Tại sao trong những năm gần đây, ngành thủy sản nước ta phát triển mạnh

Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên sôi động?

Xem lời giải

Answers [ ]

  1. Những năm gần đây thủy sản phát triển mạnh vì:

    -Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn.Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người khoảng 42 kg/năm

    -Nuôi thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản

    `⇒`Từ những ý trên ta thấy rằng thủy sản nước ta đã phát triển mạnh mẽ.

  2. # Sad

    Tại sao những năm gần đây, ngành thủy sản nước ta có bước phát triển mạnh ?

    → Chất lượng môi trường được cải thiện

    → Người dân gia tăng sản xuất

    → Việc xuất khẩu có tiến triển rất tốt

    → Có vốn đầu tư rất lớn

    → Người dân có tay nghề cao

    → Khoa học kĩ thuật được áp dụng rỗng rãi

    → …

    Xin hay nhất ạ

Answers [ ]

  1. Vì Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có hơn 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định là: ngư trường Cà Mau-Kiên Giang [ngư trường vịnh Thái Lan], ngư trường Ninh Thuận-Bình Thuận-Bà Rịa-Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh [ngư trường Vịnh Bắc Bộ] và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

    Dọc bờ biển nước ta có những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. Đó là những khu vực thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế. Ven biển có nhiều hải đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện hình thành các bãi đá cho cá đẻ.

    Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. Cả nước đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, trong đó 45% thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.

    Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản.

    Cùng với sự gia tăng dân số thế giới và trong nước, nhu cầu về các mặt hàng thủy sản tăng nhiều trong những năm gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta cũng đã thâm nhập được vào thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kì…

    Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng; khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo.

  2. – Nước ta có đường bờ biển dài

    – Tài nguyên sinh vật biển phong phú, đa dạng

    – Có nhiều ngư trường lớn như: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh; quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

    – Mạng lưới sông ngòi dày đặc, chằng chịt

Bài 3 trang 116 SGK Địa lí 10

Đề bài

Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Phân tích và liên hệ.

Lời giải chi tiết

Ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển vì:

- Nhu cầu thủy sản rất lớn do đây là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng, các nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người.

- Việc nuôi trồng thủy sản góp phần cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Hoạt động khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều vào tự nhiên [thiên tại mưa bão ảnh hưởng đến nguồn cung], nguồn lợi thủy sản đang cạn dần [do ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức].

- Việc nuôi trồng thủy sản có nhiều ưu điểm:

+ Phụ thuộc tự nhiên ít hơn, giúp tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước.

+ Khoa học kĩ thuật phát triển, tạo ra nhiều nguồn giống năng suất chất lượng cao; cơ sở thức ăn, kĩ thuật nuôi trồng hiện đại.

+ Chủ động được nguồn cung thủy sản, ổn định.

+ Giải quyết việc làm, đem lại hiệu quả kinh tế cao,..

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 116 SGK Địa lí 10

    Giải bài tập Bài 2 trang 116 SGK Địa lí 10

  • Bài 1 trang 116 SGK Địa lí 10

    Giải bài tập Bài 1 trang 116 SGK Địa lí 10

  • Ở địa phương em nuôi trồng những loại thủy sản nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 116 SGK Địa lí 10

  • Dựa vào hình 29.3, em có nhận xét gì về sự phân bố đàn gia súc trên thế giới?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 115 SGK Địa lí 10

  • Ở địa phương em hiện nay đang có những hình thức và hướng chăn nuôi nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 114 SGK Địa lí 10

  • Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

    Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về trình độ kĩ thuật, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt - may.

  • Công nghiệp điện tử- tin học

    Công nghiệp điện tử - tin học là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tố mũi nhọn của nhiều nước

  • Công nghiệp thực phẩm

    Công nghiệp thực phẩm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hằng ngày của con người về ăn, uống. Nguyên liệu chủ yếu của ngành công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

  • Trả lời câu hỏi mục 2 trang 133 SGK Địa lí 10

    Dựa vào bảng số liệu: 1. Vẽ trên cùng một hệ toạ độ các đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nói trên. 2. Nhận xét biểu đồ:

Làm thế nào để ngành thuỷ sản phát triển bền vững?

[ĐCSVN] - Việt Nam có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua, lĩnh vực thủy sản đã có những bước chuyển đổi mạnh theo hướng chất lượng và hiệu quả, có nhiều đóng góp vào nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu suy giảm. Do vậy, làm thế nào để ngành thuỷ sản phát triển bền vững đang là vấn đề đặt ra.

Một khu vực nuôi tôm hùm ở Nha Trang, Khánh Hoà [Ảnh: Đ.H]

Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và có bờ biển dài, rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Theo số liệu của Tổng cục Thuỷ sản, tổng sản lượng thủy sản sản xuất năm 2016 đạt hơn 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 3.076 ngàn tấn, tăng 3% so với năm 2015. Trong khai thác thủy sản, nhiều mô hình liên kết tổ chức sản xuất đã xuất hiện như chuỗi liên kết khai thác và chế biến cá ngừ đại dương. Các công nghệ khai thác hiện đại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác và bảo quản chất lượng sản phẩm đã được ứng dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 3.650 ngàn tấn, tăng 1,9% so với năm 2015.

Nhờ sản lượng thuỷ sản ngày càng tăng, đã góp phần thúc đẩy ngành chế biến phục vụ cho xuất khẩu. Năm 2016, giá trị xuất khẩu đạt trên 7 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu thuỷ sản đã đạt 3,6 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2016. Sản phẩm thủy sản được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... chiếm trên 54% tỷ trọng. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã hình thành một số công ty quy mô lớn, công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Trong hoạt động chế biến thuỷ sản, trước đây chủ yếu chỉ chế biến các sản phẩm dạng đông, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm giá trị ngày càng tăng, đến nay ước đạt khoảng 35%. Các sản phẩm sushi, sashimi, surimi, chế biến sâu đã có mặt ở hầu hết các nhà máy chế biến xuất khẩu. Một xu hướng mới hiện nay là chế biến phụ phẩm đạt hiệu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn và giảm thiểu tác động đến môi trường. Nhiều nhà máy đã nghiên cứu nhập dây chuyền công nghệ đồng bộ chế biến phụ phẩm cá để sản xuất dầu cá và bột cá chất lượng cao.

Xu hướng này cho thấy tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thuỷ sản ngày càng được đẩy mạnh. Việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản ở nước ta trong thời gian qua có bước chuyển biến đáng kể, thông qua các chương trình hỗ trợ đầu tư đóng tàu cá xa bờ và các dự án khuyến ngư. Nhiều tàu cá đã có các thiết bị điện tử hàng hải, máy thu dây, thu lưới và các thiết bị thông tin liên lạc. Một số kỹ thuật, công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm thuỷ sản đã bước đầu được nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào thực tế của ngành khai thác thủy sản.

Hầu hết các kỹ thuật, quy trình công nghệ, thiết bị tiên tiến trong nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới đều đã được nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tại Việt Nam như: công nghệ điều khiển giới tính và chọn giống theo tình trạng mong muốn trong sản xuất giống; hệ thống nuôi tuần hoàn [RAS], kỹ thuật nuôi ghép và nuôi kết hợp, nuôi cá nước lạnh… trong công nghệ nuôi; công nghệ enzym, vi sinh, hoá sinh, sản xuất vacine… ứng dụng trong sản xuất thức ăn, chế phẩm trong nuôi trồng thủy sản và quản lý môi trường dịch bệnh trong quá trình nuôi.

Việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ chế biến thuỷ sản cũng có bước phát triển vượt bậc. Trình độ công nghệ chế biến sản phẩm thuỷ sản đông lạnh của Việt Nam được đánh giá là tiên tiến so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Các trang thiết bị, máy móc hiện đại, có năng suất cao, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm như: hệ thống cấp đông IQF, hệ thống làm đá vảy, đá khô, đá lỏng, dây chuyền chế biến liên hoàn, máy phân cỡ, lạng da, máy rà kim loại, máy đóng gói hút chân không.

Việc nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ trong chế biến thủy sản đã tạo ra nhiều mặt hàng mới, làm thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản từ những mặt hàng thủy sản sơ chế, đến nay sản phẩm thủy sản Việt Nam đã rất phong phú, đa dạng, các mặt hàng chế biến sâu, chế biến giá trị gia tăng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao [làm sẵn, ăn liền] ngày càng nhiều, mẫu mã, bao bì sản phẩm hấp dẫn. Nhiều sản phẩm bao gói nhỏ, tiêu thụ tại các siêu thị đang được khách hàng ưa chuộng. Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu đang chuyển biến tích cực từ xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô, sơ chế là chính sang sản phẩm có hàm lượng công nghệ chế biến cao hơn như đồ hộp, sản phẩm ăn liền sashimi, tẩm bột, bánh nhân thủy sản, chả giò, xúc xích, xông khói, hấp chín, tẩm gia vị ăn liền, surimi và các sản phẩm mô phỏng tôm, cua,....

Để nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản, công tác giống cũng được tập trung nghiên cứu và đưa vào ứng dụng. Chẳng hạn, Tập đoàn Minh Phú đã và đang ứng dụng công nghệ cao, hợp tác với các viện nghiên cứu trong và ngoài nước để chọn tạo tôm bố mẹ [tôm sú và tôm thẻ chân trắng] kháng bệnh phù hợp với tình hình dịch bệnh và biến đổi khí hậu của nước ta hiện nay. Ngoài ra, trong lĩnh vực sản xuất giống, các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết thiết bị hiện đại, không sử dụng kháng sinh để sản xuất ra con giống tốt có chất lượng như Công ty CP Thái Lan, Việt Úc, Nam Miền Trung, Thông Thuận, Đắc Lộc…

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác và nuôi trồng thủy sản ngày càng được đổi mới, nhưng đội tàu khai thác hải sản, các cơ sở sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản của nước ta vẫn bấp bênh, chưa ổn định, chưa phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Chẳng hạn, những ngày gần đây, dư luận rất quan tâm đến chất lượng của nhiều tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ ở nhiều địa phương không đảm bảo. Điều này không những gây ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt và khai thác thuỷ sản, mà còn tác động xấu đến niềm tin của công luận đối với một số cơ quan chức năng. Ngành thuỷ sản vẫn sử dụng nhiều lao động, năng suất còn thấp, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn cao. Vẫn còn rủi ro dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm và tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này dẫn đến sản xuất thủy sản ở nước ta đạt hiệu quả chưa cao, thiếu bền vững và không ổn định.

Một trong những nguyên nhân cơ bản của các tồn tại, hạn chế nêu trên là việc chậm đổi mới công nghệ. Hiệu quả hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao vào thực tế sản xuất thủy sản chưa cao. Thực tế, hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất thủy sản trong thời gian qua mang tính tự phát, manh mún, thiếu đồng bộ, sức lan tỏa chưa cao, chưa phù hợp điều kiện sản xuất thực tiễn.

Để ngành thuỷ sản đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu, theo Tổng cục Thuỷ sản, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vật tư đầu vào như công nghệ enzym, vi sinh, hoá sinh, sản xuất vacine, thức ăn, chế phẩm và quản lý môi trường dịch bệnh chất lượng cao phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Ứng dụng công nghệ di truyền để tạo giống sinh trưởng nhanh, sạch bệnh, kháng bệnh phục vụ nuôi hiệu quả. Ứng dụng công nghệ cao để phát triển hệ thống máy kiểm soát chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi trồng thuỷ sản cho các địa phương và thiết lập quản lý bằng công nghệ điện toán đám mây. Nhân rộng mô hình nuôi và chăm sóc quản lý nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, siêu thâm canh; ứng dụng hệ thống nuôi tuần hoàn [RAS] trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm; nuôi quảng canh, sinh thái [tôm - rừng, tôm – lúa] và bán thâm canh tôm nước lợ an toàn sinh học và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Trong khai thác thuỷ sản, ứng dụng công nghệ cao trong quy trình kỹ thuật khai thác cá ngừ và cá nổi nhỏ hiệu quả ở vùng biển xa bờ bằng tàu lưới vây đuôi. Ứng dụng công nghệ cao trong công nghệ bảo quản cá ngừ đại dương, mực và cá nổi trên tàu khai thác hải sản xa bờ đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức có sai phạm trong việc ứng dụng công nghệ mới của ngành thuỷ sản.

Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, nano, công nghệ CAS, công nghệ cấp đông siêu nhanh, sấy chân không thăng hoa, sấy bức xạ hồng ngoại, công nghệ enzyme, công nghệ bảo quản thủy sản sống bằng phương pháp ngủ đông, bao gói MAP [Modified Atmosphere Packaging], để tạo ra sản phẩm có hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng cao, tiện dụng, mẫu mã bao bì đẹp, phù hợp với thị hiếu từng thị trường. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thủy sản. Tập trung vào các đối tượng chủ lực, hải sản, đặc biệt là cá tra vì hiện nay vẫn chủ yếu là sản phẩm phi lê đông lạnh.

Về cơ chế, cần ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp một cách cụ thể và thiết thực, đặc biệt chính sách hỗ trợ tiền thuê đất của dân, kinh phí chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, chi phí đào tạo lại cho nông dân và truyền thông xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và phát triển được tham gia vào các dự án khoa học công nghệ bình đẳng như các cơ sở nghiên cứu công. Sửa đổi Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp với quá trình tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để tạo động lực hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Có chính sách tín dụng trung hạn cho đầu tư nông nghiệp; hướng dẫn bộ thủ tục mẫu gọn nhẹ, thuận lợi về giao dịch vốn đối với các dự án nông nghiệp. Đẩy mạnh triển khai chính sách về bảo hiểm nông nghiệp trong đó có thuỷ sản.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thành lập trung tâm, viện nghiên cứu, tham gia thực hiện các nhiệm vụ có hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như các đơn vị nghiên cứu công lập. Hình thành mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp liên kết với những tổ chức công nghệ để thúc đẩy quá trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong thuỷ sản. Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ tiên tiến để đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Đầu tư công nghệ cao cần tập trung vào nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của sản phẩm. Tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm thay thế nhập khẩu, các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Đẩy mạnh phát triển công nghệ sau thu hoạch, tạo ra những ưu thế so sánh nhất định. Có như vậy mới nâng cao được giá trị gia tăng của sản phẩm, mang lại lợi nhuận cao về cho đất nước, cho doanh nghiệp và ngư dân.

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, mang tri thức và tiến bộ khoa học công nghệ từ nhà khoa học đến với nông dân, giúp họ áp dụng vào thực tiễn, thay đổi tập quán làm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị các sản phẩm thuỷ sản. Chính sự liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp nông dân nâng thu nhập và nhà khoa học có động lực để nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ cao…/.

Đặng Hiếu

TIN LIÊN QUAN

  • Hải Dương: Điều chỉnh thời gian thực hiện nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị
  • Mong muốn bà con kiều bào tiếp tục là cầu nối đưa nông sản Việt vươn xa
  • Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức
  • Buổi học đầu tiên của trẻ mầm non, học sinh tiểu học TP Hồ Chí Minh
  • Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đến đầu tư tại Hải Dương
  • Lãnh đạo tỉnh Bình Dương mừng thọ và chúc tết các cụ tròn 100 tuổi
  • Đề xuất một số chính sách triển khai dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô

Ngành Thủy sản Việt Nam hướng tới sự phát triển bền vững

[ĐCSVN] Trong nhiều năm qua, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và chiếm tỷ trọng lớn trong sự tăng trưởng của ngành Nông nghiệp.

Ảnh minh họa. [nguồn: agroviet.gov.vn]

Tăng trưởng mạnh qua từng năm

Ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Hoạt động nghề cá chỉ được xem là một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp. Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp của nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá.

Ngày 1/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm làng cá Cát Bà [TP Hải Phòng] sau những ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc. Để ghi nhớ sự kiện này, ngày 18/3/1995, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/4 hàng năm là ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, thủy sản Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, đóng góp lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với quy mô ngày càng sâu rộng.

Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành Thủy sản luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Việc ngành Thủy sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thủy sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.

Trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Từ thành công lớn trong chế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ngành Thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học -công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Từ những năm 1990, ngành Thuỷ sản đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm. Từ đó, ngành hàng thuỷ sản của Việt Nam đã tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này trên thị trường thế giới. Cụ thể, về lĩnh vực nuôi trồng, từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp, tự túc, đến nay, nuôi thủy sản đã trở thành một ngành hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật ngày càngtiên tiến, phát triển trên tất cả các loài thủy vực nước ngọt, lợ, mặn theo hướng bền vững. Cùng với diện tích tăng nhanh, tổng sản lượng cũng tăng mạnh, từ 1,02 triệu tấn [năm 2009] lên 5,92 triệu tấn [năm 2013]. Trong đó, 2 đối tượng chủ lực [tôm, cá tra] cũng ghi nhận nhiều thành tựu khả quan, trở thành mặt hàng xuất khẩu chính, kim ngạch tương ứng là 3,1 tỷ USD và 1,7 tỷ USD [năm 2013].

Trên phương diện khai thác thủy, hải sản, số lượng tàu thuyền tăng nhanh theo chiều hướng giảm số lượng tàu công suất nhỏ, khai thác ven bờ và gia tăng tàu công suất lớn khai thác xa bờ. Đến năm 2013, cả nước có trên 27.200 tàu công suất trên 90 CV, tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ tăng nhanh, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác thủy hải sản, giá trị xuất khẩu của các mặt hàng: cá ngừ, mực và bạch tuộc đạt gần 1 tỷ USD. Cùng với đó, công tác đảm bảo an toàn trong khai thác cũng được đẩy mạnh, giảm tổn thất sau thu hoạch được cải thiện đáng kể.

Số lượng tàu thuyềnđánh cátăng nhanh theo chiều hướng
giảm số lượng tàu công suất nhỏ. [Ảnh:M.P]


Hướng tới sự phát triển bền vững

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Anh Tuấn -Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản [Bộ NN&PTNT] chia sẻ, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, ngành Thủy sản cơ bản sẽ đượcđổi mới theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới; đồng thời, từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và quốc phòng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Mục tiêu đến năm 2020, kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành Thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó, nuôi trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng; tạo việc làm cho khoảng 5 triệu lao động nghề cá, có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo; xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.

Để thực hiện được mục tiêu trên,ngành Thủy sản chú trọng song song việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển.

Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển, trên cơ sở cơ cấu lại tàu thuyền, nghề nghiệp phù hợp với các vùng biển, tuyến biển, với môi trường tự nhiên, nguồn lợi hải sản. Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi hải sản trên biển, tăng cường sự tham gia của cộng đồng. Đổi mới và ứng dụng khoa học - công nghệ trong khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm tổn thất sau thu hoạch. Củng cố và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản như: Tổ đội sản xuất, hợp tác xã, các hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết, các mô hình hậu cần dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển. Đổi mới xây dựng các hợp tác xã và liên minh hợp tác xã nghề cá theo hướng thật sự vì lợi ích của ngư dân, bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, gắn kết cộng đồng, phát triển và ổn định xã hội vùng biển và hải đảo. Hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ mạnh để hoạt động khai thác hải sản xa bờ và hợp tác khai thác viễn dương với các nước trong khu vực.

Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, đặc biệt sớm hoàn thiện hệ thống thông tin tàu cá nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân hoạt động trên biển. Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ nguồn lợi gắn với bảo vệ ngư dân và đảm bảo quốc phòng -an ninh trên biển và hải đảo.

Đối với nuôi trồng thủy sản, thu hút mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ chức kinh tế hợp tác, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ và người nuôi. Xây dựng các vùng nuôi công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Xây dựng và đẩy mạnh việc kiện toàn hệ thống thú y thủy sản từ trung ương đến địa phương.

Trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cho biết, sẽ tập trung quy hoạch vùng nuôi, ứng dụng công nghệ cao và quản lý mặt hàng thủy sản theo chuỗi; chủ trì phối hợp với Tổng cục Thủy lợi để quy hoạch những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như đối với tôm và cá tra; đồng thời, chủ trì và chủ động đề xuất giải pháp để đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long.

Không chỉ đối với khâu nuôi trồng thủy sản, trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản cũng sẽ kết hợp với Bộ Công Thương và các địa phương tổng điều tra và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến theo hướng tập trung ở các cụm công nghiệp gắn liền với vùng nguyên liệu tập trung để giảm chi phí sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và dễ quản lý. Bên cạnh đó, lộ trình quy hoạch lại hệ thống nhà máy chế biến thủy sản cho phù hợp với từng vùng sản xuất nguyên liệu, từng thị trường và vùng miền đất nước cũng sẽ được Tổng cục Thủy sản tích cực triển khai trong thời gian tới...

Video liên quan

Chủ Đề