Sông ngòi có vai trò như thế nào đối với đồng bằng sông hồng

Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư

Đề bài

Dựa vào hình 20.1 và kiến thức đã học, nêu ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

- Cung cấp nguồn nước tưới cho phát triển sản xuất nông nghiệp [đặc biệt cây lúa nước].

- Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích về phía vịnh Bắc Bộ.

- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.

- Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.

loigiaihay.com

  • Quan sát hình 20.1, hãy kể tên và nêu sự phân bố các loại đất ở Đồng bằng sông Hồng

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 72 SGK Địa lí 9

  • Dựa vào hình 20.2, cho biết Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp bao nhiêu lần mức trung bình của cả nước, của các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 73 SGK Địa lí 9

  • Mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 73 SGK Địa lí 9

  • Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

    Quan sát bảng 20.1, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng so với cả nước.

  • Bài 1 trang 75 SGK Địa lí 9

    Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội?

  • Giải bài 3 trang 123 SGK Địa lí 9

    Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 và rút ra nhận xét.

  • Tình hình phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

  • Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 101 SGK Địa lí 9

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng [hay châu thổ sông Hồng] là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng đất bao gồm 11 tỉnh và thành phố như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh. Gần như đồng nghĩa với đồng bằng sông Hồng là vùng trung châu, khác với vùng chân núi trung du và núi cao thượng du. Không giống như vùng đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 2 tỉnh Thái Bình và Hưng Yên là không có núi, do đó khu vực này thường được gọi là châu thổ sông Hồng.Toàn vùng có diện tích: 23.336 km², chiếm 7,1 % diện tích của cả nước.

Vị trí địa lý

Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B [huyện Lập Thạch] tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B [huyện Kim Sơn], từ 105°17´Đ [huyện Ba Vì] đến 107°7´Đ [trên đảo Cát Bà]. Phía bắc và đông bắc là Vùng Đông Bắc [Việt Nam], phía tây và tây nam là vùng Tây Bắc, phía đông là vịnh Bắc Bộ và phía nam vùng Bắc Trung Bộ. Đồng bằng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ các thềm phù sa cổ 10 - 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung tâm rồi các bãi triều hàng ngày còn ngập nước triều.

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình:

- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô [tháng 10 đến tháng 4 năm sau], dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

Khí hậu:

- Đặc trưng khí hậu của vùng là mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa này cũng là mùa khô. Mùa xuân có tiết mưa phùn. Điều kiện về khí hậu của vùng tạo thuận lợi cho việc tăng vụ trong năm vụ đông với các cây ưa lạnh, vụ xuân, vụ hè thu và vụ mùa.

Tài nguyên khoáng sản:

- Đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là đất sét trắng ở Hải Dương, phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá vôi ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Môn - Hải Dương, dải đá vôi từ Hà Tây đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200m đến 2.000m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa có điều kiện khai thác. Ngoài ra vùng còn có tiềm năng về khí đốt. Nhìn chung khoáng sản của vùng không nhiều chủng loại và có trữ lượng vừa và nhỏ nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

Tài nguyên biển:

- Đồng bằng sông Hồng có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ.

- Ngoài ra một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi biển Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà,...

Tài nguyên đất đai:

- Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Hiện có trên 103 triệu ha đất đã được sử dụng, chiếm 82,48 % diện tích đất tự nhiên của vùng và chiếm 5,5% diện tích đất sử dụng của cả nước. Như vậy mức sử dụng đất của vùng cao nhất so với các vùng trong cả nước.

- Đất đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích đạt 1242,9 nghìn ha.

- Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.

Tài nguyên sinh vật:

- Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động thực vật quí hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của ViệtNam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dầy đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương.

A.Kiến thức trọng tâm

1.Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc

  • Nước ta có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ, phân bố khắp cả nước
    • Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Thái Bình …
    • Miền Trung: phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc ví dụ như: sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng.
    • Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai …

CH: Chỉ tên một số con sông đã được nêu tên ở trong bài?Vì sao sông ở miền Trung lại ngắn và dốc?

Trả lời:

  • Vị trí một số sông trên lược đồ sông ngòi ở Việt Nam là:

  • Sông ở miền Trung ngắn và dốc vì lãnh thổ miền Trung hẹp, có các dãy núi đâm ngang ra biển.

2.Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa

  • Mùa mưa: Nước dâng lên cao, có khi gây lũ lụt
  • Mùa khô: Nước hạ thấp, lòng sông trơ ra bãi cát
  • Mùa mưa lũ nước sông đục do chứa nhiều phù sa.

CH: Nước sông lên xuống theo mùa có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?

Trả lời:

Nước sông lên xuống đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta.

  • Vào mùa mưa gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của của nhân dân, nhất là nhân dân vùng ven sông suối.
  • Vào mùa khô, có thể gây hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuát nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp khó khăn.

3.Vai trò của sông

  • Bồi đắp và mở rộng nhiều đồng bằng
  • Cung cấp nước cho đồng ruộng, cho đời sống sinh hoạt của nhân dân
  • Là nguồn thủy điện, đường giao thông quan trọng.
  • Cung cấp nhiều thủy sản…

CH: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những sông nào bồi đắp?Chỉ trên hình 1 vị trí các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Y-a-ly và Trị An?

Trả lời:

  • Đồng bằng Bắc Bộ do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp phù sa.
  • Đồng bằng Nam Bộ do hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nam bồi đắp phù sa
  • Để xác định vị trí các nhà máy thủy điện, các em chỉ cần tìm trên bản đồ kí hiệu của nhà máy thủy điện sau đó tìm tên Hòa Bình, Y – a – ly, Trị An.

Vùng Đồng bằng sông Hồng - Tự nhiên và dân cư - xã hội

Cập nhật lúc: 09:02 21-12-2018 Mục tin: ĐỊA LÍ LỚP 9

Video liên quan

Chủ Đề