Nhiễm covid bao lâu thì xét nghiệm âm tính

Xét nghiệm COVID-19 có thể phát hiện SARS-CoV-2 hoặc dấu ấn sinh học của SARS-CoV-2, vi-rút gây nên COVID-19, hoặc các kháng thể mà cơ thể sản sinh sau khi mắc COVID-19 hoặc sau khi tiêm chủng.

Các xét nghiệm về SARS-CoV-2 cho quý vị biết liệu quý vị có đang nhiễm bệnh tại thời điểm làm xét nghiệm hay không. Loại xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm "vi-rút" vì nó tìm kiếm tình trạng nhiễm vi-rút. Xét nghiệm kháng nguyên, Xét nghiệm khuếch đại Axit Nucleic [NAAT] và các xét nghiệm khác là xét nghiệm vi-rút.

Các xét nghiệm về kháng thể có thể cho quý vị biết liệu trước đó quý vị có nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 hay không. Cơ thể quý vị tạo ra kháng thể sau khi bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19. Các xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm "kháng thể" hoặc "huyết thanh học".

Xét nghiệm là bước rất quan trọng để giúp giảm sự lây lan của COVID-19. Quý vị nên thảo luận về kết quả xét nghiệm với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của quý vị.

Xét nghiệm vi-rút

Xét nghiệm vi-rút cho quý vị biết liệu mình có bị nhiễm SARS-CoV-2, vi rút gây bệnh COVID-19 hay không bằng các mẫu lấy từ mũi hoặc miệng của quý vị. Có hai loại xét nghiệm vi-rút: xét nghiệm nhanh và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm COVID-19 là một trong nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro, cùng với tiêm chủng, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, giúp bảo vệ quý vị và những người khác bằng cách giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

  • Các xét nghiệm tại chỗ - xét nghiệm được thực hiện hoặc đọc kết quả bởi một người không phải là người được xét nghiệm, có thể được thực hiện trong vài phút và có thể bao gồm xét nghiệm kháng nguyên, một số xét nghiệm NAAT, và các xét nghiệm khác..
    • Bộ kit tự xét nghiệm là các xét nghiệm nhanh, có thể được thực hiện tại nhà hoặc bất cứ nơi nào, dễ sử dụng và cho kết quả nhanh.
  • Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể mất nhiều ngày để hoàn thành và bao gồm RT-PCR và các loại NAAT khác.

Xét nghiệm kháng thể

Một xét nghiệm kháng thể [còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh học] có thể phát hiện kháng thể đối với SARS-CoV-2 trong máu của quý vị. Kháng thể là các protein mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra để giúp chống lại việc nhiễm bệnh và bảo vệ quý vị khỏi bị bệnh trong tương lai.

Không nên sử dụng các xét nghiệm kháng thể để chẩn đoán tình trạng nhiễm bệnh hiện tại, nhưng có thể cho biết quý vị có từng bị nhiễm bệnh trong quá khứ hay không. Các xét nghiệm kháng thể giúp tìm hiểu về cách hệ thống miễn dịch của con người bảo vệ chống lại vi-rút, cũng như tìm hiểu về cách bảo vệ ở cấp độ nhóm dân cư. Nếu quý vị thực hiện xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm vắc-xin, quý vị có thể có kết quả xét nghiệm dương tính bởi một số [chứ không phải là tất cả] xét nghiệm kháng thể. Điều này phụ thuộc vào loại kháng thể mà xét nghiệm cụ thể đó phát hiện.

Xét nghiệm kháng thể hiện không được khuyên dùng để xác định:

  • Liệu quý vị hiện tại có bị lây nhiễm hay không.
  • Liệu quý vị có miễn dịch với SARS-CoV-2 sau khi tiêm phòng COVID-19 hay không.
  • Liệu quý vị cần tiêm mũi nhắc lại sau khi tiêm chủng ngừa COVID-19 hay không.
  • Liệu quý vị có cần cách ly sau khi đã tiếp xúc với nguồn lây nhiễm nghi ngờ hoặc đã biết về COVID-19 hay không.

Quý vị cần xét nghiệm COVID-19?

Những câu hỏi liên quan đến Covid-19 như xét nghiệm PCR Covid bao lâu có kết quả đang được rất nhiều người đặt ra, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh ngày càng phức tạp. Vậy những đối tượng nào cần tiến hành xét nghiệm Covid? Làm xét nghiệm RT-PCR ở đâu và bao lâu có kết quả? Hãy cùng tham khảo những chia sẻ sau để có thêm thông tin cần thiết.

1. Xét nghiệm PCR Covid là gì

Xét nghiệm RT-PCR là phương pháp xét nghiệm đã được cấp phép trong chẩn đoán và điều trị Covid-19 nhằm hạn chế sự lây lan của virus trong cộng đồng. Tùy thuộc vào diễn biến và từng giai đoạn bệnh, khả năng kinh tế để bạn lựa chọn loại xét nghiệm khác nhau, nhưng nếu muốn đem lại kết quả chính xác thì nên lựa chọn xét nghiệm RT-PCR. Trước khi tìm hiểu xét nghiệm PCR Covid bao lâu có kết quả, hãy cùng tìm hiểu khái quát về phương pháp này.

Xét nghiệm RT-PCR là gì?

Xét nghiệm RT-PCR là xét nghiệm sinh học phân tử nhằm xác định sự có mặt của virus trong cơ thể. Thông thường, xét nghiệm này được chỉ định cho người bị phơi nhiễm với virus hoặc người đang được chẩn đoán nhiễm Covid-19. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ còn có thể đánh giá tình trạng nhiễm của bệnh nhân để thuận lợi trong quá trình điều trị.

Xét nghiệm RT-PCR có thể đánh giá chính xác sự tồn tại của virus trong cơ thể

Những ngày mới nhiễm đôi khi tải lượng virus chưa nhiều nên kết quả có thể âm tính. Do đó, bạn cần lựa chọn những địa chỉ xét nghiệm có chuyên môn cao. Nếu kỹ thuật lấy mẫu hay bảo quản mẫu sai, kết quả cũng có thể không chính xác.

Ngoài ra, chỉ những nơi được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận mới đủ năng lực xét nghiệm RT-PCR. Các cơ sở phải đảm bảo về máy móc, phòng xét nghiệm, đội ngũ y tế, giá cả hợp lý và phải đảm bảo về thời gian trả kết quả.

Những ai cần xét nghiệm PCR Covid?

Nếu bạn đang có một hay nhiều triệu chứng của nhiễm virus SARS-CoV-2 như sốt, ho, chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, khó thở thì cần tiến hành xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng cần xét nghiệm nếu đang có những yếu tố dịch tễ như:

  • Có tiếp xúc gần với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 như sống cùng nhà, làm việc cùng phòng, ngồi gần nhau trên các phương tiện giao thông,…

  • Trở về từ vùng dịch.

  • Người mắc Covid-19 đang trong quá trình điều trị.

  • Xét nghiệm theo chỉ định của các cơ quan y tế.

Cần xét nghiệm PCR nếu bạn đang có yếu tố dịch tễ

2. Xét nghiệm PCR Covid bao lâu có kết quả

Kết quả xét nghiệm RT-PCR sẽ đánh giá chính xác hơn việc bạn có đang nhiễm Covid-19 hay không. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm sai quy trình thì có thể dẫn đến sai lệch kết quả.

Quy trình xét nghiệm

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các biện pháp an toàn

Trước khi xét nghiệm, nhân viên y tế phải đảm bảo các biện pháp an toàn như Bộ Y tế quy định nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo. Các biện pháp cụ thể như sau:

  • Mang đồ bảo hộ đúng cách.

  • Đeo khẩu trang, mũ bảo hộ, kính chống giọt bắt, tấm che mặt,…

  • Đeo hai lớp găng tay y tế.

  • Khi đang mặc đồ bảo hộ tuyệt đối không ra khỏi khu vực cách ly.

  • Khử khuẩn toàn thân.

Bước 2: Lấy mẫu

Nhân viên y tế sẽ dùng que lấy mẫu chuyên dụng để lấy mẫu dịch:

  • Dịch đường hô hấp trên: Dịch họng, dịch súc họng hoặc dịch tỵ hầu.

  • Dịch đường hô hấp dưới: Đờm, dịch màng phổi, dịch phế nang hoặc dịch nội khí quản.

Hai vị trí cần thiết nhất phải lấy mẫu dịch là họng hoặc tỵ hầu. Các vị trí còn lại chỉ được lấy nếu không thể lấy ở hai vị trí đó. Sau khi hoàn thành, mẫu dịch sẽ được đưa vào ống dung dịch để bảo quản.

Vị trí tốt nhất để lấy mẫu là tỵ hầu hoặc họng

Bước 3: Bảo quản mẫu

Mẫu sau khi đã lấy cần được vận chuyển về phòng thí nghiệm sớm nhất có thể. Xét nghiệm PCR Covid bao lâu có kết quả cũng có thể tùy thuộc vào thời gian bảo quản, vận chuyển. Khi vận chuyển cần lưu ý:

  • Bảo quản mẫu ở nhiệt độ 2 - 8 độ C nếu vận chuyển trong vòng 48 giờ.

  • Nếu vận chuyển quá 48 giờ thì bảo quản ở -70 độ C.

  • Tuyệt đối không bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh và bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C.

Bước 4: Vận chuyển mẫu

Khi vận chuyển cần đóng gói đúng cách để có kết quả chính xác nhất. Cách đóng gói như sau:

  • Ống nghiệm chứa mẫu phải được đậy nắp và bọc giấy parafin. Bọc ở ngoài một lớp giấy thấm và cuối cùng đặt vào túi vận chuyển.

  • Bọc giấy và bông thấm bên ngoài túi vận chuyển. Bông thấm phải chứa chất tẩy trùng. Sau đó dùng túi nilon để buộc tất cả lại.

  • Trên túi nilon sẽ đóng cùng phiếu thu thập mẫu.

  • Cho tất cả vào phích lạnh rồi chuyển đến phòng xét nghiệm. Trên phích lạnh cần có logo bệnh phẩm sinh học.

Bước 5: Xét nghiệm và đọc kết quả

Việc xét nghiệm mẫu được tiến hành bằng kỹ thuật Realtime cùng các máy móc chuyên dụng. Nếu kết quả dương tính thì có nghĩa bạn đã nhiễm virus, cần khai báo y tế và cách ly để chữa trị.

Nếu kết quả âm tính thì có thể tại thời điểm xét nghiệm bạn không nhiễm. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc đối tượng nghi nhiễm hay có triệu chứng, có tiếp xúc với F0, là người sống trong khu phong tỏa thì cần tiếp tục cách ly. Bên cạnh đó, bạn cần làm xét nghiệm ở những ngày khác nhau theo khuyến cáo của chuyên gia y tế để đảm bảo kết quả chính xác.

Nếu kết quả âm tính nhưng có triệu chứng thì cần làm xét nghiệm lần 2, 3

Xét nghiệm PCR Covid bao lâu có kết quả

Thời gian trả kết quả còn tùy thuộc vào những yếu tố sau:

  • Kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm.

  • Cơ sở y tế.

  • Thời gian bảo quản, vận chuyển.

  • Số lượng mẫu trong thời gian bạn xét nghiệm.

Thông thường, thời gian trả kết quả cho xét nghiệm RT-PCR là 4 - 5 tiếng. Thời gian này lâu hơn so với các phương pháp khác nhưng độ chính xác cao hơn rất nhiều đồng thời có tính xác định chắc chắn.

3. Xét nghiệm RT-PCR Covid ở đâu cho kết quả nhanh?

Thời gian trả kết quả tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhất là kỹ thuật xét nghiệm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế có được Bộ Y tế cấp phép, có đủ điều kiện phòng ốc, chuyên môn để tiến hành. Một địa chỉ tin cậy để bạn xét nghiệm PCR Covid là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là địa chỉ đảm bảo nhiều yếu tố như trang thiết bị, máy móc hiện đại, đội ngũ nhân viên y tế có tay nghề chuyên môn cao, giá thành hợp lý.

Bệnh viện còn vinh dự nhận được chứng chỉ ISO 15189:2012 - tiêu chuẩn yêu cầu về chất lượng và năng lực của phòng xét nghiệm y tế. Đặc biệt, mới đây MEDLATEC đã được nhận chứng chỉ CAP - Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm Mỹ, trở thành cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam nhận được chứng chỉ này.

Bệnh viện MEDLATEC - địa điểm tin cậy để xét nghiệm RT-PCR

Hiện nay, MEDLATEC vẫn tiếp tục triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà nhằm đảo bảo an toàn trong mùa dịch. Vì vậy, nếu chưa biết xét nghiệm RT-PCR ở đâu hoặc vẫn đang thắc mắc xét nghiệm PCR Covid bao lâu có kết quả, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56. Bạn cũng có thể liên hệ đặt lịch xét nghiệm trên ứng dụng MedOn hay website melatec.vn.

Video liên quan

Chủ Đề