Mèo có bầu bao lâu thì đẻ

Theo đặc điểm sinh học của cơ thể, khi mèo đạt độ tuổi từ 5- 9 tháng thì nó có thể mang thai. Do đó, nếu sau khoảng thời gian này, mèo có dấu hiệu động dục rồi ngừng, rất có thể chúng đã mang thai. Vậy mèo mang thai bao lâu, dấu hiệu nhận biết và những lưu ý để có thể chăm sóc mèo mẹ cũng như đảm bảo sức khỏe của mèo con tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Dấu hiệu mèo mang thai

Mèo cái khi bắt đầu mang thai sẽ có những thay đổi khác bình thường về cả tập tính, hành vi và cơ thể. Đây là căn cứ giúp bạn có thể phán đoán được liệu rằng chú mèo của mình có đang mang thai hay không. Tuy nhiên để chính xác nhất thì bạn nên đưa chúng đi kiểm tra tại cơ sở thú y.

- Dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất là chu kỳ động dục kết thúc. Mèo không còn kêu meo meo nhiều, quấn người, không có những biểu hiện như lăn qua lăn lại, phần hông nhổm cao, hai chân sau khụy xuống, đuôi để sang một bên,...

Mèo thích được vuốt ve

- Phần đầu núm vú của mèo sẽ hồng hơn, căng, to ra, thậm chí có thể tiết ra sữa [sau 15- 18 ngày từ khi trứng được thụ tinh thành công]

- Mèo ăn nhiều hơn bình thường. Bạn nên tăng khẩu phần mỗi bữa ăn của mèo lên nhưng hạn chế chất béo hay lượng thức ăn quá nhiều vì nó sẽ khiến mèo bị béo phì, mèo con trong bụng to, gây khó khăn khi sinh cho mèo mẹ.

- Mèo thường chọn khu vực yên tĩnh, riêng tư để ngủ. Thời kỳ này mèo ngủ khá nhiều.

Mèo ngủ nhiều hơn là dấu hiệu mèo mang thai

- Mèo có thể buồn nôn và nôn, tuy nhiên nếu chúng nôn nhiều quá, bỏ ăn, nôn, tiêu chảy, co giật thì nên đưa đến bác sỹ thú y để kiểm tra.

- Khi mèo mang thai được khoảng một tháng, những thay đổi trên cơ thể, tập tính trở nên rõ ràng hơn.

  • 2 thành bụng cứng, dưới đầu ti có bánh sữa.
  • Phần lưng cong xuống giống dáng con lừa.
  • Bụng to tròn lên, tuy nhiên nếu mèo nhà bạn tăng kích thước toàn bộ cơ thể như chân, cổ, mông,… thì đó là do chúng bị tăng cân chứ không phải đang mang thai.
  • Mèo trở nên thân thiện, quấn chủ, thích được vuốt ve.

Bụng mèo to tròn

- Khi mèo sắp chuyển dạ [tầm 2 tuần trước khi sinh], mèo mẹ sẽ đi kiếm những khu vực kín đáo, tối như gầm giường, tủ đồ,…rồi tha vải đến để làm ổ. Thời điểm này bạn nên sắm một cái ổ ấm áp để chào đón những chú mèo con sắp chào đời.

Kích thước ổ phải đủ rộng với sức chứa khoảng 6 con cả mẹ và con, có vải lót bên dưới, diệt bọ, diệt khuẩn cho mèo [bằng phun thuốc, phơi nắng ổ,…]. Vị trí ổ phải kín đáo, khô ráo, thoáng mát, tránh xa trẻ em, chò mèo lạ để đảm bảo an toàn cho mèo con.

Làm ổ cho mèo

Mèo mang thai bao lâu?

Thai kỳ trung bình của mèo cái là 55 – 71 ngày tùy từng giống mèo. Khi sắp chuyển dạ, mèo mẹ thường hay quanh quẩn gần chủ vì chúng muốn tìm kiếm sự quan tâm, giúp đỡ. Bạn nên vuốt ve nhẹ nhàng, khích lệ, động viên, bồi bổ thêm dưỡng chất cho mèo mẹ, tăng đạm nhưng hạn chế đồ mặn, tránh để mèo bị ghẻ.

Mèo có thể đẻ tự nhiên giống các loài động vật khác. Tuy nhiên, một số trường hợp như mèo con to, cơ địa mèo mẹ khó đẻ, mèo đau nhiều, co thắt liên tục mà không bắt đầu sinh, nhìn thấy nhau thai hoặc đầu mèo con nhô ra nhưng mèo mẹ không tiếp tục sinh trong khoảng hai phút thì bạn nên nhờ tới bác sỹ thú y, nếu không kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con.

Mèo mang thai bao lâu thì sinh mèo con?

Lưu ý: Không giống như chó, mèo mẹ sẽ tha con đi nếu ổ bẩn hoặc có người lạ, thậm chí chủ nhân nếu lại gần quá nhiều để bảo vệ an toàn cho các con. Do đó bạn không nên quá ngạc nhiên, tốt nhất nên chuẩn bị tinh thần dọn dẹp vài chỗ khuất kín, lót chăn vải để làm ổ cho chúng.

Chăm sóc mèo mẹ trong thời gian mang thai

- Nếu nghi ngờ mèo mang thai bạn nên đưa đến bác sỹ thú y để thăm khám và xin chỉ định chăm sóc, tránh đụng vào chúng vì như vậy có thể khiến thai bị sẩy. Sau 17- 25 ngày, một bác sỹ nếu có kinh nghiệm có thể phán đoán được sự hình thành, phát triển của phôi thai.

- Đưa mèo mẹ đi siêu âm nếu có thể để biết tình trạng sức khỏe của mèo mẹ, mèo con, số lượng mèo con trong bụng,…

Đưa mèo đi siêu âm

  • Sau 20 ngày có thể phát hiện nhịp tim.
  • Sau 45 ngày, bộ xương mèo con bắt đầu được hình thành có thể thấy được. Đây là căn cứ rõ ràng để biết được có bao nhiêu mèo con trong bụng mẹ.
  • Để phát hiện các dị tật bẩm sinh, bác sỹ thường chụp phim 2 lần. Tia X không ảnh hưởng đến cả mèo mẹ lẫn mèo con.
  • Trong suốt thai kỳ, tuyệt đối không được tiêm vắc xin hoặc tùy ý sử dụng các loại thuốc cho mèo. Nếu thật sự cần dùng thuốc, bạn phải hỏi ý kiến của bác sỹ. 
  • Cung cấp đầy đủ thức ăn, dưỡng chất bữa ăn để mèo mẹ nuôi con, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ vì mèo con trong bụng luôn phát triển rất nhanh trong thời điểm này.

Cho mèo mẹ ăn đầy đủ trong giai đoạn mang thai

Những lưu ý trong thời kỳ động dục và mang thai

- Một vài trường hợp, dù mới được 4 tháng tuổi nhưng mèo cái đã động dục và có khả năng sinh con.

- Nếu mèo cái là con lai của mèo lông ngắn và lông dài thì thời gian động dục có thể diễn ra sớm hơn mèo thuần chủng.

- Mèo hoang động dục sớm hơn mèo nhà.

- Mèo mang thai bị nôn.

- Có nên tắm cho mèo đang mang thai không? Câu trả lời là tuyệt đối KHÔNG nhé. Không tắm cho mèo mẹ khi mang thai đến khi sinh và mèo con cai sữa được một tháng.

- Âm đạo mèo cái tiết ra dịch là điều bình thường nhưng nếu dịch có máu hoặc màu xanh vàng thì cần đưa đến các phòng khám thú y để kiểm tra.

- Nếu bạn không muốn mèo sinh nở, nên đưa chúng đi triệt sản.

- Tránh nuôi mèo cùng huyết thống với nhau, phòng trường hợp chúng giao phối với nhau gây lai đồng huyết.

- Không nên để mèo mang thai khi chúng được 6 – 8 tuổi vì lúc này cơ thể mèo mẹ bị lão hóa, sữa không đủ chất, vụng nuôi con.

Trên đây HappyVet đã cung cấp khá đầy đủ thông tin cho bạn đọc về câu hỏi mèo mang thai bao lâu, dấu hiệu nhận biết như nào cũng như các chăm sóc cho mèo mẹ. Tiếp tục theo dõi website //happyvet.vn để theo dõi thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

XEM THÊM:

Tìm kiếm liên quan:

- mèo bao nhiêu tuổi thì đẻ

- dấu hiệu mèo sảy thai

- mèo đẻ trong bao lâu thì xong

- dấu hiệu mèo bị lưu thai

- mèo đẻ sót con

Mèo là loài động vật sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Mèo cũng có thời gian mang thai và có những dấu hiệu rất riêng biệt để nhận biết. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chủ nuôi vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi mèo, nên có rất nhiều thắc mắc về vấn đề này như: Mèo mang thai bao lâu thì đẻ? Mèo chữa mấy tháng thì sinh mèo con? Hay mèo có bầu mấy tháng đẻ?… Để trả lời được hết tất cả câu hỏi, mời các bạn cùng YOLO Pet Shop tham khảo những thông tin hữu ích bao quanh vấn đề này nhé.

Mặc dù tất cả loài mèo có khoảng thời gian mang thai hầu như tương tự nhau, nhưng đôi khi chúng sẽ có lệch từ 3 ngày đến 5 ngày, không thể nào cố định được ngày giờ chính xác sinh nở. Đa phần mèo có bầu khoảng 2 tháng, và cũng có thể dài hơn là 62 ngày hay 67 ngày.

Một số trường hợp khác có thể là 2 tháng 10 ngày. Đây là khoảng thời gian khá ngắn, vậy nên khi chúng ta nhận biết được mèo đã mang thai, thì thời gian chuẩn bị cho kế hoạch sinh nở rất ngắn ngủi.

Chúng ta nên quan sát hàng ngày để nhận biết được những dấu hiệu bất thường, nhằm chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh con của mèo cưng. Vậy dấu hiệu mèo mang thai sẽ bao gồm những gì?

Dấu hiệu mèo mang thai bao gồm 9 dấu hiệu đáng lưu ý sau:

  • Chu kỳ động dục tạm dừng: Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết mèo mang thai, chính là mèo cưng không còn hứng thú với bạn tình nữa. Hầu như chỉ thích ở nhà, và chu kỳ động dục tạm thời bị trì hoãn.
  • Sự thay đổi của núm vú: Khi bạn quan sát núm vú của mèo có màu hồng hoặc đỏ, căng, và có kích thước lớn hơn, thì lúc này mèo có thai đã được 2 tuần. Ngoài ra, bạn có thể thấy vú mèo tiết sữa.
  • Mèo trở nên thèm ăn: Đây là khoảng thời gian mèo mẹ nuôi tế bào thai trong bụng, nên việc ăn nhiều là điều hiển nhiên. Mèo mang thai sẽ kêu réo liên tục vì đói bụng, khẩu phần ăn của mèo có thể nhiều hơn thông thường gấp 2 đến 3 lần.
  • Mèo mang thai sẽ tăng cân: Mặc dù mèo con vẫn đang còn rất bé, nhưng phần nước ối bên trong bào thai sẽ khiến mèo mẹ tăng cân nhanh chóng. Nếu thường xuyên kiểm tra cân nặng cho mèo, bạn sẽ sớm phát hiện ra được điều bất thường này.
  • Giờ giấc sinh hoạt thay đổi: Cũng giống như con người, mèo mang thai buồn ngủ nhiều hơn. Chúng ta sẽ thấy thay vì leo trèo, chơi đùa, mèo sẽ ngủ, đặc biệt là ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Ốm nghén: Một số chú mèo mang thai sẽ có hiện tượng ốm nghén như con người. Thú cưng cũng sẽ xuất hiện các dấu hiệu ốm nghén, đặc biệt là nôn tháo vào khoảng thời gian mang bầu từ 3 tuần đến 5 tuần.
  • Bụng to lên: Bụng mèo không to lên khi mới mang thai. Sau khi mèo có thai được 1 tháng, bùng sẽ to lên, thành bụng cứng hơn.
  • Lưng cong xuống: Vì phần bụng to ra, nên lưng mèo cần phải tăng lực để giữ phần bụng, làm cho lưng mèo dường như bị cong xuống. Điểm này nếu chúng ta quan sát một bên sẽ rõ hơn.
  • Muốn được gần gũi với chủ nuôi hơn: Mèo có thai sẽ luôn muốn ở bên cạnh bạn, vì như vậy chúng mới có được cảm giác an toàn, cũng như được an ủi trong khoảng thời gian nhạy cảm này.

Tìm hiểu và nhận biết dấu hiệu mèo mang thai để từ đó xây dựng kế hoạch sinh đẻ được chu toàn hơn, giúp bảo vệ sức khỏe của thú cưng trong khi mang thai và sau khi sinh. Vậy chúng ta cần làm những gì sau khi biết mèo cưng của chúng ta đang trong giai đoạn quan trọng này?

Mèo mang thai cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn, để đảm bảo sức khỏe cho cả mèo mẹ và mèo con.

Nếu như bình thường mèo chỉ ăn những món ăn đơn giản, vừa đủ chất, thì nay khi đang mang thai chúng ta cần chuẩn bị thêm thức ăn có các chất bổ sung tốt cho thai nhi. Cần cung cấp thức ăn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng sữa… hay bổ sung nhiều loại vitamin hơn từ các loại rau, củ, quả. Sắt cũng là một yếu tố quan trọng cần có cho mèo mẹ đang mang thai.

Nếu như không có thời gian chuẩn bị và chế biến thức ăn cho mèo, bạn có thể tìm mua các loại thức ăn cho mèo có sẵn trên thị trường. Hiện nay, trên thị trường có hai loại thức ăn có sẵn cho mèo mang thai, là thức ăn khô và thức ăn ướt. Thức ăn ướt sẽ có giá cao hơn và là hỗn hợp bao gồm thịt lợn, thịt gà, cá… Trong hỗn hợp này có đầy đủ chất dinh dưỡng để mèo mẹ dưỡng thai.

Thức ăn khô cũng có một số loại giúp mèo mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, điển hình như “Royal Canin Mother & Babycat”. Đây là loại thức ăn dành riêng cho mèo mang thai, và bạn có thể sử dụng sau khi mèo sinh con và đang cho con bú.

ĐẶT MUA SẢN PHẨM

  • Thức ăn Royal Canin Mother & Babycat được nhập khẩu từ Pháp, với công nghệ và dây chuyền hiện đại.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho mèo mang thai, mèo cho con bú và mèo con.
  • Hỗ trợ hấp thu chất dinh dưỡng khi mèo con chuyển từ bú mẹ sang ăn thức ăn.
  • Tăng cường sức đề kháng.
  • Hạt thức mềm, dễ sử dụng.

Ngoài ra, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sỹ thú y, nhằm tìm hiểu thêm các loại thức ăn, cũng như vitamin cần thiết cho thú cưng của bạn. Đặc biệt lưu ý rằng, không nên cho mèo mang thai ăn quá nhiều, dễ gây nên các bệnh béo phí hay tiểu đường, không tốt cho thai nhi.

Bên cạnh thức ăn, chúng ta cần chú ý cho mèo uống nhiều nước. Và chỉ nên cho mèo uống nước sạch để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa các bệnh không đáng có, tiêu biểu như bệnh tiêu chảy.

Mèo mang thai nên được thăm khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe hiện tại của cả mèo mẹ, và mèo con như thế nào, từ đó đưa ra cách xử lý kịp thời nhất. Mèo khi mang thai sẽ có nhiều vấn đề phát sinh cả về tinh thần và sức khỏe, vậy nên việc theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên là điều cần thiết.

Đối với những chú mèo bị ốm nghén, cần được chăm sóc theo một chế độ đặc biệt hơn. Các bác sỹ sẽ là người đưa ra được phương pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu cho thú cưng của bạn, vì vậy đừng quên đưa mèo đi khám và theo dõi sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt, không nên cho mèo tiêm vắc xin trong giai đoạn này.

Ngoài việc chăm sóc cho mèo, chúng ta cần chuẩn bị những gì để giúp mèo vượt cạn được thành công?

Mèo có khả năng sinh con một cách độc lập, có thể tìm được nơi an toàn khi bắt đầu có dấu hiệu sinh con. Tuy nhiên, để đảm bảo cho sức khỏe của cả hai mẹ con, chúng ta nên làm ổ cho mèo. Chọn nơi thật yên tĩnh, sạch sẽ và không gian đủ lớn để mèo có thể thoải mái sinh hoạt.

Có thể làm ổ ở xó bếp, góc nhà, nếu có điều kiện bạn hãy sắm sửa một cái chuồng mới dành riêng cho mèo. Một chiếc chuồng kín đáo, sẽ giúp mèo yên tâm hơn khi không ai có thể làm hại đến đứa con mới chào đời của mình. Vậy nên, có một ngôi nhà mới sẽ khiến cho mèo có tinh thần thoải mái hơn, giảm được tình trạng stress, và không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Khi mèo mang thai đã được gần 2 tháng, chúng ta cần chuẩn bị thêm những đồ dùng cần thiết, để mèo mẹ sinh mèo con được an toàn hơn:

  • Miếng thấm: Khi mèo sinh con sẽ chảy ra rất nhiều nước ối và máu, chúng ta cần lót miếng thấm nơi mà mèo mẹ sẽ sinh con.
  • Khăn: Hãy chuẩn bị khăn để lau dọn sạch sẽ sau khi mèo sinh xong. Hoặc có thể thay tấm lót mới để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho mèo con.
  • Đệm sưởi: Vào mùa đông, đệm sưởi rất quan trọng. Mèo con khi mới sinh ra chưa quen với thời tiết bên ngoài cần phải được giữ ấm, nhằm giúp chúng không bị cảm lạnh. Tuy nhiên, phải đặt một chiếc khăn sạch trên đệm phủ, trước khi cho mèo nằm lên.
  • Túi rác: Chuẩn bị túi rác để loại bỏ đi những chiếc khăn bẩn
  • Chỉ nha khoa, kéo: Một số mèo con sau khi sinh không được mèo mẹ cắt dây rốn, vậy nên chúng ta cần dùng chỉ nha khoa để buộc dây rốn này lại, sau đó dùng kéo sạch cắt chúng đi.

Sau một thời gian mèo mang thai, chúng cũng phải sinh con. Và việc chúng ta cần làm bây giờ chính là giúp mèo được sinh con một cách an toàn nhất. Vì một số chú mèo khi sinh sẽ không gặp may mắn, và gặp các vấn đề nguy hiểm như:

  • Các cơn co thắt kéo dài khi chưa sinh: Một số thú cưng sẽ có thời gian chuyển dạ khá lâu, các cơn co thắt kéo dài làm cho mèo trở nên đuối sức, và không thể tiếp tục sinh con được nữa. Vì vậy, chúng ta cần phải nhận ra vấn đề này để kịp đưa mèo đến cơ sở thú y thăm khám.
  • Sót nhau: Sót nhau là vấn đề rất nguy hiểm đối với mèo sau khi sinh con. Phần nhau sót lại có thể khiến tử cung của mèo bị nhiễm trùng. Chúng ta cần lưu ý đến các nhau thai sau khi sinh con, số lượng nhau thai phải bằng với số lượng mèo con được sinh ra. Hoặc nếu sau khi sinh, mèo mẹ vẫn còn bị những cơn đau kéo dài tác động, chứng tỏ nhau thai vẫn còn sót lại ở bên trong.
  • Mèo con nằm trong âm đạo: Khi sinh mèo con, thường phần đầu sẽ được sinh ra trước. Nhưng nếu như sau khi thấy phần đầu của mèo con, nhưng mèo mẹ vẫn chưa thể sinh ra chú mèo con này, và thời gian đã hơn 10 phút, chúng ta hãy nhanh chóng gọi bác sỹ để được trợ giúp kịp thời. Vì nếu để quá lâu, mèo con sẽ bị ngạt, chết trước khi được ra đời.
  • Xuất huyết sau sinh: Việc xuất hiện sau sinh là chuyện rất bình thường. Nhưng nếu việc xuất hiện kéo dài, và ngày càng nhiều, chúng ta cần đưa thú cưng nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Nếu tình trạng này không được giải quyết, mèo của bạn có thể bị chết.

Như vậy, chuẩn bị kiến thức để đỡ đẻ cho mèo là một sự chuẩn bị rất cần thiết. Nếu chúng ta không có thời gian, hãy chắc chắn rằng bạn đã liên hệ được một người đỡ đẻ giỏi, có kinh nghiệm. Hoặc có thể liên hệ trước với cơ sơ thú ý, để đảm bảo mèo của bạn được sinh đẻ một cách an toàn nhất.

Nếu như không thể đếm được ngày mèo mang thai, chúng ta có thể dựa vào những dấu hiệu để nhận biết khi nào mèo sẽ chuyển dạ:

  • Làm ổ: Mèo mẹ sẽ thường xuyên đi tìm những chổ trú an toàn, trước khi sinh khoảng 1 ngày đến 2 ngày.
  • Hành động thay đổi: Mèo sẽ đi lại nhiều hơn, thở nặng nhọc hơn và chải chuốt kỹ ở bộ phận sinh dục. Nhiều chú mèo vì mệt quá có thể bỏ ăn.
  • Một số thay đổi khác: Thân nhiệt trực tràng của mèo sẽ giảm xuống khoảng 37.7 độ C, và đôi khi sẽ bị nôn mửa. Bụng của mèo tụt thấp xuống, núm vú sẽ sẫm màu và to hơn.
  • Các dấu hiệu chuyển dạ: Mèo kêu đau nhiều hơn vì các cơn co thắt đau bụng. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy âm hộ của mèo xuất hiện chất dịch có màu hồng.

Sau khi thấy mèo có những dấu hiệu này, cần quan sát liên tục, và đưa mèo vào nơi trú ẩn nếu như đã có sự chuẩn bị từ trước. Ngoài ra, cần báo ngay cho bác sỹ thú y những biểu hiện đang xảy ra để nhận được các lời khuyên hữu ích.

Đối với mèo mẹ, sau khi đã sinh con, chúng ta cần cho mèo mẹ ăn nhiều hơn, đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng. Ngoài ra, khi mèo mẹ được ăn uống đầy đủ, thì mèo con cũng có đủ nguồn sữa để bú.

Luôn đảm bảo nơi ở của mèo được sạch sẽ, được dọn vệ sinh thường xuyên, ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng không tốt đến cho cả mèo con và mèo mẹ. Mèo mẹ lúc này vì cơ thể vẫn đang còn yếu, chúng ta nên hỗ trợ để làm vệ sinh cho thú cưng, sử dụng nước ấm để giúp mèo mẹ không bị cảm lạnh.

Cần chú ý và quan sát các hiện tượng khác lạ để biết tình trạng sức khỏe của mèo mẹ đã được hồi phục sau khi sinh chưa, hay đang gặp các vấn đề hậu sản. Một số bệnh nguy hiểm mà mèo mẹ có thể gặp như:

  • Nhiễm trùng tuyến vú: Nhiễm trùng tuyến vú là bệnh bị tắc tia sữa, sữa không thể được bơm ra bên ngoài, làm cho cá đầu ti bị bầm tím và gây ra hiện tượng nhiễm trùng tuyến vú. Để giúp mèo mẹ cải thiện được tình trạng này, chúng ta nên dùng bơm để giúp lượng sữa được tiết ra bên ngoài một cách dễ dàng. Và trong khoảng thời gian để đầu vú được chữa lành, công việc của chúng ta chính là giúp mèo con được bú sữa do chính tay chúng ta bơm ra.
  • Hạ canxi máu: Là bệnh sốt sữa, do thiếu canxi trong khi mang thai và cho con bú. Mèo mẹ sẽ có các dấu hiệu như đi loạng choạng, co giật, thở hổn hển… Khi mèo mẹ mắc bệnh này, chúng ta cũng nên chăm sóc mèo con thay vì để mèo con bú mẹ trực tiếp.
  • Viêm nội mạc tử cung: Khi tử cung bị nhiễm trùng, thì mèo mẹ sẽ bị mắc căn bệnh nguy hiểm này. Triệu chứng thể hiện rõ chính là sản dịch sau khi sinh. Sản dịch sẽ có mùi hôi khó chịu, và cơ thể mèo thường mệt mỏi, sốt và mất khả năng tiết sữa.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường này, chúng ta nên nhanh chóng đưa mèo đến các cơ sở thú y để thăm khám. Vấn đề hậu sản có thể gây ra nhiều biến chứng cho mèo mẹ, và đôi khi chúng còn làm cho thú cưng bị mất mạng. Vì vậy, không những cần sự chăm sóc chu đáo, mà chúng ta cũng cần phải quan tâm và nhận biết tình trạng hiện tại của thú cưng.

Xem thêm:

Qua những thông tin trên, phần nào đã giúp các bạn trả lời được hết tất cả những thắc mắc cần được giải đáp. Như vậy, mèo mang thai sau khoảng hơn 2 tháng sẽ sinh mèo con. Chúng ta cần dựa vào những dấu hiệu mèo mang thai, hay dấu hiệu mèo sắp sinh để lên kế hoạch, cũng như chuẩn bị thật chu đáo để thú cưng được sinh con an toàn, khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề