Tại sao mọc mụn ở trán

Mụn ẩn ở trán khiến làn da thiếu mịn màng, kém sắc - Ảnh: thanhnien.vn

Khi mụn ẩn trên trán ngày càng nhiều và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên sớm đi khám Da liễu để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp trên phạm vi cả nước, bạn đọc có nhu cầu đi khám, điều trị mụn ẩn nên lựa chọn bác sĩ khám da liễu từ xa qua video để đảm bảo an toàn.

Nguyên nhân mụn ẩn ở trán

Mụn ẩn ở trán có một số nguyên nhân chính:

  • Trang điểm dày và thường xuyên khiến da bị bí, lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
  • Mất cân bằng nội tiết tố khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da tiết ra nhiều dầu hơn, khiến mụn ẩn phát sinh nhanh.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, không hợp lý, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, dầu mỡ, đồ đóng hộp cũng dẫn đến mụn ẩn dưới da.
  • Chế độ sinh hoạt không khoa học, thiếu ngủ, lười vận động.
  • Tâm lý không thoải mái, thường xuyên căng thẳng, stress.
  • Môi trường sống ô nhiễm, mũ nón, khẩu trang, áo, chăn gối không sạch sẽ.
  • Chăm sóc, vệ sinh da hàng ngày không đúng cách.
  • Sử dụng những sản phẩm có thành phần gây bí da, bít tắc lỗ chân lông.

Cách trị mụn ẩn trên trán tại nhà

Mụn ẩn có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên mặt như má, trán, mũi, cằm,…Trong đó, trán là vị trí thường xuất hiện mụn ẩn nhất. Trị mụn ẩn trên trán khiến nhiều người "đau đầu".

Để tự điều trị mụn ẩn trên trán tại nhà, bạn có thể áp dụng các biện pháp sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như trị mụn ẩn bằng diếp cá, nha đam, nghệ, chanh tươi, bột yến mạch,...

Các phương pháp trị mụn ẩn bằng nguyên liệu thiên nhiên thường dễ thực hiện, an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp mụn ẩn nhẹ, không quá dày.

Đồng thời, các phương pháp chữa mụn ẩn bằng nguyên liệu thiên nhiên thường có tác dụng chậm, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy được kết quả rõ rệt.

Nếu như tình trạnh mụn nặng, bạn nên kiểm tra với bác sĩ Da liễu để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, bạn có nhiều lựa chọn khi muốn thăm khám da liễu.

Trong nhiều trường hợp, bạn cần được lấy nhân mụn và điều trị mụn ẩn bằng thuốc.

Không nên tự ý nặn mụn ẩn trên trán - Ảnh: Pinterest

Lưu ý khi điều trị mụn ẩn trên trán

  • Tùy theo cơ địa và tình trạng mụn của mỗi người mà các phương pháp điều trị mụn ẩn hiệu quả sẽ khác nhau.
  • Lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch, tươi, không nhiễm phân thuốc nếu điều trị mụn ẩn bằng nguyên liệu thiên nhiên.
  • Tuyệt đối không tự ý nặn mụn, nên đến các cơ sở y tế uy tín, chuyên khoa Da liễu để được lấy nhân mụn và đảm bảo nốt mụn không bị viêm nhiễm.
  • Hạn chế sờ tay lên mặt, lên mụn, không nặn mụn khi nhân mụn chưa chín để tránh mụn ẩn biến thành mụn viêm sưng to, gây khó khăn trong điều trị.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học để cải thiện làn da từ bên trong.

Xem thêm bài viết:

Chăm sóc da để phòng tránh và cải thiện mụn ẩn trên trán

  • Không trang điểm dày và quá thường xuyên. Nếu trang điểm thì cần vệ sinh da và làm sạch kỹ.
  • Sử dụng tẩy trang, sữa rửa mặt để làm sạch da hàng ngày, kể cả khi không trang điểm.
  • Tẩy da chết hàng tuần, xông mặt đều đặn hàng tuần.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên, kể cả với da dầu để giảm tiết nhờn của da, cân bằng độ pH.
  • Sử dụng kem chống nắng hàng ngày, kể cả khi không ra ngoài.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, đồ trang điểm có thành phần lành tính để tránh dị ứng mỹ phẩm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ để tránh stress, căng thẳng.

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về mụn ẩn ở trán. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều bài viết về mụn khác trên trang Cẩm nang của BookingCare.

Khám, tư vấn điều trị mụn ẩn với bác sĩ từ xa

Hiện nay, nếu bạn chưa đi khám được, hoặc mong muốn được thăm khám mụn ẩn thuận tiện hơn có thể lựa chọn khám với bác sĩ chuyên khoa Da liễu từ xa. Các bệnh da liễu nói chung và mụn ẩn nói riêng là bệnh không quá phức tạp hay cần dùng đến nhiều loại chụp chiếu, xét nghiệm, hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả qua quá trình hỏi bệnh và quan sát của bác sĩ.

Khi khám từ xa, bạn đọc sẽ được lựa chọn bác sĩ giỏi phù hợp với nhu cầu, bệnh lý gặp phải bởi các thông tin của bác sĩ rất chi tiết. Ngoài ra, bác sĩ khám theo giờ đặt hẹn của bệnh nhân, vì vậy không mất nhiều thời gian chờ đợi tại phòng khám giống như khi đi khám trực tiếp tại phòng khám, bênh viện.

BookingCare là Nền tảng Y tế - Chăm sóc sức khỏe toàn diện, hỗ trợ đặt lịch khám trực tiếp tại bệnh viện phòng khám và tư vấn online qua Video với bác sĩ. Tùy theo mong muốn mà bạn có thể lựa chọn hình thức khám phù hợp. 

Sau đây là một số bác sĩ giỏi [hoặc đơn vị uy tín] chuyên Khám và điều trị mụn . Bệnh nhân có thể đặt lịch trước tại đây để đi khám và điều trị hiệu quả.

Bác sĩ da liễu khám từ xa thông qua cuộc gọi Video có hình, kết nối bác sĩ trực tiếp với bệnh nhân mà không cần đến bệnh viện.

Trang chủ » Chuyên Khoa Da Liễu » Nổi mụn ở trán cảnh báo điều gì? Điều trị thế nào?

Nổi mụn ở trán không chỉ là nỗi ám ảnh của phụ nữ mà cả cánh mày râu cũng rất lo sợ điều này. Vì mụn xuất hiện không những làm giảm thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn gây sưng đau, tạo cảm giác vô cùng khó chịu. Vậy mụn mọc ở trán nói lên điều gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Docosan.

Nổi mụn ở trán là bệnh gì?

Nổi mụn ở trán là lời cảnh báo của các vấn đề về tiêu hóa hoặc gan kém hoặc chế độ sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thiếu ngủ, thường xuyên căng thẳng hay ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, trang điểm nhưng không tẩy trang kỹ, kích ứng sản phẩm dùng cho tóc, vi khuẩn từ da đầu, tóc, gối…

Đặc biệt, đối với những bạn đang trong trạng thái do stress áp lực học hành, thi cử hoặc công việc thì tình trạng này ngày càng tồi tệ và dai dẳng. Hơn thế nữa, vùng trán là khu vực da khá nhạy cảm, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nên dễ dàng bị mụn trứng cá, đặc biệt với những người có làn da nhờn.

Nổi mụn ở trán khiến bạn mất điểm với đối phương

Nguyên nhân nổi mụn ở trán?

Vì phần trán có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất nên rất dễ dàng gây ra tình trạng mụn. Nổi mụn ở trán có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Nếu bạn không ngủ đủ giấc, thường xuyên thức khuya thì sẽ gây ra mệt mỏi cho cơ thể làm dẫn đến mụn trán xuất hiện.
  • Dùng mỹ phẩm không phù hợp ở da sẽ làm mụn trán và những bộ phần khác xuất hiện trên khuôn mặt.
  • Bị stress, lo nghĩ quá nhiều là nguyên nhân hay gây nổi mụn ở trán. Đặc biệt mụn sẽ mọc nhiều ngay ở chính giữa tâm trán và chân tóc.
  • Cơ địa dễ bị nổi mụn ở trán.
  • Nặn mụn không đúng cách và sử dụng sai cách trị mụn ở trán bằng các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Dùng mỹ phẩm không được phù hợp, không tẩy trang sạch sẽ sau trang điểm.
  • Chế độ ăn uống không được lành mạnh.
  • Da mặt không được vệ sinh đúng cách
  • Dị ứng với đồ ăn, thức uống, môi trường, …
  • Hơn thế nữa, khi bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa [khó tiêu, táo bón…], ruột non, gan nóng cũng có thể gây ra mụn ở trán vì khi đó sẽ có một lượng độc tố lớn tích trữ trong cơ thể.
Căng thẳng, lo lắng quá mức có khả năng là nguyên nhân gây mụn ở trán

Cách trị và phòng nổi mụn ở trán như thế nào?

Tạo ra thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh

  • Nên ngủ trước 11 giờ, ngủ đủ giấc [ít nhất 8 tiếng mỗi ngày], thoải mái và hạn chế thức khuya để cho những cơ quan trọng của hệ bài tiết của cơ thể có thể được làm việc hiệu quả hơn.
  • Lưu ý về vấn đề vệ sinh của những vật dụng bạn hay tiếp xúc lên da như mũ báo hiểm, khăn mặt, chăn gối, mũ lưỡi chai, khăn ga,… Việc giữ chúng luôn sạch sẽ sẽ giúp hạn chế tối đa vi khuẩn khi tiếp xúc vào da.
  • Bạn nên giữ cho tinh thần của bản thân thật thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng hay stress để làm giảm thiệu sự rối loạn hocmoon trong cơ thể. Bạn nên tập thể dục, yoga hay nghe nhạc thiền cũng cực kỳ hữu ích trong việc cân bằng lại tâm trạng.
  • Không nên đưa tay xoa mặt khi chưa rửa tay sạch sẽ, vì tay của chúng ta có nhiều vi khuẩn. Khi sờ lên mặt, vô tình chúng ta đã tiếp tay cho mụn ở trán phát triển.
  • Hạn chế bia rượu, thuốc lá có hại cho sức khỏe
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, nhất là những bài tập ra nhiều mồ hôi để đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể.
Thường xuyên tập luyện thể dục, nhất là những bài tập ra nhiều mồ hôi để đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm tốt cho da

  • Nên ăn các món luộc, hấp, ăn ít đường lại.
  • Rau xanh và trái cây luôn luôn là những thực phẩm tốt cho làn da của chúng ta. Hãy bổ sung chúng vào bữa ăn hằng ngày của bạn.
  • Hạn chế đồ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn sẵn, thức ăn vặt hoặc những chất kích thích như cà phê, bia rượu hay những loại đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga. Một số những thực phẩm như sữa, đường cũng nên hạn chế.
  • Uống đủ nước mỗi ngày [ít nhất 2 lít nước] để thanh lọc cơ thể, nhất là vào mùa động vì vào mùa đông da thường hanh khô dễ nổi mụn hơn. Da đủ nước sẽ luôn bóng khỏe, ẩm mượt. Da sẽ hạn chế được việc tiết dầu giúp làm ngăn ngừa mụn trên trán cực kỳ hiệu quả.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bằng cách bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày

Vệ sinh da vùng trán sạch sẽ

Hãy chú ý kỹ đến khâu vệ sinh da, bởi da bẩn sẽ khiến mụn phát sinh ồ ạt. Hằng ngày, bạn cần rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn 2 lần, dùng nước hoa hồng và tẩy tế bào chết 1 lần/tuần, giúp loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn, tránh bít tắc lỗ chân lông.

Trong thời gian bị mụn, tốt nhất là không nên sử dụng mỹ phẩm, chúng chỉ dẫn đến tình trạng của bạn nặng nề thêm

Nên giặt vỏ gối thường xuyên, có thể 2 lần/tuần.

Cùng với các lưu ý trên, nếu mụn nhiều hoặc sưng to, có dấu hiệu lan rộng, mãi không hết… bạn hãy chọn cho mình một loại kem trị mụn chất lượng và sử dụng theo đúng hướng dẫn.

Đừng quên nếu bạn trang điểm để đi dự tiệc hoặc lễ thì phải tẩy trang thật sạch và rửa sạch da để tránh da nổi mụn nhé.

Vệ sinh da vùng trán sạch sẽ

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và giữ tóc mái sạch sẽ, gọn gàng

Nên sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, không chọn loại có nhiều thành phần hóa chất công nghiệp hay các hương liệu tổng hợp nhân tạo, bởi dễ làm da kích ứng, nên cần cân nhắc sử dụng những dầu gội chiết xuất từ thiên nhiên hoặc những loại lá thơm gội đầu.

Việc để tóc mái quá dài khi bạn đang có một làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu cũng phải được cân nhắc thật kỹ. Da dầu sẽ làm cho tóc mái nhanh bị bết dính và khi không được làm sạch sẽ kịp thời tóc mái dính ở trên trán vừa gây ra mất thẩm mỹ vừa tạo môi trường ẩm thấp là môi trường rất thuận lợi cho mụn trên trán phát triển. Chính vì vậy nếu tóc mái có dầu thì gội thường xuyên hoặc cặp lại tóc mái hoặc cắt ngắn tóc mái đi.

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và giữ tóc mái sạch sẽ, gọn gàng

Kết luận

Nổi mụn ở trán là lời cảnh báo của các vấn đề về tiêu hóa hoặc gan kém hoặc chế độ sinh hoạt không lành mạnh và nhiều nguyên nhân khác. Để trị và phòng nổi mụn ở trán thì các bạn cần lưu ý 4 nguyên tắc chính sau: tạo ra thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh; điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm tốt cho da; vệ sinh da vùng trán sạch sẽ; lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp và giữ tóc mái sạch sẽ, gọn gàng.

Nếu tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng, cần thăm khám các bác sĩ da liễu kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề