Vùng lương tối thiểu là gì

  • Mức lương tối thiểu vùng được xác định là là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Theo đó, trong mọi trường hợp người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng này kể cả khi được sự đồng ý của người lao động.
  • Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp [theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019].
  • Thông thường mức lương này được điều chỉnh định kỳ vào ngày 01/07 hằng năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của Covid-19 trong 2 năm liên tiếp là năm 2020 và 2021 mức lương tối thiểu vùng không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
  • Căn cứ theo tình hình dịch bệnh và những khó khăn về kinh tế hiện nay dự kiến lương tối thiểu vùng 2022 được giữ nguyên so với năm 2021. Trong bài viết này, Công ty luật Việt An xin cung cấp cho quý khách hàng các quy định về mức lương tối thiểu vùng năm 2022.
  • Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động [trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP].

Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp tại Điều 3 Nghị định 90/2019, cụ thể như sau:

Vùng Mức lương tối thiểu vùng cho người lao động chưa qua đào tạo, học nghề, công việc đơn giản nhất
Vùng 1 4.420.000 đồng/tháng
Vùng 2 3.920.000 đồng/tháng
Vùng 3 3.430.000 đồng/tháng
Vùng 3 3.070.000 đồng/tháng

Mức lương tối thiểu đối với lao động làm công việc đã qua đào tạo học nghề

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đơn giản nhất.
  • Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Theo đó người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề được hưởng mức lương tối thiểu như sau:
Vùng Mức lương tối thiểu vùng cho người lao động đã qua học nghề
Vùng 1  4.420.000 + [4.420.000 x 7%] = 4.729.400 đồng/tháng
Vùng 2 3.920.000 + [3.920.000 x 7%] = 4.194.400 đồng/tháng
Vùng 3 3.430.000 + [3.430.000 x 7%] = 3.670.100 đồng/tháng
Vùng 4 3.070.000 + [3.070.000 x 7%] = 3.284.900 đồng/tháng

Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng

  • Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng đó. Khi doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu cùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người lao động tại doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi nhà nước có quy định mới.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  • Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2022

Các địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng năm 2022 không có sự thay đổi so với năm 2021. Để xác định được địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, người lao động và doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. Cụ thể quy định như sau:

Vùng I: Bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển như: Gia Lâm; Đông Anh; Sóc Sơn; Thanh Trì; Thường Tín; Hoài Đức; Thạch Thất; Quốc Oai; Thanh Oai; Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây; thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương…

Vùng II: Bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển như: huyện Ba Vì, Tp. Hải Dương, Tp Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, Vĩnh Yên; Phúc Yên; các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang; Tp Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; TP Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau; Tp Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình….

Vùng III: Bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy nhiên thấp hơn ở vùng II như: các huyện Cẩm Giàng; Nam Sách; Kim Thành; Kinh Môn; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng; các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau; các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;

Vùng IV: Bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó khăn, đặc biệt khó khăn [là các vùng, địa bàn còn lại].

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật lao động xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ cụ thể!

Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng là hai khái niệm hay được sử dụng, nhưng không phải ai cũng biết lương cơ bản là gì và khác gì với lương tối thiểu vùng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng.

Câu hỏi của khách hàng về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng:

Tôi là Hải, 27 tuổi, đến từ Hà Tĩnh. Tôi mới mở 1 công ty được tầm 4 tháng và đang có ý định tuyển lao động. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về trả lương cho người lao động, tôi có một thắc mắc là Lương cơ bản là gì? Quy định lương cơ bản để làm gì và lương cơ bản khác gì lương tối thiểu vùng. Mong luật sư giải đáp giúp cho.

Luật Thái An trả lời về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Về vấn đề lương cơ bản và lương tối thiểu vùng, chúng tôi xin trả lời như dưới đây:

Cơ sở pháp lý điều chỉnh lương cơ bản và lương tối thiểu vùng là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Bộ luật lao động 45/2019/QH14
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Lương cơ bản không phải là một khái niệm được pháp luật quy định nhưng lại được rất nhiều người lao động nhắc đến. Lương cơ bản là mức lương mà người lao động nhận được khi làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không bao gồm các khoản tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập bổ sung.

===>>> Xem thêm: Lương xác định như thế nào ?

Lương cơ bản khác lương tối thiểu vùng- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Theo điều 91 Bộ luật lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu thì:

Điều 91. Mức lương tối thiểu

1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội.

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường để đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Mức lương tối thiểu theo vùng được Chính phủ quy định dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Mức lương tối thiểu theo vùng này được thay đổi hàng năm để phù hợp với nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Lương cơ bản và lương tối thiểu vùng- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Các mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ năm 2020 là:

  • Mức lương tối thiểu vùng I là 4.420.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng I là 3.920.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng I là 3.430.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng I là 3.070.000 đồng/tháng

===>>> Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng áp dụng như thế nào.

  • Doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng của địa bàn đó
  • Doanh nghiệp hoạt động ở nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo từng địa bàn đặt đơn vị, chi nhánh
  • Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách đến khi Chính phủ có quy định mới.
  • Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.

Khi thỏa thuận lương cơ bản, người sử dụng lao động phải đảm bảo mức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định đối với từng đối tượng, trình độ cụ thể là:

  • Mức lương cơ bản không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
  • Mức lương cơ bản cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Phân biệt lương cơ bản và lương tối thiểu vùng- Nguồn ảnh minh hoạ: Internet

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về lương cơ bản và lương tối thiểu vùng. Hãy gọi Tổng đài tư vấn lao động của Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật lao động là rất khôn ngoan vì bạn sẽ hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình, từ đó biết cách xử lý đúng đắn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, với người sử dụng lao động. Để có thêm thông tin, hãy đọc bài viết Tư vấn luật lao động của chúng tôi.

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề