Tại sao không nên bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng, vai trò lớn không chỉ đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, chủ thể sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng mà nó còn liên quan đến sự phát triển của cả quốc gia.

Đối với chủ thể nắm quyền sở hữu, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo, thức đẩy những nỗ lực, cống hiến của họ vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật, tạo ra những sản phẩm tốt. Việc bảo vệ quyền còn giúp chủ sở hữu thu được nguồn tài chính đáng kể, đó sẽ là thu nhập cho chính họ.

Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần vào giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp. Nếu không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thì trên thị trường sẽ tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Đối với người tiêu dùng thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp cho họ có cơ hội lựa chọn và được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của họ.

Còn đối với sự phát triển của quốc gia thì việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh toàn cấu hóa hiện nay, với sự luân chuyển mạnh mẽ, liên tục của tài sản hữu hình cũng như tài sản vô hình giữa các quốc gia, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia.

Hơn nữa, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị. Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Và gần đây nhất, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP cũng có chương riêng về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới.

Ngoài ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại lành mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Trên đây là những lý do mà ta cần phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nước ta cần có những quy định chặt chẽ hơn về pháp luật sở hữu trí tuệ, phù hợp với sự hội nhập hóa ngày càng sâu rộng hiện nay.

XEM NGAY VIDEO HƯỚNG DẪN VIẾT TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Phòng Sở hữu Trí Tuệ - VP Luật Newvision Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Email:
  • Hotline: Hotline tư vấn sở hữu trí tuệ: 024.6682.8986

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

Sự bùng nổ của khoa học công nghệ là đòn bẩy cho sự ra đời của sản phẩm trí tuệ. Khi sản phẩm trí tuệ không ngừng tăng lên thì quyền sở hữu trí tuệ cũng dễ bị xâm phạm hơn nhất là trong thời kỳ công nghệ số ngày nay.

Sở hữu trí tuệ là gì?

“Trí tuệ” là nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định, đây là năng lực riêng của con người.

Tài sản trí tuệ là những thành quả do hoạt động trí tuệ con người tạo ra. “Sở hữu trí tuệ” được hiểu là sự sở hữu đối với những tài sản trí tuệ đó.

Là các quyền xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật hợp pháp. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm:

– Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả;

– Quyền sở hữu công nghiệp;

– Quyền đối với giống cây trồng.

Tại sao phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ nhất là công nghệ số, có thể thấy một sản phẩm thành công trên thị trường thì ngay sau đó sẽ xuất hiện những sản phẩm tương tượng, hoặc là giống với sản phẩm đó. Từ đây tạo áp lực lên chủ sở hữu sản phẩm gốc, thậm chí có những sản phẩm gốc bị chính sản phẩm ăn theo đó đánh bật khỏi thị trường. Đây chính là lúc, thấy được vị thế, tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. 

  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ khuyến khích sự sáng tạo

Một sản phẩm là sự kết tinh của thành quả nghiên cứu, lao động, là chất xám của người sáng tạo, người sở hữu. Không ai muốn công sức, trí tuệ của mình bị sao chép, xâm phạm vì vậy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là tôn trọng chủ sở hữu. Khi trí tuệ, quyền lợi của mình được bảo vệ sẽ là động lực để những người để sáng tạo tiếp tục cống hiến tạo ra giá trị 

  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ thúc đẩy kinh doanh

Nhờ vào việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm trí tuệ của mình, các doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với những thiệt hại về mặt kinh tế do hành vi “chiếm đoạt” của các đối thủ cạnh tranh. Từ đó góp phần vào việc giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp.

  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

Với những thủ đoạn tinh vi thì các mặt hàng bị làm giả, làm nhái giống với hàng thật xuất hiện trên thị trường ngày một phổ biến thì người tiêu dùng khó lòng phân biệt được, rất dễ mua phải những loại hàng kém chất lượng này. Từ đây quyền lợi người tiêu dùng; uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm cũng bị ảnh hưởng. 

Thường vào dịp tết hàng năm dân mạng lại được phen nháo nhào nhờ những màn review, unbox bánh kẹo theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó với chất lượng kém, không đáng giá tiền bỏ ra. Với tư cách là một người tiêu dùng bỏ tiền ra mua hàng hóa thì không ai muốn mình ăn phải cú lừa.

Vì vậy, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng là cách giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. 

  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Tạo dựng và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Bằng cơ chế bảo hộ độc quyền, pháp luật sở hữu trí tuệ chống mọi hành vi sử dụng các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đang được bảo hộ cũng như những hành vi bộc lộ, sử dụng trái phép thông tin bí mật được bảo hộ…Không cá nhân, doanh nghiệp nào muốn sản phẩm đầu tư trí tuệ công sức của mình lại bị làm giả, làm nhái nhất là sau đó sản phẩm đó trở thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường với sản phẩm chính gốc.

  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ tạo uy tín cho doanh nghiệp

Để một sản phẩm đến tay người tiêu dùng phải trải qua nhiều công đoạn. Từ việc cá nhân, doanh nghiệp đầu tư chất xám lên ý tưởng, nghiên cứu, thử nghiệm,… đến việc đầu tư việc bạc vật chất cho nghiên cứu,công bố, Marketing,…Đó là cả một quá trình dài chứng tỏ tâm huyết và sự uy tín của chủ sở hữu. Nhờ vào bảo vệ sở hữu trí tuệ, công ty sẽ xây dựng được “uy tín thương hiệu”. Được nhiều người biết đến và tin dùng.

  • Bảo vệ sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích quốc gia

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn có ý nghĩa về chính trị, đóng vai trò quan trọng trong việc hội nhập kinh tế nước ta với thế giới. Nếu muốn gia nhập làm thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO thì điều kiện tiên quyết đối với các quốc gia là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 

Pháp luật sở hữu trí tuệ cho phép tổ chức, cá nhân có quyền đối với tài sản trí tuệ của mình. Quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ nào cũng được pháp luật bảo hộ. Vì vậy, để tránh các hành vi xâm phạm quyền, Luật sở hữu trí tuệ đã quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Có thể hiểu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc nhà nước và chủ sở hữu quyền sử dụng các biện pháp để bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng thuộc sở hữu của mình. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên thực tế và là việc xử lý khi có hành vi xâm phạm.

Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Tổ chức, cá nhân có quyền áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho phép để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình và có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp tự bảo vệ của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

– Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng [sau đây trong Điều này gọi chung là sản phẩm] nhằm thông báo rằng sản phẩm là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và khuyến cáo người khác không được xâm phạm;

+ Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. VIệc yêu này phải được thực hiện tuân theo các quy định về:

+  Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

+ Tài liệu, chứng cứ, hiện vật, kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

+ Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền

+ Chứng cứ chứng minh xâm phạm

+ Trách nhiệm của người yêu cầu xử lý xâm phạm

+ Nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Xem thêm: Xác định thiệt hại từ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Biện pháp dân sự

Biện pháp này được áp dụng để xử lí hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lí bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Toà án áp dụng các biện pháp sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

– Buộc bồi thường thiệt hại;

– Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, pháp luật quy định cho những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Biện pháp khẩn cấp tạm thời được toà án áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, toà án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nhất định.

Xem thêm: Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Bộ luật hình sự 2015 quy định các tội danh và hình phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm:

– Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: Điều 225

– Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: Điều 226

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả: Điều 192

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm: Điều 192

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh: Điều 194

– Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi: Điều 195

– Tội lừa dối khách hàng: Điều 198

Biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, cá nhân, tổ chức khác bị thiệt hại do hành vi xâm phạm hoặc phát hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm. Khi xử lý hành chính, tùy vào hành vi xâm phạm mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt cảnh cáo hay phạt tiền và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, khắc phục.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính và hình thức xử phạt

Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý và hàng hoá sao chép lậu

+ Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

+ Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.

– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

– Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ;

– Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;

– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Lưu ý, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính

Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

– Tạm giữ người;

– Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm;

– Khám người;

– Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;

– Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính trong các trường hợp sau đây,

– Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

– Tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm;

– Nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Cụ thể, cơ quan hải quan áp dụng hai biện pháp: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và kiểm tra,giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trên đây là một số nội dung pháp lý LawKey gửi đến bạn đọc. Nếu còn vấn đề chưa rõ, vui lòng liên hệ với Lawkey.

Video liên quan

Chủ Đề