẹgiàutinhthầnlạcquan,cóniềmtinvàotương
laitươisáng:
+Độngviêncácconhướngđếntươnglai.[Biếtthếnào
hở con,aigiàubahọ aikhóbađời?, bànchuyệnnuôi
gà,...]
+Niềmtinvàongàymaitươisáng.[mặtrạngrỡ hẳn
lên,xămxắnthudọn,quéttướcnhàcửa,…..nóitoàn
chuyệnvui.]
Tâmlíphứctạpnhưnghợplí.Tronghiệnthựctối
tăm,biđát,ngườiphụnữnghèokhổvẫnsẵnlòngyêu
thươngngườikhác,khátkhaohạnhphúc,hướngvề
cuộcsốngtốtđẹp.
*Đánhgiáchung:
­ Tâmlínhânvậtđượcmiêutả sắcsảo,tinhtế;nhân
vậtđượcđặttrongtìnhhuốngđộcđáo,éole;ngônngữ
giảndịnhưngchắtlọc;kểchuyệntựnhiên,hấpdẫn.
­Bàcụ Tứ tiêubiểuchonhữngbàmẹ nghèoViệtnam
giàulòngyêuthương,nhânái,vị tha,cótinhthầnlạc
quanvàniềmtinvàotươnglaitươisáng;Gópphầnthể
hiệntư tưởnghiệnthựcvànhânđạosâusắccủatác
phẩm.
d]Chínhtả,dùngtừ,đặtcâu: Đảmbảochuẩnchính
tả,ngữnghĩa,ngữpháptiếngViệt.

e]Sángtạo:Cócáchdiễnđạtmớimẻ,thể hiệnsuy
nghĩsâusắcvềvấnđềnghịluận.
TỔNGĐIỂMTOÀNBÀI:I+II

0,50

0,25
0,50
10,0



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề