Virus cúm a tồn tại trong không khí bao lâu

Chi tiết CẢNH BÁO DỊCH BỆNH Được viết: 28 Tháng 6 2018 Lượt xem: 3499

Dịch bệnh cúm A/H1N1 đang gây lo ngại đặc biệt trong cộng đồng khi tại TPHCM đã có người tử vong vì cúm A/H1N1 và bệnh này khá phổ biến cũng như ổ bệnh vừa xuất hiện ngay trong cơ sở y tế.

Vi-rút cúm A/H1N1 đặc biệt sống lâu trong nước​

Bệnh thường dễ mắc và lây lan vào mùa đông xuân, nhưng khác với cúm mùa thông thường – chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Theo chuyên gia Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế: "Vi-rút cúm A/H1N1 tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay.

Loại vi-rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước. Nó có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C. Do đó, các hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho vi rút phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt vi rút".

Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Người mang vi rút cúm A/H1N1 có khả năng truyền vi rút cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau, kể từ khi có triệu chứng của bệnh.

Bệnh lây lan càng mạnh, càng nhanh khi có sự tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ...

Các dấu hiệu chính của bệnh cúm A/H1N1

Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Bệnh cúm A/H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, chỉ có thể chẩn đoán xác định bằng cách lấy dịch mũi họng tại cơ sở y tế để xét nghiệm.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:

1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.

3. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng… thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm, người bệnh cần được cách ly và đeo khẩu trang.

4. Những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.

5. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.

6. Cần đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách trên 01 mét nếu phải tiếp xúc với người bệnh.

7. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.

T.LINH/Laodong.com

Có 3 chủng virus gây bệnh cúm là cúm A, B, và C. Virus cúm lây lan qua những giọt dịch tiết bắn vào trong không khí khi người bệnh ho và hắt hơi. Cúm týp A là nguyên nhân gây nên nhiều đại dịch nguy hiểm xảy ra 10 đến 40 năm một lần. Cúm týp B gây ra những ổ dịch nhỏ khu trú hơn. Cả hai týp A và B đều gây bệnh cúm theo mùa lưu hành hằng năm. Cúm týp C chưa bao giờ gây ra đại dịch lớn.

Triệu chứng

- Bệnh cúm có nhiều thể lâm sàng, thể thường gặp là: sau thời gian nung bệnh ngắn, khoảng một ngày, bệnh khởi phát rất đột ngột: sốt, rét run nhiều lần trong ngày, thân nhiệt tăng lên 39-400 ngay ngày đầu, kéo dài 3-5 ngày kèm theo là mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đầu đau như búa bổ, đau các cơ xương khớp, chân tay rã rời, da khô nóng, mặt bừng bừng, mắt chói, chảy nước mắt, sổ mũi, ngạt mũi, đau rát họng, có khi ho tức ngực, khạc đờm hoặc chảy máu cam, miệng đắng, buồn nôn, táo bón. Sau đó nhiệt độ giảm dần, các triệu chứng toàn thân giảm dần trong 5-7 ngày. Một số bệnh nhân cao tuổi hay bị mệt nhược kéo dài, sự bình phục chậm.

- Bệnh cúm ở trẻ em dưới 5 tuổi thường nhẹ, sốt như cảm lạnh. ở tré sơ sinh, biểu hiện: viêm tai, viễm chũm, viêm thanh quản cấp, có khi nhiễm độc thần kinh nặng nề.

- Ngoài ra còn nhiều thể không rõ triệu chứng hoặc thể nhẹ, giống cảm lạnh: chỉ có hắt hơi, sổ mũi, ho, có thể gặp thể nặng, rất nặng do biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.

Những biến chứng  nguy hiểm

- Hô hấp là biến chứng chủ yếu và nặng nhất: viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị.

- Bệnh cúm còn đánh thức những bệnh tiềm tàng như viêm tai, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu...

- Bệnh cúm ở phụ nữ mang thai hay gây biến chứng phổi hoặc sảy thai. Nếu mắc trong 3 tháng đầu có thể gặp bệnh lý thai, nhất là về hệ thần kinh trung ương, không gây quái thai.

- Bệnh cúm ác tính hiếm gặp nhưng tử vong cao, khởi đầu như cúm thường, rồi xuất hiện hội chứng suy hô hấp do phù phổi cấp tính gây tử vong do thiếu oxy máu không khắc phục được

Dễ lây lan thành dịch

Vi rút lan truyền từ người này sang người khác do ho hay hắt hơi [nhảy mũi]. Đôi khi người ta mắc bệnh do tay bị vấy hay dính chất tiết có vi rút sau đó đưa tay lên miệng mũi. Khi một người bị nhiễm vi rút cúm thì khoảng 7 ngày sau sẽ có triệu chứng. Một ngày trước khi có biểu hiện bệnh thì người bị nhiễm đã phát tán vi rút ra chung quanh cho đến 7 ngày sau đó. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thời gian phát tán vi rút lâu hơn. Cúm là bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Vi rút có thể tồn tại từ 2-8 giờ sau khi bám vào các bề mặt.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chữa bệnh này, việc điều trị chủ yếu dựa vào hạ sốt, nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng. Chính vì thế việc phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài việc tiêm phòng vacxin cúm theo mùa, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế nguy cơ lây lan - nếu chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh cơ bản và thận trọng trong tiếp xúc.

- Tránh xa những nơi đông người khi có dịch. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh bị cúm. Nếu chẳng may mắc cúm bạn cũng nên ở nhà để tránh lây nhiễm cho người khác

- Thường xuyên rửa sạch tay vì tay bạn có thể vô tình bị nhiễm mầm bệnh khi đi xe buýt và nắm vào tay vịn hoặc ra siêu thị mua hàng và chạm tay vào những đồ vật có dấu tích của người bệnh.Khi bị cúm hay tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần cẩn trọng hơn để tránh lây bệnh

Vệ sinh nhà cửa, tránh tiếp xúc trực tiếp khi có người thân nhiễm cúm . Virus không thích không khí thoáng đãng. Chúng chỉ có thể sống 2-3 giờ bên ngoài cơ thể con người. Vì thế hàng ngày cần thường xuyên mở cửa phòng ngủ và các phòng khác vài lần, mỗi lần 10 phút. Trường hợp nhà có người ốm, càng cần thường xuyên thay ga trải giường và quần áo

- Tất cả đồ vật xung quanh bạn đều có thể là nơi trú ngụ của virus, vi trùng. Vũ khí hiệu nghiệm nhất trong cuộc chiến với kẻ thù này là nước, xà phòng và mọi chất tẩy rửa dựa trên nền tảng cồn. Nếu trong nhà có người ốm, trong khi cháu nhỏ có thể đưa vào miệng tất cả những gì vớ được, trước hết hãy cố gắng cách ly cháu nhỏ và đồ vật ra khỏi người ốm. Có thể rửa sạch đồ chơi của trẻ, sau đó lau sạch bằng khăn giấy dùng một lần.

- Bổ sung vitamin C và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Tập thể dục vừa sức và thường xuyên để có giấc ngủ ngon, gáp phần nâng cao thể trạng.


Virus corona có thể sống trong không khí bao lâu? Hãy làm ngay 3 việc này để bảo vệ sức khỏe!

Đầu tiên, virus corona cần phải ở môi trường chất lỏng trong cơ thể mới có thể tồn tại được

Virus càng mạnh, điều kiện lây truyền càng đòi hỏi khắc nghiệt. Trên thực tế, virus corona không phải là rất lợi hại, chỉ là nó bị biến đổi, con người không thể chống lại nó và không có loại thuốc phù hợp điều trị, vì vậy nó mới nguy hiểm.

Do đó, các điều kiện lây truyền của virus corona mới hoàn toàn không khắc nghiệt nhưng nó rất dễ lây lan. Đó là lý do tại sao nó lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, bất kể nó có bị đột biến hay không, gần như không thể tồn tại nếu không có dịch cơ thể, thậm chí ít có khả năng tái tạo và lây nhiễm.

2. Thời gian để sống

Đối với virus corona mới, sẽ gây ra các bệnh về hô hấp và phổi, phổ biến nhất là lan truyền nước bọt, có nghĩa là nước bọt có chứa virus. Virus có thời gian tồn tại khác nhau trong không khí ở nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Trước tiên nói đến nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì virus càng khó tồn tại, tất cả các virus có thể bị bất hoạt ở 56°C trong 30 phút. Ở nhiệt độ phòng khoảng 25°C, virus sẽ nhanh chóng mất khả năng lây nhiễm, nhưng hiện tại là mùa đông, thời gian virus tồn tại trong không khí sẽ dài hơn.

Tiếp đến là độ ẩm, không giống như vi khuẩn, virus thường lây lan dễ dàng hơn trong không khí khô, nhưng điều này không có nghĩa là chúng tồn tại lâu hơn trong không khí khô. Lý do là vì trong không khí ẩm, virus có khả năng hạ cánh trên bề mặt của các vật thể và trên mặt đất tương đối dễ. Nhưng trong không khí khô, nó dễ dàng trôi nổi trong không khí hơn. Trong không khí ẩm ướt. nó lại dễ tồn tại hơn, điều này không mâu thuẫn.

Mặc dù virus không thể dễ dàng tồn tại trong không khí nhưng nó có thể tồn tại trên bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào trong không khí ẩm, khiến nó có khả năng xâm nhập vào miệng chúng ta bằng tay.

Hiện tại, virus cúm A H1N1 có thể tồn tại trong không khí khoảng 2 giờ, hiện là loại virus được nghiên cứu là tồn tại lâu nhất. Thời gian sống sót của virus corona tương tự như virus cúm, nhưng nó có thể tồn tại hơn 1 ngày trong không khí ẩm. Ví dụ, vào mùa đông, nhiệt độ khoảng 0 độ, trong không khí khô, một người hắt hơi, thời gian sống của virus trong không khí sẽ không quá 2 giờ, nhưng trong không khí ẩm, với cùng một cái hắt hơi, virus có thể tồn tại thậm chí hơn 1 ngày.

Mặc dù virus không thể dễ dàng tồn tại trong không khí nhưng nó có thể tồn tại trên bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào trong không khí ẩm, khiến nó có khả năng xâm nhập vào miệng chúng ta bằng tay. Tuy nhiên, đây là thời gian tồn tại trên lý thuyết của virus. Trên thực tế, virus sẽ tồn tại trong không khí trong thời gian ngắn hơn.

Do virus rất nhạy cảm với khô, ánh sáng mặt trời, tia cực tím và thậm chí cả chất lượng không khí , coronavirus cũng tồn tại trong thời gian ngắn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài thực tế. Người ta ước tính rằng dưới nhiệt độ và độ ẩm hiện tại ở phía bắc và ánh sáng ban ngày tương đối khô, thời gian sống sót của virus corona ở ngoài môi trường sẽ không quá 2 phút.

Làm thế nào để tránh bị nhiễm bệnh?

1. Trên thực tế, nhân viên phi y tế, hoặc người bình thường, có thể được bảo vệ bằng khẩu trang y tế thông thường. Các chuyên gia ở Vũ Hán đều đồng ý rằng người bình thường không cần phải mang khẩu trang N95, khẩu trang phẫu thuật y tế là đủ. Tuy nhiên, lưu ý rằng khẩu trang cần phải được thay đổi thường xuyên và vứt bỏ khẩu trang đã sử dụng ở nơi đúng quy định.

Trên thực tế, nhân viên phi y tế, hoặc người bình thường, có thể được bảo vệ bằng khẩu trang y tế thông thường. Người dân cũng tránh xuất hiện ở các địa điểm công cộng, nơi đông người.

2. Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm phổi cấp hoặc viêm đường hô hấp cấp… nên thường xuyên rửa tay sạch sẽ và đến những nơi công cộng càng ít càng tốt để tránh nhiễm trùng.

3. Nên khử trùng các vật dụng và bề mặt đồ dùng của bạn thường xuyên để tránh lây nhiễm bệnh. Bảo đảm chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Không ăn các loại thịt động vật tái/sống. Đảm bảo tất cả các loại thức ăn được nấu chín.

Video liên quan

Chủ Đề