Mũi 2 astrazeneca cách bao lâu

Tuy nhiên, tại một số tỉnh thành đang có tình trạng gia tăng số ca mắc trở lại. 

Tại Hà Nội, việc tiêm phủ vắc xin có ý nghĩa lớn khi tỉ lệ bệnh nhân có biến chuyển nặng thấp, mặc dù số ca mắc tăng nhanh. Nhưng nhiều tỉnh thành khác như TP.HCM, khu vực Tây Nam Bộ... thì số mắc tăng kéo theo số có biến chuyển nặng và số ca tử vong tăng nhanh, gây khó khăn cho việc mở cửa trở lại và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập, lao động sản xuất.

Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế sớm triển khai mũi tiêm bổ sung [mũi 3], Bộ Y tế cũng cho biết sẽ triển khai tiêm mũi 3 ngay trong tháng 12 này, trước mắt là cho nhóm nguy cơ cao. 

Bên cạnh đó, hiện các tỉnh thành cũng đang tiêm cho nhóm trẻ 12-17 tuổi.

Tiêm vắc xin cho người dân ở quận 1, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 đã an toàn? Khi nào tiêm mũi 3? Hiệu quả của vắc xin đối với nhóm trẻ 12-17 tuổi ra sao? Bao giờ tiêm vắc xin cho trẻ dưới 12 tuổi? Tổ chức tiêm chủng ra sao để phòng biến chứng cho trẻ, theo dõi trẻ sau tiêm như thế nào?...

Để trả lời các câu hỏi này, từ 15-16h30 ngày 8-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Y tế tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến chủ đề: "Tiêm ngừa COVID-19: Tiêm 2 mũi đã an toàn? Khi nào tiêm mũi 3?" với sự có mặt của các khách mời:

- Bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia.

- Ông Cao Việt Tùng - phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương.

Bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, giải đáp thắc mắc của bạn đọc về việc tiêm vắc xin mũi 3 - Video: NGUYỄN HIỀN

Ông Cao Việt Tùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, giải đáp các thắc mắc xung quanh phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19 ở trẻ em - Video: NGUYỀN HIỀN

Hai khách mời giao lưu trực tuyến [giữa] tại văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội chiều 8-12 - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

TUỔI TRẺ ONLINE

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký ban hành công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và liều nhắc lại.

Theo đó, trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế- Bộ Công an; Cục Quân Y- Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng, đề nghị về tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA [vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất] có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất: Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản

Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, khoa học.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Tiếp tục thực hiện các nội dung khác theo chỉ đạo tại Công văn số 10722/BYT- DP ngày 17/12/2021 và Công văn số 508/BYT-DP ngày 28/01/2022 của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện.

Bộ Y tế cho biết, đến ngày 25/3, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm trên cả nước là 204.566.009 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 187.444.998 liều: Mũi 1 là 71.195.421 liều; Mũi 2 là 67.958.781 liều; Mũi 3 là 1.499.176 liều; Mũi bổ sung là 14.789.217 liều; Mũi nhắc lại là 32.002.403 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.121.011 liều: Mũi 1 là 8.778.817 liều; Mũi 2 là 8.342.194 liều.

Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Triển khai bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót;

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên. Trước mắt tiêm vaccine phòng COVID-19 miễn phí cho người dân; sau khi tiêm đủ liều bổ sung...

Triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi [trừ các đối tượng chống chỉ định và chưa tới thời gian tiêm] trong quý I/2022; hoàn thành việc tiêm mũi thứ 2 cho người từ 12-17 tuổi trong tháng 3/2022; chuẩn bị tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi; nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4 và các cháu dưới 5 tuổi…

Admin

Trước đó, người dân đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca ở Hà Nội phải chờ tới 8 tuần trở lên mới tiêm mũi 2. Việc đề xuất phương án này nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Đề xuất này cũng dựa trên hướng dẫn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19. Theo đó, đối với vắc xin AstraZeneca, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị triển khai tiêm trả mũi 2 sau mũi 1 từ 4 tuần trở lên.

Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội. Ảnh: TTXVN

Trả lời phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tửsáng 15-11 về việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần, TS Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc cho rằng,theo khuyến cáo của nhà sản xuất liều 2 cách liều 1 của vắc xin AstraZeneca là 4-12 tuần thay vì 8-12 tuần. Tuy nhiên, việc chọn khoảng cách giữa hai mũi tiêm từ 8-12 tuần bởi đây là khoảng thời gian vắc xin sẽ cho hiệu quả bảo vệ tối ưu, tức là miễn dịch tạo ra trong khoảng thời gian 8-12 tuần sẽ ở mức độ cao hơn thời điểm trước 8tuần.

“Các nghiên cứu cho thấy, khoảng cách hai liều là từ 8 đến 12 tuần thì hiệu quảphòng nhiễm bệnh cao hơn. Tuy nhiên, tại vùng nguy cơ cao, nếu muốn có bảo vệ sớm hơn thì có thể chọn khoảng cách sớm hơn khuyến cáo. Nếu tiêm hai liều với khoảng cách này, vắc xin có thể đạt hiệu quả cao phòng nhiễm tới 83%, phòng thể nặng và nhập viện trên 90%, trong khi tiêm trước 8 tuần tỷ lệ bảo vệ phòng nhiễm chỉ khoảng 71%. Tuy nhiên, tỷ lệ phòng thể nặng và nhập viện không chênh nhiều, vẫn trên 90%”, TS Phạm Quang Thái nêu rõ.

Tại Hà Nội dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường với số ca mắc trong cộng đồng liên tục gia tăng trong những ngày gần đây. Vì vậy, TS Phạm Quang Thái cho rằng, việc Hà Nội rút ngắn mũi tiêm thứ 2 vắc xin AstraZeneca xuống 4 tuần là rất cần thiết, nhằm hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân nhanh nhất, an toàn và hiệu quả, đáp ứng công tác phòng, chống dịch, tạo miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất.

Theo số liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia, Hà Nội đã được Bộ Y tế phân bố hơn 11,4 triệu liều vắc xin. Đến sáng 14-11, Thủ đôđã tiêm được 11,04 triệu liều cho hơn 6,11 triệu người, trong đó4,9 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi.

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi trở lên ở Hà Nội đã đạt khoảng 93%, tuy nhiên chỉ mới gần 70% số này được tiêm đủ 2 mũi. Đặc biệt, với nhóm người trên 50 tuổi tiêm vắc xin mũi 1 và mũi 2 lại thấp hơn các nhóm khác. Hiện còn khoảng 1 triệu người trên 50 tuổi đang chờ đến thời hạn được tiêm mũi 2 bắt đầu từ ngày 15-11.

THÁI SƠN

Video liên quan

Chủ Đề