Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại ngắn gọn

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bài ?

  • In bài này
  • Gửi Email bài này
Chi tiết Chuyên mục: Bài 14 phần 1: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên [Thế kỉ XIII]

- Quân Mông Cổ mạnh nhưng quân ta có ý chí kiên quyết, đoàn kết.

- Quân ta thực hiện chính sách "vườn không nhà trống", biết tận dụng thời cơ mở cuộc phản công nên cuộc kháng chiến giành thắng lợi.

[Nguồn: trang 57 sgk Lịch Sử 7:]

Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bài?

Xem lời giải

1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần I năm 1258

- Giai đoạn đầu thế kỷ XIII: nhà nước Mông Cổ đưa ra sách lược tấn công và xâm chiếm nước Đại Việt ta để làm bước đệm thực hiện gọng kìm tiến lên phía Nam Trung Quốc để tiêu diệt Nam Tống.

- Khi này, nhà Trần đã ra lệnh bắt giam sứ giả Mông Cổ để thể hiện quyết tâm kiên quyết chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, vua quan nhà Trần còn đưa ra lệnh sắm sửa vũ khí và thành lập quân đội, dân binh, ngày đêm tập luyện.

- Vào tháng 1/1258, quân đội Mông Cổ chính thức bước vào nước ta qua đường sông Thao với 3 vạn quân do Ngột Lương Hợp Thai dẫn đầu. Tuy nhiên, đi đến Bình Lệ Nguyên thì đã bị chặn lại. Tiếp đó, quân Mông Cổ lại tiếp tục đánh vào Thăng Long khiến nhà Trần tạm rút khỏi đây để nhường chỗ cho kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi này, quân đội Mông Cổ với chính sách lấy chiến tranh nuôi chiến tranh đã rơi vào trạng thái thiếu lương thực, thực phẩm trầm trọng. Nắm bắt cơ hội này, quân đội ta đã mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, đánh cho địch phải rút khỏi Thăng Long chạy về nước vào ngày 29/01/1258.

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

- Tiếp sau cuộc chiến tranh chống quân Mông Cổ, quân đội ta lại tiếp tục phải đối đầu với âm mưu xâm lược Chăm Pa và Đại Việt của nhà Nguyên. Mục đích của quân Nguyên khi này đó là lấy Chăm Pa và Đại Việt ta làm cầu nối để tiến vào các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

- Khi này, nắm bắt được âm mưu của nhà Nguyên, vua quan nhà Trần đã tổ chức hội nghị tại bến Bình Than để bàn kế sách đánh giặc và Trần Quốc Tuấn được cử làm chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Tiếp đó, năm 1285, hội nghị Diên Hồng lại tiếp tục được mở tại Thăng Long, triệu tập các bô lão để bàn cách đánh giặc. Kế đó, cả nước ta đã cùng chung tay tổ chức tập trận, duyệt binh và trấn giữ tại những nơi hiểm yếu, các quân sĩ đều thích vào tay hai chữ Sát Thát để thể hiện quyết tâm đánh đuổi giặc Nguyên của mình.

- Vào tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên đã tràn vào xâm lược nước ta. Tuy nhiên, với tinh thần quả cảm, lòng dũng cảm và mưu trí của mình, quân ta đã chặn đánh địch ở biên giới, tiếp đó rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để thực hiện kế “vườn không nhà trống”.

- Khi này, một đội quần khác từ Chăm Pa cũng đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa nhằm tạo thế gọng kìm tiêu diệt quân ta nhưng vẫn thất bại và buộc phải rút về Thăng Long và rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Và đến 5/1285, quân đội nhà Trần đã tổ chức phản công đánh cho quân giặc phần bị chết, phần phải chạy về nước còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng để về nước, Toa Đô thì bị chém đầu.

Vì sao quân Mông Cổ đẩy mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?

Video liên quan

Chủ Đề