Năm nắng mười mưa có nghĩa là gì năm 2024

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

  1. Thành ngữ: Năm nắng mười mưa

- Tác dụng: Thành ngữ "năm nắng mười mưa" được Tú Xương diễn đạt trong câu thơ chỉ sự vất vả, tất bật lo toan của bà Tú, không dám ngơi nghỉ dù nắng hay mưa. Đó cũng là cuộc sống, số phận khổ cực mà bà Tú phải chịu. Đây là thành ngữ quen thuộc trong vô số thành ngữ của Việt Nam, giờ đây được Tú Xương vận dụng vào thơ của mình, điều đó càng chứng tỏ sự đồng cảm, thương vợ của ông.

Quảng cáo

Năm nắng mười mưa có nghĩa là gì năm 2024

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống được gợi từ câu tục ngữ mà em yêu thích dựa vào cấu trúc bên dưới:

BÀI 1 ( 5 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắngEo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không. (Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 –...

Đọc tiếp

BÀI 1 ( 5 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 – 30).

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2. (1.0 điểm) Tìm các thành ngữ được sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 3. (1.5 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu 4. (1.5 điểm) Qua bài thơ trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng từ 8 đến 12 dòng) trình bày suy nghĩ của anh chị về sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong gia đình.

Phân tích bài thơ " Thương vợ " của Trần Tế Xương . Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng , Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận , Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc , Có chồng hờ hững cũng như không . ( Ngữ văn 11 - Tập 1 , NXBGD , Hà Nội - 2007 ) HELP ME !!!!!!! ...

Tú Xương là bút danh của Trần Tế Xương. Học vị tú tài, lận đận mãi trên con đường khoa cử: "Tám khoa chửa khỏi phạm trường quy". Chỉ sống 37 năm, nhưng sự nghiệp thơ ca của ông thì bất tử. Quê ở làng Vị Xuyên, thành phố Nam Định. "Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương" là câu nói tự hào của đồng bào quê ông.

BÀI 1 ( 5 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Một duyên hai nợ, âu đành phận,Năm nắng mười mưa, dám quản công.Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:Có chồng hờ hững cũng như không! a) Tìm từ ghép đẳng lậpb) c) Tìm từ trái nghĩad) Tìm trường từ vựng và gọi...

+ Một duyên hai nợ: Hàm ý nói lên sự vất vả của bà Tú khi phải một mình đảm đương công việc gia đình để nuôi chồng và con.

+ Năm nắng mười mưa: Chỉ sự vất vả, cực nhọc.

- So sánh với các từ ngữ thông thường, các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, thể hiện sức khái quát và có giá trị biểu cảm cao hơn.

- Việc sử dụng hai thành ngữ, kết hợp với các cụm từ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh người vợ vất vả, tần tảo, đảm đang, tháo vát trong công việc.

2. Giá trị nghệ thuật của các thành ngữ in đậm trong các câu thơ (SGK)

- Thành ngữ "Đầu trâu mặt ngựa" biểu đạt tính chất hung bạo, thú vật và sự vô lại của bọn quan quân khi chúng kéo đến nhà Thúy Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.

- Thành ngữ "Cá chậu chim lồng" biểu hiện được cảnh sống tù túng chật hẹp, mất tự do tuy bề ngoài có vẻ hào nhoáng, hoa mĩ.

- Thành ngữ "Đội trời đạp đất" biểu hiện được sự ngang tàng, ý chí và lối sống tự do, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào của Từ Hải.

3. Điển cố trong hai câu thơ (SGK)

- Giường kia: Mượn ý từ câu chuyện về Trần Phồn đời Hậu Hán, Phồn quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

- Đàn kia: Mượn ý từ câu chuyện về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, còn Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn có thể hiểu được tâm sự và suy nghĩ của bạn. Khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không ai hiểu được tiếng đàn của mình.

- Cả hai điển cố đều được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn. Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự.

4. Tính hàm súc, thâm thuý của các điển cố trong các câu thơ (SGK)

- Ba thu: Điển cố lấy ý trong Kinh Thi "Nhất nhật bất kiến như tam thu hề" (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người. Dùng điển cố này muốn nói khi chàng Kim đã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau cảm giác lâu như ba năm.

- Chín chữ: Kinh Thi kể chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái (sinh, cúc, phú, súc, trưởng, dục, cố, phục, phúc). Dẫn điển tích này, Thuý Kiều nghĩ đến công lao của cha mẹ đối với bản thân.

- Lỉễu Chương Đài: Chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về cho vợ có câu "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi?". Dẫn điển tích này, Kiều mường tượng đến cảnh Kim Trọng trở lại thì mình đã thuộc về người khác.

- Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì tiếp bằng mắt trắng (lòng trắng). Dẫn điển tích này, Từ Hải muốn nói rằng, dù Kiều ở chốn lầu xanh, hằng ngày phải tiếp khách làng chơi nhưng nàng chưa hề ưa ai, bằng lòng với ai. Câu nói của Từ thể hiện lòng quý trọng và sự đề cao phẩm giá của Thúy Kiều.

5. Hiệu quả diễn đạt khi thay các thành ngữ bằng từ ngữ thông thường

  1. Trong câu "Này các cậu đừng có mà ma cũ bắt nạt ma mới. Cậu ấy vừa mới chân ướt chân ráo đến, mình phải tìm cách giúp đỡ chứ", có hai thành ngữ:

- Ma cũ bắt nạt ma mới, người cũ cậy quen biết nhiều mà lên mặt, bắt nạt, doạ dẫm người mới đến. Có thể thay bằng cụm từ, bắt nạt người mới.

- Chân ướt chân ráo, vừa mới đến, còn lạ lẫm. Có thể thay bằng chính những từ vừa giải thích.

  1. Trong câu "Họ không đi tham quan, không đi thực tế kiểu cưỡi ngựa xem hoa mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường..." có thành ngữ Cưỡi ngựa xem hoa. Thành ngữ này chỉ việc làm qua loa, không đi sâu tìm hiểu kĩ càng, thấu đáo. Có thể thay bằng cụm từ qua loa.

Nếu thay các thành ngữ bằng những từ ngữ tương đương thông thường thì chỉ đảm bảo được phần nghĩa, không thể đảm bảo được phần sắc thái biểu cảm, câu nói cũng mất đi tính hình tượng và sự diễn đạt có thể dài dòng.