Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024

là vùng lãnh thổ, nước hoặc nhóm nước sản xuất ra hàng hóa. Bên cạnh đó, xuất xứ của hàng hóa còn là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất.

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Xuất xứ hàng hóa là gì?

2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 2017 khoản 2, 7 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc dưới các hình thức có có giá trị pháp lý tương đương. Đồng thời, giấy chứng nhận này sẽ do tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện cấp cho thương nhân. Ngoài ra, với hàng hóa nhập khẩu nước ngoài thì giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa còn do cơ quan hoặc tổ chức thuộc vùng lãnh thổ, nước, nhóm nước đó cấp dựa trên quy định về xuất xứ, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa quốc tế.
  • Chứng từ chứng nhận do thương nhân tự khai báo là văn bản, hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Nó có tác dụng cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định pháp luật.

3. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP đối với thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa như sau:

  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa lần lần đầu.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho những hàng hóa mới xuất khẩu lần đầu.
  • Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cho những hàng hóa không không cố định (có sự thay đổi về định mức trọng lượng, mức số lượng, mã HS Code, nguồn cung cấp nguyên liệu sản phẩm đầu ra, nguyên liệu đầu vào và trị giá khi cấp giấy chứng nhận).

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa bao gồm:

  • Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận: Đơn này phải được kê khai hợp lệ và hoàn chỉnh theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP
  • Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ: Mẫu giấy chứng nhận tương đương đã được người khai hải quan kê khai hoàn chỉnh.
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu: Nếu hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo pháp luật quy định thì không cần nộp bản sao tờ khai hải quan.
  • Bản sao hóa đơn thương mại: Bản sao hóa đơn thương mại phải có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
  • Bản sao chứng từ vận tải tương đương hoặc bản sao vận tải đơn: Nếu thương nhận không có vận tải đơn thì phải có bản sao chứng từ vận tải tương đương hoặc vận tải đơn (có đóng dấu sao y bản chính)
  • Bản kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định: Bản khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đã đạt tiêu chi xuất xứ ưu đãi hoặc không ưu đãi.
  • Bản sao quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Chuẩn bị hồ sơ minh chứng xuất xứ hàng hóa đầy đủ

Trong một số trường hợp cần thiết thì tổ chức, cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa sẽ kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất hàng hóa của thương nhân. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP

Bên cạnh đó, cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ sẽ yêu cầu thương nhân nộp các chứng từ dưới dạng bản sao (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) gồm:

  • Hợp đồng mua bán/Hóa đơn giá trị gia tăng mua bán phụ liệu, nguyên liệu trong nước (nếu có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu trong sản xuất hàng hóa)
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu để sản xuất hàng hóa (nếu có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu trong sản xuất hàng hóa).
  • Chứng từ hoặc tài liệu có liên quan khác.
  • Giấy phép xuất khẩu (nếu có)

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

Thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ căn cứ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP như sau:

  • Thương nhân đăng ký hồ sơ với cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
    • Thương nhân phải đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức, cơ quan cấp giấy chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa. Sau đó cơ quan, tổ chức có thẩm quyền mới xem xét cấp giấy chứng nhận khi thương nhân đã đăng ký hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo Điều 13 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
  • Thương nhân nộp hồ sơ với cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa:
    • Người khai hải quan thực hiện khai báo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu đơn điện tử có sẵn trên hệ thống quản lý và cấp giấy chứng nhận của Bộ Công Thương: www.ecosys.gov.vn.
    • Người khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận do Bộ Công Thương ủy quyền.
    • Người khai hải quan nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận thông qua bưu điện.
  • Cơ quan hải quan trả kết quả đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
    • Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận của thương nhân. Sau đó cơ quan hải quan sẽ thực hiện cấp giấy theo quy trình sau:
      • Thương nhân đính kèm các chứng từ của hồ sơ, đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ đơn hàng dưới dạng điện tử.
      • Cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận sẽ thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ đăng ký cấp giấy sau 6 giờ làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân.
      • Cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ sẽ trả kết quả cấp giấy dưới dạng văn bản bằng giấy sau 2 giờ làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Đồng thời cơ quan, tổ chức cũng sẽ trả kết quả cấp giấy chứng nhận khi nhận được Giấy chứng nhận đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Mẫu giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ

5. Phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất

Xuất xứ và nơi sản xuất hàng hóa được phân biệt như sau:

Tiêu chí

Xuất xứ hàng hoá

Nơi sản xuất

Khái niệm

⭐ Xuất xứ hàng hóa là vùng lãnh thổ, nước hoặc nhóm nước sản xuất ra hàng hóa. Bên cạnh đó xuất xứ của hàng hóa còn là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước tham gia vào quá trình sản xuất.

⭐Nơi sản xuất khu vực chế biến, sản xuất ra sản phẩm được người tiêu dùng nhìn nhận là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm

Bản chất

⭐Chứng nhận nơi xuất xứ của hàng hoá để doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế quan

⭐Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất, chế biến hàng hoá

Giá trị pháp lý

⭐Được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

⭐Bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hoá (theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP)

⭐Không có giá trị pháp lý.

⭐Chỉ có giá trị thương mại với mục đích khẳng định nơi sản xuất hàng hoá để thu hút người tiêu dùng

6.Vì sao cần xác định xuất xứ hàng hóa?

Xác định xuất xứ hàng hóa nhằm mục đích sau:

  • Xác định hàng hóa nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế hay không: Thuế quan nhập khẩu sẽ được tính theo nguồn gốc của hàng hóa. Từ vận dụng mức thuế đến thuế hải quan đều liên quan đến xuất xứ. Việc xác định nguồn gốc hàng hóa có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu, để từ đó hưởng các ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại.
  • Giúp quốc gia thống kê thương mại hàng năm dễ dàng hơn. Đồng thời đây còn là chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng và hình thức để xác định các ưu đãi dành riêng của các quốc gia.
  • Nhằm thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm công của quốc gia và ghi nhãn hàng hóa.
  • Nhằm giúp doanh nghiệp áp dụng được các chính sách thương mại về chống bán phá giá trên một đất nước cụ thể hay một lãnh thổ nào đó.

7. Một số quy định liên quan đến nguồn gốc hàng hóa

Dolphin Sea Air đã giải đáp cho bạn nguyên nhân vì sao cần xác định xuất xứ hàng hóa, Tiếp theo, mời bạn cùng tìm hiểu một số quy định liên quan đến nguồn gốc hàng hóa như sau:

7.1 Quy định cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa

Theo Điều 12 Chương 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ, quy định về xuất xứ của hàng hóa được thực hiện như sau:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được cấp bởi các tổ chức theo mẫu quy định.
  • Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá xuất khẩu phải nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho tổ chức cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực nội dung của hồ sơ đó.
  • Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ để xác định nguồn gốc của hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp, nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định trong Nghị định này. Ngoài ra, nếu bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.
  • Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá trong quá trình vận chuyển. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Quy định cấp giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa

\>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: 15 Nguyên tắc khai hải quan bắt buộc và lưu ý cần biết

7.2 Quy tắc nguồn gốc hàng hóa ưu đãi

Theo quy định của Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, quy tắc xuất xứ ưu đãi được áp dụng như sau:

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ tuân theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Ngoài ra quy tắc nguồn gốc hàng hóa ưu đãi tuân theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về việc áp dụng các Điều ước quốc tế đó.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi sẽ tuân theo quy định của nước nhập khẩu đối với các ưu đãi này. Bên cạnh đó quy tắc nguồn gốc hàng hóa ưu đãi cũng sẽ tuân theo hướng dẫn của Bộ Công Thương về quy tắc xuất xứ.

7.3 Quy tắc nguồn gốc hàng hóa không ưu đãi

Theo quy định của Thông tư 05/2018/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành, quy tắc nguồn gốc hàng hóa không ưu đãi được mô tả như sau:

  • Hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ. Điều kiện là chúng phải đáp ứng các quy định tại Điều 7 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ. Đồng thời phải tuân theo quy định chi tiết về xuất xứ của hàng hóa trong Luật Quản lý ngoại thương (gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
  • Hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu được coi là không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ. Điều kiện là những hàng hóa này không đáp ứng các tiêu chí xuất xứ không ưu đãi được quy định trong Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng. Quy định này được ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

7.4 Cách ghi nguồn gốc hàng hóa trên nhãn mác đúng nhất

Theo quy định của Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, cách ghi nguồn gốc của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được quy định như sau:

  • Tổ chức và cá nhân sản xuất, nhập khẩu có quyền tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình. Tuy nhiên, họ phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ của hàng hóa, cũng như các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết.
  • Cách ghi xuất xứ của hàng hóa được quy định như sau: Sử dụng cụm từ "sản xuất tại" hoặc "chế tạo tại", "nước sản xuất", "xuất xứ" hoặc "sản xuất bởi" kèm theo tên đầy đủ của nước hoặc vùng lãnh thổ nơi hàng hóa đó được sản xuất.
  • Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa không được viết tắt.

8. Trường hợp nào hàng hóa được coi là có xuất xứ?

Dolphin Sea Air đã chia sẻ cho bạn một số quy định liên quan đến nguồn gốc hàng hóa. Tiếp theo, mời bạn cùng tìm hiểu các trường hợp hàng hóa được coi là có xuất xứ:

8.1 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trong các trường hợp sau:

  • Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Các sản phẩm từ động vật sống được đề cập trong khoản 2 Điều 7 này.
  • Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.
  • Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, không được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 này. Các khoáng sản này được chiết xuất hoặc khai thác từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của một quốc gia, nhóm quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó.

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

8.2 Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về hàng hóa không thuần túy như sau:

Hàng hóa được xem là có xuất xứ không thuần túy, nếu nó đáp ứng tiêu chí xuất xứ được quy định trong Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng do Bộ Công Thương ban hành tại Phụ lục I kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT.

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Trái với các tiêu chí để hàng hóa đạt xuất xứ WO, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (Non-WO) của Việt Nam vẫn có thể sử dụng nguyên liệu thu mua trong nước mà không xác định được xuất xứ. Ngoài ra có thể không đạt tiêu chí xuất xứ không ưu đãi được quy định trong Phụ lục I kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT.

Bên cạnh đó, hàng hóa không thuần túy còn sử dụng nguyên liệu nhập khẩu theo một tỷ lệ nhất định. Do đó, trong Chương III (Quy tắc xuất xứ không ưu đãi) của Nghị định số 31/2018/NĐ-CP không có điều khoản về Cộng gộp (Accumulation). Tuy nhiên vẫn quy định tại Điều 11 về tỷ lệ không đạt tiêu chí xuất xứ không ưu đãi.

9. Các định nghĩa chung liên quan về xuất xứ hàng hóa (C/O)

Dolphin Sea Air đã cung cấp cho bạn các thông tin về nguồn gốc của hàng hóa và quy định mới về xuất nhập khẩu. Tiếp theo, mời bạn cùng tìm hiểu các định nghĩa chung liên quan về xuất xứ của hàng hóa (C/O) dưới đây:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Đây là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp. Nó dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
  • Quy tắc xuất xứ ưu đãi: Đây là thỏa thuận ưu đãi về thuế quan hoặc và ưu đãi phi thuế quan hoặc các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết.
  • Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: Đây là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này. Bên cạnh đó, quy tắc này còn dùng trong các trường hợp áp dụng những biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống trợ cấp, chống bán phá giá, tự vệ. Ngoài ra còn có những biện pháp về hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, thống kê thương mại và mua sắm chính phủ.
  • Hệ thống hài hòa hóa: Hệ thống hài hòa hóa là danh pháp thuế quan toàn cầu được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn quốc tế về mô tả và mã số (mã HS). Hệ thống hài hòa hóa nhằm phân loại đối với mọi mặt hàng thương mại trên toàn cầu, bao gồm cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Được áp dụng từ năm 1988, hệ thống này được quản lý bởi Tổ chức Hải quan Quốc tế (WCO), chức năng chính của nó là tạo ra một cơ sở thông tin chung nhằm tối ưu hóa quy trình hải quan toàn cầu.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng: Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.

Yêu cầu đánh giá nguồn gốc xuất xứ năm 2024
Các định nghĩa chung liên quan về xuất xứ của hàng hóa (C/O)

  • Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ: Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận đã được cấp đầu tiên.
  • Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
  • Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.
  • Chuyển đổi mã số hàng hóa: Đây là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ này.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ: Thường được viết tắt là C/O (Certificate of Origin) là chứng từ quan trọng trong thương mại quốc tế chứng nhận lô hàng cụ thể được xuất khẩu có xuất xứ thuần túy, hoặc được sản xuất hoặc được chế biến tại một quốc gia cụ thể.

Bài viết này đã chia sẻ cho bạn về xuất xứ hàng hóa và các quy định mới về xuất nhập khẩu. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này thì hãy nhanh chóng liên hệ cho