Câu lòng cậu học trò phơi phới làm sao thuộc kiểu câu kể nào

a] Đọc thầm bài văn sau:

Hoa học trò

Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.

[Theo XUÂN DIỆU]

b] Dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1. Hoa phượng có màu gì?

a. màu vàng

b. màu đỏ

c. màu tím

Câu 2. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?

a. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các sân trường.

b. Vì hoa phượng nở báo cho học sinh biết mùa thi, mùa hè đến.

c. Vì hoa phượng gắn bó nhiều kỉ niệm về mái trường của học sinh.

d. Các ý trên đều đúng

Câu 3. Sắp xếp các từ sau cho phù hợp với màu phượng biến đổi theo thời gian

Đậm dần, càng tươi dịu, rực lên, đỏ còn non

Câu 4. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

a. Nở nhiều vào mùa hè

b. Màu đỏ rực

c. Khi hoa nở gợi cảm giác vừa buồn mà lại vừa vui

d. Các ý trên đều đúng

Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi tả lá phượng?

a. So sánh

b. Nhân hóa

c. Cả so sánh và nhân hóa

d. Tất cả đều sai

Câu 6. Chủ ngữ trong câu “ Hoa phượng là hoa học trò” là:

a. Hoa phượng

b. Là hoa học trò

c. Hoa

Câu 7. “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì ?

b. Ai thế nào ?

c. Ai làm gì ?

Câu 8. Đặt câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về một người

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả [nghe - viết] [2 điểm] [khoảng 15 phút] .

Cái đẹp

Cuộc sống quanh ta thật đẹp. Có cái đẹp của đất trời: nắng chan hòa như rót mật xuống quê hương, khóm trúc xanh rì rào trong gió sớm, những bông cúc vàng lóng lánh sương mai,… Có cái đẹp do bàn tay con người tạo nên: những mái chùa cong vút, những bức tranh rực rỡ sắc màu, những bài ca náo nức lòng người,.. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp của tâm hồn. Chỉ những người biết sống đẹp mới có khả năng thưởng thức cái đẹp và tô điểm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.

Hòa Bình

II. Viết đoạn, bài [3 điểm] [khoảng 35 phút].

Đề bài:

Tả một cây có bóng mát mà em thích.

Đáp án

A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói

I. Đọc thành tiếng: [1 điểm]

- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, đoạn thơ đã học [tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút]

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua đoạn văn, đoạn thơ.

II. Đọc hiểu: [4 điểm]

Câu 1: [0,5 điểm] b. màu đỏ

Câu 2: [0,5 điểm] d. Các ý trên đều đúng

Câu 3: [0,5 điểm] đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần, rực lên.

Câu 4: [0,5 điểm] d. Các ý trên đều đúng

Câu 5: [0,5 điểm] c. Cả so sánh và nhân hóa

Câu 6: [0,5 điểm] a. Hoa phượng

Câu 7: [0,5 điểm] b. Ai thế nào ?

Câu 8: [0,5 điểm] HS đặt câu theo đúng yêu cầu

B. Kiểm tra Viết

I. Chính tả: Nghe – viết [2 điểm]

Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết [sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định] trừ 0,2 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ ... bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

II. Tập làm văn: [3 điểm]

a] Mở bài : Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.[0,5 điểm ]

b] Thân bài: [2,0 điểm]

- Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. [2,0 điểm]

c. Kết bài: Nêu lợi ích của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây [0,5 điểm]

* Tham khảo:

Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.

Trường: ……………………………Họ và tên: …………………………Lớp : ………ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ IIMÔN: Tiếng việt khối 4Năm học: 2012 – 2013Thời gian: 60 phút[ Không tính thời gian phần kiểm tra đọc thầm]ĐiểmĐọc thành tiếng Đọc thầm Viết Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi KT: Giáo viên chấm KT: I. Kiểm tra đọc [ 10 điểm]Đọc thầm và làm bài tập : [ 5 điểm]Học sinh đọc thầm bài “Hoa học trò” tiếng việt 4 tập 2 trang 43 và làm bài tập sau khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.Câu 1: Phượng ra lá vào mùa nào?a. Mùa xuânb. Mùa hạc. Mùa thud. Mùa đôngCâu 2: Tác giả ví lá phượng như lá gì?a. Như lá treb. Lá me nonc. Lá dừad. Lá bàngCâu 3: Số hoa phượng tăng lên vào những ngày nào ?a. Ngày đầu mùa hèb. Ngày cuối mùa hèc. Ngày đầu mùa xuând. Ngày cuối mùa xuânCâu 4: Hoa phượng hòa nhịp với hình ảnh nào khiến màu hoa phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi !a. Con bướmb. Lá me nonc. Mặt trời chói lọid. Câu đối đỏCâu 5: Vì sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò’?a. Vì hoa phượng không phải là một đóa, không phải vài cành.b. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.c. Vì hoa phượng là một loài hoa đẹp.Câu 6: Câu nào thể hiện tâm trạng ngạc nhiên của cậu học trò?a. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ?b. Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quen màu lá phượng.c. Hoa phượng nở lúc nào cũng bất ngờ vậy?Câu 7: Câu “ Mùa xuân phượng ra lá” thuộc kiểu câu gì?a. Ai làm gì?b. Ai thế nào?c. Ai là gì?Chủ ngữ của câu là Vị ngữ của câu là Câu 8: Ghi lại một câu tục ngữ nói lên phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài. II. Kiểm tra viết 1/ Chính tả [ 5 điểm]Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Con Sẻ” [ Sách giáo khoa Tiến việt lớp 4 tập 2 Trang 90]. Đoạn viết “ Sẻ già lao đến cứu con lòng đầy thán phục”2/ Tập làm văn [ 5 điểm]Đề bài : Hãy mô tả một cây bóng mát [ cây ra hoa, cây ăn quả] mà em thíchĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂMMÔN TIẾNG VIỆT KHỐI 4 – GIỮA KÌ IINĂM HỌC 2012 - 2013I. Kiểm tra đọc [ 10 điểm]Đọc thầm và làm bài tập : [ 5 điểm]Học sinh khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm từ câu 1 đến câu 6, câu 7 khoanh đúng được 0,5 điểm, tìm được chủ ngữ và vị ngữ được 0,5 điểm. Câu 8- 1 điểmCâu 1: ý aCâu 2: ý bCâu 3: ý dCâu 4 ý cCâu 5: ý bCâu 6: ý cCâu 7 ý bChủ ngữ là : phượng . Vị ngữ là: ra láCâu 8: Ví dụ Tốt gỗ hơn tốt nước sơnII. Kiểm tra viết 1/ Chính tả [ 5 điểm]Bài văn trình bày rõ ràng, sạch đẹp tương đối đúng độ cao, không mắc lỗi chính tả được 5 điểm, sai một lỗi về âm đầu, vần, dấu thanh mỗi lỗi trừ 0,5 điểm.2/ Tập làm văn [ 5 điểm]Bài văn trình bày đúng bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bàiTrình bày đúng nội dung, yêu cầu của đề, lý lẽ rõ ràng, diễn đạt rõ ý, không mắc lỗi chính tả được 3 điểm: Tả được một cây bóng mát. Tùy theo mức độ sai về chính tả, các dùng từ, đặt câu mà từ 0,5 - 1 - 1,5 - 2 – 2,5 – 3Trình bày bài văn sạch đẹp, chữ viết tương đối đúng độ cao được 1 điểm.

"Lòng cậu học trò phơi phới làm sao !" thuộc kiểu câu gì ?A. Ai là gìB.ai thế nào?

C.ai làm gì

A.ai thế nào 

"Lòng cậu học trò phơi phới làm sao !" thuộc kiểu câu gì ?ai thế nào?

LIVESTREAM 2K4 ÔN THI THPT QUỐC GIA 2022

UNIT 9: LANGUAGE - NGỮ PHÁP TRỌNG TÂM BUỔI 2 - 2k5 Livestream TIẾNG ANH cô QUỲNH TRANG

Tiếng Anh [mới]

Xem thêm ...

Video liên quan

Chủ Đề