Vườn bách thảo hà nội ở đâu

Khuôn viên – Công viên Bách Thảo

Lối đi bên trong công viên Bách Thảo

Nằm ở phía tây bắc thủ đô Hà Nội, được xây dựng vào thời kỳ đầu khi người Pháp sang xâm lược Việt Nam. Nơi đây không chỉ là dấu tích của lịch sử mà còn là nơi bảo tồn của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đến đây ngoài việc thư giãn, hít thở không khí trong lành bạn còn có thể tham quan, tìm hiểu về các loài động thực vật, tập thể dục vào những buổi sáng sớm, dã ngoại, vui chơi, họp nhóm,…

Di chuyển bằng xe buýt

Để di chuyển đếnc công viên Bách Thảo bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe buýt với các chuyến xe buýt bên dưới và đừng quên yêu cầu bác tài cho xuống tại trạm gần với công viên Bách Thảo nhất nhé.

Xe buýt số 38 [BX Nam Thăng Long – Mai Động]

  • Thời gian hoạt động: 05:00 – 21:00 
  • Giá vé: 7.000 đồng/vé/chuyến
  • Thời gian giãn cách chuyến: 15 – 20 phút/chuyến

Xe buýt số 45 [Times City – BX Nam Thăng Long]

  • Thời gian hoạt động: 05:00 – 20:00
  • Giá vé: 7.000 đồng/vé/chuyến
  • Thời gian giãn cách chuyến: 10-15 phút/chuyến

1. Giá vé vào cổng – Công viên Bách Thảo

Giá vé vào cổng tham quan tại công viên Bách Thảo là miễn phí.

2. Giá vé gửi xe – Công viên Bách Thảo

Khi đến công viên Bách Thảo bằng phương tiện cá nhân bạn có thể tham khảo việc gửi xe tại công viên hoặc bãi đỗ xe Ngọc Hà với giá giao động từ 5.000 đồng trở lên tùy loại xe. 

1. Tìm hiểu về thế giới thiên nhiên và những câu chuyện kỳ bí

Ngoài diện mạo là một công viên, công viên Bách Thảo còn là nơi bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm tạo điều kiện mở mang kiến thức về thế giới sinh vật cho các em học sinh khi có nhu cầu tìm hiểu về các loài động thực vật quý. Ngoài ra, đến đây bạn cũng có thể mang một ít thức ăn cho các chú sóc hay những chú chim bồ câu ở đây nhâm nhi nhé. 

Động vật ở công viên Bách Thảo

Đặc biệt bên trong công viên còn có một khu đồi nhỏ hay còn gọi là núi Rừng. Khu vực này là nơi thờ phượng Huyền Thiên Hắc Đế, một cậu bé tài ba đã có công giúp vua Lý đánh giặc, nên người đời sau đã lập miếu thờ. Khi đến đây bạn còn có thể tìm hiểu về những truyền thuyết cũng như những câu chuyện thú vị được truyền tụng cho đến tận ngày nay. 

2. Tập thể dục buổi sáng ở công viên Bách Thảo

Cảnh quang xinh đẹp ở công viên Bách Thảo

Với tổng diện tích 33 hecta, công viên Bách Thảo được trồng nhiều cây xanh, bên trong khuôn viên còn có hồ nước xanh ngọc mang vẻ đẹp an yên, hữu tình. Vì thế, nơi đây thu hút khá đông người dân đặc biệt là người cao tuổi đến để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

3. Check in với khung cảnh yên bình, xinh đẹp tại khuôn viên Bách Thảo

Vẻ đẹp mùa thu ở công viên Bách Thảo

Khung cảnh tuyệt mỹ từ thiên nhiên với những cây cau, cây dừa, cây cọ to lớn cùng các cây cổ thụ như cây si, cây đa với gốc rễ sần sùi nổi lên mặt đất, những cây hoa phong lan quý hiếm hay những loài hoa đa sắc màu. Sẽ khiến bạn phải trầm trồ và say đắm trước cảnh sắc hữu tình này. Và đừng quên chụp hình để lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ tại đây nhé. 

4. Tổ chức dã ngoại [picnic] cùng gia đình và bạn bè

Các bé tham gia buổi dã ngoại tại công viên Bách Thảo

Với khuôn viên xanh mát cùng không khí trong lành rất phù hợp để bạn có thể tổ chức các buổi dã ngoại vui chơi cùng gia đình và bạn bè. Đến đây bạn chỉ cần chuẩn bị các vật dụng thảm trải cùng ít thức ăn và nước uống là đã có thể quây quần và hưởng thụ không gian của riêng mình rồi. 

5. Đọc sách và học tập với không gian yên tĩnh 

Người dân đánh cờ tại công viên Bách Thảo

Công viên Bách Thảo là một địa điểm tuyệt hảo dành cho những ai mong muốn tìm đến một nơi để đọc sách và tập trung trong việc ôn bài hay sinh hoạt nhóm. Tiếng chim ríu rít trên tán cây, cùng không gian xanh rợp bóng mát sẽ là nơi giúp bạn có thể tập trung, đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí dành cho bạn. 

1. Thời gian tốt nhất đến công viên Bách Thảo

  • Nếu bạn có nhu cầu dã ngoại thì đừng quên xem dự báo thời tiết để tránh đi vào những ngày có thời tiết xấu và mưa nhiều, vì như thế sẽ làm gián đoạn cuộc vui của bạn. 
  • Nếu bạn có nhu cầu tập thể dục vào buổi sáng thì thời gian thích hợp dành cho bạn là vào khoảng 05:00 – 07:00, thời gian này là thời điểm không khí ở đây mát mẻ và dễ chịu nhất trong ngày vì thế sẽ rất tốt khi bạn luyện tập thể dục. 

2. Các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần công viên Bách Thảo

Sau khi vui chơi thỏa thích thì đừng quên nạp lại năng lượng cho bản thân bằng các món ăn ngon nhé. Dưới đây là các địa điểm ăn uống hấp dẫn gần công viên Bách Thảo, bạn có thể tham khảo:

Chả Cá Anh Vũ

  • Địa chỉ: 120-k1, phường Giảng Võ, chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0243.51.21.279
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 14:00 và 16:30 – 22:00 [áp dụng cho tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ Tết] 

Quán chả cá Anh Vũ

Phở Gia Truyền Bát Đàn

  • Địa chỉ: 49 Bát Đàn, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số điện thoại:093.68.50.123
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 10:00 và 18:00 – 20:30 [áp dụng cho tất cả các ngày trong tuần kể cả lễ Tết] 

Phở Gia Truyền Bát Đàn

Trên đây là tất tần tật về Khám phá công viên Bách Thảo: Ở đâu, chỗ gửi xe, giá vé?. Hy vọng qua bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích phục vụ cho chuyến đi sắp tới của bạn. Chúc bạn sẽ có những phút giây thư giãn tuyệt vời bên người thân và bạn bè nhé.

Mô Tả:

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

Vườn Bách Thảo Hà Nội, 3 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

Vườn Bách Thảo Hà Nội, 3 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

Vườn Bách Thảo Hà Nội, 3 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

Vườn Bách Thảo có từ cuối thế kỷ XIX. Vị trí: 2RRJ+4G, số 3 phố Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 3km [hướng 10h]. Trạm bus lân cận: đầu các phố Hoàng Hoa Thám [xe 14, 45 đi từ phía Tây], Ngọc Hà [xe 09 từ phía Tây], Thụy Khuê [xe 14, 45 từ phía Đông].

Lược sử

Phía đông bắc đình Ngọc Hà nguyên là đất phường Khán Xuân, nơi từng có một công trình kiến trúc xây trên gò đất cao, do bị đốt phá trong chiến tranh nên đến giữa thời Nguyễn đã không còn dấu tích gì ngoài hai cái tên cũ “Đền Khán Xuân” và “Đài Khán Xuân”. Dân Hà Thành truyền miệng rằng vào hồi đầu thế kỷ XIX nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương sống ở ven Tây Hồ từng viết một bài thơ bằng chữ Nôm, nhan đề là “Chơi đền Khán Xuân”.[1]

  • Hồ Bách Thảo và núi Sưa. Panorama ©NCCong 2016

Sau khi chiếm xong Việt Nam, thực dân Pháp làm quy hoạch ngay thành phố Hà Nội và mở rộng thành thủ phủ của toàn xứ Đông Dương. Năm 1890, họ quyết định lập một Vườn Bách Thảo [Jardin Botanique] tại phường Khán Xuân và đã cho di dời cư dân cũ. Trong tổng diện tích hơn 33ha đất, ngoài các thảm cỏ, hàng cây, luống hoa, chuồng chim, chuồng thú còn có hồ nước tự nhiên với hòn đảo nhỏ.

Hồ Bách Thảo. Photo ©NCCong 2016

Do nơi đây nuôi nhiều loài thú lạ và trồng lắm loài hoa đẹp nên người Việt quen gọi là vườn Bách Thú hoặc trại Hàng Hoa. Đến thời đại chiến lần thứ hai [1939—1945] bùng nổ, do không có điều kiện chăm sóc chu đáo, chim muông ở đây bị đói ăn và ốm chết dần. Người Pháp đã phải cho chuyển hết số thú còn lại vào Sở thú Sài Gòn, nơi đây trở lại là vườn cây đúng như tên gọi “Vườn Bách Thảo Hà Nội”.

Sau năm 1975, nhiều chim thú đã được đưa sang Vườn thú Thủ Lệ và Thảo cầm viên Sài Gòn. Vườn Bách Thảo vẫn có 3 cổng mở ra các phố Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà nhưng bị thu hẹp chỉ còn hơn 10ha để nhường hai phần ba diện tích cho Khu di tích lịch sử Ba Đình.

Góc phía tây vườn Bách Thảo có một gò lớn thường gọi là núi Sưa, bên cạnh những tên khác nhau gồm: núi Khán, núi Long Đỗ, núi Nùng. Tuy nhiên, học giả Phan Huy Chú thời Nguyễn đã viết trong sách “Hoàng Việt dư địa chí” như sau:

Núi Nùng ở giữa thành. Triều Lý định đô lấy núi làm đài chính điện, đến thời Lê là điện Kính Thiên, nay là điện phía trước hoàng cung. Xưa truyền rằng giữa núi có một lỗ hổng là nơi thông hơi của hồ ao và núi, nên gọi là Long Đỗ [rốn rồng].

Đền Núi Sưa. Photo ©NCCong 2016

Đền Núi Sưa

Ngôi đền thờ Huyền Thiên Hắc Đế được xây trên núi vào cuối thế kỷ XIX, mặt quay về hướng Đông, bên trong treo bức hoành phi đề 4 chữ Hán “Sư sơn lăng miếu”. Tiền tế gồm 3 gian kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói mũi hài, trong khám thờ có đặt long ngai bài vị, mũ áo Đức Huyền Thiên. Hậu cung 3 gian chạy dọc phía sau. Tường bên phải gắn 4 tấm bia đá ghi niên hiệu Thành Thái tứ niên [1894], Thành Thái lục niên [1896], Minh Mệnh [1829 – 1841], Bảo Đại lục niên [1933].

Vùng quanh núi vốn có các làng Khán Xuân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp và tới năm 1892 thì thêm làng Xuân Biểu, tất cả đều thờ Đức Huyền Thiên Hắc Đế làm thành hoàng. Khi người Pháp làm vườn Bách Thảo, nhân dân Khán Xuân đã di đến ngụ cư tại đất xóm Yên Biểu của làng Ngọc Thanh [nay là đoạn đầu phố Sơn Tây]. Họ vẫn thờ Huyền Thiên Hắc Đế nhưng sau do ở nhờ đất khách nên cũng thờ thêm thành hoàng của làng Ngọc Thanh là Bố Cái đại vương và Linh Lang đại vương.

Huyền Thiên Hắc Đế có công phò trợ vua Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành. Lễ hội Núi Sưa được tổ chức hàng năm nhân sinh nhật của ngài 19 tháng Giêng âm lịch. Cuối thế kỷ XX, dân làng Ngọc Hà đã quyên góp trùng tu đền. Những cây sưa cổ thụ ở quanh đền đến nay cũng đã hơn trăm tuổi.

Vườn Bách Thú thời Pháp thuộc

Ngày 07-11-2015, UBND TP Hà Nội đã xếp hạng đền Núi Sưa là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật.

Di tích lân cận

[1] Chơi đền Khán Xuân Êm ái chiều xuân tới khán đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai Ba hồi triêu mộ chuông gầm sóng Một vũng tang thương nước lộn trời Bể ái nghìn trùng khôn tát cạn Nguồn ân muôn trượng dễ khơi vơi Nào nào cực lạc là đâu tá,

Cực lạc là đây chín rõ mười.


©NCCông 2016, Ha Noi botanic garden

Video liên quan

Chủ Đề